Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Chat mạng LAN, WAN với Lan messenger

Đây là một ứng dụng khá hay để có thể chat trong mạng LAN, WAN, miễn phí mã nguồn mở và đa nền tảng.



Mình làm triển khai mạng leased line (MPLS layer 2, Layer 3, Point to Point ... ) nên mọi người đi các chi nhánh có nhu cầu liên lạc về trung tâm khi test kênh truyền để kiểm tra tốc độ, ping có rớt gói không ...
Mình sử dụng cái này thì sau khi ping thông kênh có thể kết nối luôn với đầu bên kia để chat trao đổi tiết kiệm chi phí điện thoại rất nhiều.
Ngoài ra thì chương trình hỗ trợ nhiều tính năng khác như send file, chat group, emoticon ...
Phần mềm hoạt động trên cơ chế chia sẻ ngang hàng, không cần cấu hình máy chủ máy khách, 2 phần mềm bật lên thông nhau là chat được.


Cách sử dụng phần mềm rất đơn giản như sau:

Với mạng LAN trong phòng thì cứ bật lên là các máy tự nhận nhau không cần thao tác gì cả. Các nick hiện lên trong danh sách là tên các máy tính đang bật phần mềm này.

Với các máy ở dải LAN khác (đường truyền thông qua router) thì vào Tools -> Preferences mục Network để add ip vào rồi ấn OK.
Sau đó nếu chương trình chưa cập nhật danh sách thì vào menu Messenger -> Refresh contacts list là được.

Mình đã test khi triển khai kênh kho bạc, chi cục thuế với mọi người trong đội và cho kết quả rất tốt.

Homepage: http://lanmsngr.sourceforge.net/

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Kinh nghiệm thi tuyển và làm việc của bản thân

Mình mới nhận được tháng rưỡi lương đầu tiên (nửa tháng đầu bị gộp vào tháng sau) , và mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển, nộp hồ sơ đến thời điểm này cho các bạn.

Cho đến thời điểm này mình đã nộp hồ sơ 7 chỗ và đi làm từ hôm 17/9 (nhận bằng hôm 25/6), đối với một số người thì đi làm vậy là nhanh, nhất là nếu không có xin xỏ gì.
Thường thì theo kinh nghiệm bản thân và nghe ngóng thì cứ nộp hồ sơ càng nhiều càng tốt (nhưng tất nhiên đã nộp phải có khả năng đỗ ở một mức nào đó dù ít chứ nộp những chỗ không thể thì chỉ tổ mất công), có những đứa rải 20 30 hồ sơ chỉ trong mùa hè vừa rồi, mình vậy là còn ít, và cũng thấy là nhiều đứa bạn bảo đã rất cố gắng mà không được, khi hỏi ra thì nộp được một vài chỗ, vậy thì cố gắng cái gì, cố gắng ở đâu, hay nhận thấy tí tí thế đã là cố gắng lắm ? Mình khuyên là nếu bạn thuộc trường hợp kia, đừng tự rêu rao là mình đã cố gắng, mà còn xa lắm mới đến mức cố gắng, cố gắng thì cứ quy ra thóc ấy, làm được cái gì làm được bao nhiêu, thất bại được nhiêu lần, rồi biết bạn là ai thôi :)
Giờ mình sẽ liệt kê các chỗ mình đã nộp đơn theo thứ tự thời gian nộp, mình học điện tử viễn thông và định hướng xin việc về lĩnh vực viễn thông, đây là những chỗ mình đã nộp:

Cục tần số (viên chức)
Mình đã viết một bài chi tiết về thời gian, chính sách, lương bổng, các bạn có thể xem ở đây. Được gọi sau hơn 4 tháng chờ (nộp công chức thì được gọi sau hơn 1 tháng nhưng tỉ lệ chọi cũng cao hơn), nhưng lúc được gọi mình đã từ chối đi vì tỉ lệ thi đỗ quá thấp, đề cương quá dài và đã có việc làm.


VTN
Trung tâm viễn thông liên tỉnh, cũng là một nơi được mọi người nộp hồ sơ vào, tuy nhiên tỉ lệ chọi khá cao, các bạn có thể xem trong 2 bài viết này: Yêu cầu và đề cương tuyển dụng tại VTN 2012Kinh nghiệm thi tuyển VTN.


FTS
Một công ty cổ phần tư nhân về viễn thông mình tìm thấy thông báo ở 24h việc làm. Nộp và không nhận được thông báo gọi.


FPT
Phỏng vấn 2 lần, đều chỉ hỏi đáp bình thường, ít đá kiến thức và được nhận. Chủ yếu thì do vị trí của mình là vị trí triển khai đường truyền internet leased line (MPLS L2, L3 ; point to point ..) cho doanh nghiệp, tổ chức, yêu cầu về hình thức, nói chuyện dễ nghe,  xét hồ sơ là chính, nói chung là giao tiếp có thiện cảm, thấy có vẻ chịu khó làm việc, học hỏi và bằng cấp ổn ổn (cần có chứng nhận CCNA hoặc chứng chỉ CCNA của cisco thì càng tốt) là được vì vị trí này phải đi triển khai, support nên phải giao tiếp khách hàng (không phải sale nhé, mình support kỹ thuật và triển khai kênh mới thôi). Nếu bạn nào có vai vế, thích thể hiện đẳng cấp hay chiếu trên hay nóng tính mà không giữ được bình tĩnh khi nói chuyện với khách hàng thì không nên vào vì không cẩn thận là bị ức chế, cãi nhau khách hàng, mà toàn chỗ to, không khéo thì mang vạ vào thân, nhưng nói chung làm với khách hàng tổ chức, có học, dù hơi khó tính tí thì cũng không làm gì mình đâu nếu cư xử phải phép.


VKX
Mình đăng ký dự tuyển vị trí kỹ sư phần mềm, khi được gọi đến thì người ta kiểm tra luôn tiếng anh 50 phút, tiếng anh logic 50 phút, phỏng vấn tiếng việt và thử đối thoại vài câu tiếng anh, c, java. Kết quả fail.


Học viện bưu chính viễn thông
Tuyển vị trí kỹ sư viễn thông, chỗ này thì fail là chắc rồi, trường họ lấy sinh viên ưu tú của họ là chính, nhưng mà đi thi lấy kinh nghiệm, dạng đề thi cũng tốt. Gồm trắc nghiệm tiếng anh, chuyên ngành thì trắc nghiệm và tự luận kết hợp, không còn nhớ lắm.


Viettel chỗ đại lộ thăng long đối diện cổng làng mễ trì thượng
Vị trí kiểm thử phần mềm, mới vào phòng chờ, nghe giới thiệu đã thấy bị phủ đầu luôn: ở đây có một số bạn không hiểu là do không được định hướng hay không hiểu về công việc nộp vào ví dụ có biết kỹ sư tích hợp hệ thống là gì không, khảo sát là gì không .. và như vị trí kiểm thử phần mềm, chủ yếu là nữ làm, cũng không thấy ai ở miền bắc làm mấy. Thế là thôi, nhưng mình vẫn vào thi.
Thi thì đề chung gồm tiếng anh, logic mỗi cái độ 20 30 câu, chuyên ngành thì chung cho cả đống chuyên ngành cần tuyển vào không nhớ chính xác thời gian nhưng khoảng 1.5 -2.5 tiếng cho cả 2 phát. Nếu pass thì phỏng vấn lần nữa.
Mình vẫn còn nhớ anh giới thiệu còn cung cấp thêm mấy thông tin: nếu trượt thì 6 tháng không được thi lại dù ở chi nhánh quận huyện nào của viettel (10 -15% thí sinh hôm đó bỏ về sau khi nghe thông tin này), nếu đã đi làm mà bỏ thì vĩnh viễn không được quay lại viettel, đi nước ngoài là trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên (nhưng yên tâm nước ngoài toàn campuchia, lào, châu mĩ châu phi thôi).


Kinh nghiệm khi đi làm
Sau khi nộp hồ sơ 7 chỗ đó thì mình đã trúng tuyển vào FTI, công ti con của FPT telecom, trang web chính thức là http://fti.fpt.vn/, mình thuộc đội triển khai (và hỗ trợ đội support).


Công việc chính là đi triển khai, nghiệm thu, đổi và thu hồi thiết bị. Do đặc thù leased line là đường truyền giá cước cao nhưng ổn định nên chủ yếu doanh nghiệp, tổ chức như ngân hàng, bộ tài chính, tổng cục thuế, văn phòng nước ngoài, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh domain - hosting (vì được cấp ip public) ...
Quá trình triển khai 1 kênh có thể tóm tắt ngắn như sau: khách hàng tìm đến sale hoặc ngược lại rồi gửi lên bên kỹ thuật khảo sát (khảo sát thế nào, gồm bao nhiêu khâu thì mình không rõ lắm), rồi sẽ có đội TIN (kéo cáp thi công) xử lý, xong khi thông tín hiệu thì bên phòng FTI mình sẽ đến đưa thiết bị, kiểm tra cấu hình thiết bị, nếu lỗi không thông tín hiệu hoặc cấu hình không được (đã báo cấu hình ở nhà rồi nhưng sẽ có trường hợp lỗi) thì báo về cho mấy anh ở nhà báo lên INF (quản lý switch) và NOC (quản lý mạng core của FPT)để sửa lại thông số, set tham số cấu hình theo giá cước.
Sau đó thì đi nghiệm thu kênh khi mọi tham số đã đảm bảo và nếu khách hàng cắt hợp đồng thì đi thu hồi thiết bị. Có những đợt triển khai phải đi công tác (thường đi 2 người), đi quanh Hà Nội trong phạm vi 20 30 cây cũng có, tuy nhiên tùy quê quán, nhà trọ mà anh em sẽ được bố trí cho tiện nhất.
Do đặc tính triển khai làm việc với thiết bị cisco, mikrotic, zyxel ... nên cần nhiều kiến thức ccna (tuy không cần quá sâu), được nghịch thiết bị cũng khá thích, nhưng mình học không chắc (làm khóa cấp tốc tại netpro, lại không xác định trước là theo cái này mà chỉ là 1 nước dự phòng) nên giờ vẫn phải vừa làm vừa học.

Bên cạnh đó thì đọc mail list hỗ trợ đội support, mỗi ngày phải 500 - 700 mail, may không phải làm trong đội support nên cũng đỡ, không support gì đọc đống đó thôi cũng mệt lắm.

Về điều kiện làm việc thì, thử việc khoảng 3.5 triệu, phải trực thứ 7 cách tuần (tuần này trực thì tuần sau được nghỉ), sau đi làm khoảng 5-6 triệu (lương cứng hơn 3 tr + trực + doanh số), 1 năm lên khoảng 300.000 vnd, và ăn theo doanh số nên nếu kiêm được nhiều việc thì doanh số sẽ được trích cho mình nhiều) sau này thạo thạo việc thì phải trực đêm, trực đêm thì được nghỉ hôm sau và không cần trực thứ 7 nữa, cầm hotline, khách gọi thì thức, êm thì đêm đó cũng được ngủ, báo cáo giữa đêm 12h phải bắn 1 mail. Về không khí làm việc thì được cái là anh trưởng phòng dễ tính (hoặc cũng có thể khác mà mới làm nên chưa rõ), mấy anh trong phòng khá thoải mái vui vẻ nên đi làm khá vui, tư tưởng thoải mái hơn hồi đi học nhiều, tuy lương không cao lại công ty tư nhân dễ thay đổi chính sách.
Thường thì nếu làm vài năm các anh sau khi tích kinh nghiệm và bằng cấp sẽ ra đi chuyển chỗ khác tốt hơn trừ những người đã có được một cái gì đó hơn hoặc chỉ đơn giản hài lòng với mức lương đó, anh trưởng phòng thấy nghe bảo cũng rất tạo điều kiện cho anh em.
Về cơ sở vật chất và độ chuyên nghiệp thì có lẽ cũng vì mức lương nên cũng bình thường thôi, cơ sở vật chất so với viettel, vnpt vẫn chưa bằng được (nhưng vẫn làm việc hiệu quả hơn nhà nước nhiều đấy).
Mình vào hôm 17/9 và được nhận lương đến hết tháng 10 vào ngày 19/11/2012, 5 triệu 59 nghìn. Một số tiền không nhiều nhưng so với thời sinh viên từng đồng tiền đi uống nước, đi ăn uống đều phải ngửa tay xin thì khi mình dám bỏ tiền khao bạn bè một bữa cũng đã thấy mình đã khác cái thời dè xẻn từng tí, đi đâu cũng bạn bè bù cho, mình đã thấy có một sự thay đổi vượt bậc, có thể tự tin tự chủ hơn, hướng đến những thứ to lớn hơn.
Trong thời buổi kinh tế suy thoái, cuối năm ít tuyển, nhiều người phải làm trái ngành và phải chạy tiền thì môi trường ở đây thực sự là một may mắn với bản thân, thể hiện được năng lực (dù không phải  100% hoàn toàn dựa vào năng lực hay kiến thức vượt trội gì) để có một nguồn thu nhập không phải ngửa tay xin tiền gia đình, được giao lưu học hỏi, được nghịch máy móc, mình đánh giá một bước khởi đầu như thế này không tệ chút nào, FPT thấy đầu vào khá dễ, các bạn học lực bậc trung, khá có thể suy nghĩ, tuy nhiên nếu thi vào làm sale thì áp lực doanh số lắm nhé, cần cẩn thận.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Máy soi quang

Đây là một thiết bị cơ bản trong truyền dẫn quang, nhưng từ thiết bị này chúng ta có thể kiểm nghiệm lại lý thuyết rất tốt nên hôm nay mình post bài giới thiệu thực tế, thay vì chỉ các kiến thức lý thuyết chay trên lớp.


Vì sao lại cần thiết bị này ?

Thứ nhất, truyền dẫn quang, nghe cái này thì nhiều người đều biết tín hiệu được truyền trong các sợi quang là  ánh sáng, tuy nhiên nhiều người cho rằng nó sẽ nhìn thấy. Kì thực thì cáp quang/sợi quang có thể truyền cả ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng không nhìn thấy, tuy nhiên những dải bước sóng ánh sáng truyền tốt nhất lại rơi vào vùng không nhìn thấy của mắt người (cũng giống như trong âm thanh vậy, sóng hạ âm hay siêu âm cũng là sóng âm nhưng ở ngoài dải tai người nghe thấy). Và để tối ưu nên người ta sẽ dùng ánh sáng ở dải con người không cảm nhận đó để truyền tín hiệu, do ở dải sóng không nhìn thấy nên khi ta phát tín hiệu thì không thể biết được ta đang phát tín hiệu nào trong 1 đống dây quang.

Để kiểm tra xem ánh sáng đi từ điểm này đến điểm kia ở đầu quang nào (nếu có 1 đống các sợi quang, hay trong cáp nhiều sợi), chúng ta cần máy soi quang.


Nguyên lý hoạt động

Về cơ bản nó là 1 nguồn phát sáng, có điều nguồn này ở dải ánh sáng nhìn thấy (tuy không tối ưu bằng nguồn sáng tín hiệu nhưng nó vẫn có thể truyền đi được rất xa), và khi ta soi nó vào 1 đầu, ở đầu kia (cách xa hàng km hoặc hơn) chúng ta sẽ thấy trong 1 đống cổng quang, có 1 cổng phát sáng, và ta biết được điểm đầu cuối của đường truyền đó. Đơn giản vậy thôi.


Thiết bị thực tế

Máy soi quang

Tính năng của nó khá đơn giản, nó chỉ có 2 nút, 1 nút là nút bật tắt, 1 nút mode chuyển chế độ (luôn sáng hoặc nhấp nháy), sử dụng 2 cục pin AA (pin con thỏ đó).


Lý thuyết và thực tiễn
Ảnh này mình chụp trong điều kiện máy pin hơi yếu và nói chung chụp điện thoại, lại không biết căn chỉnh nên hơi khó nhìn tí, nhưng nếu chú ý thì các bạn sẽ nhận ra. Hoặc đây là ảnh chụp khi tắt hết đèn

Ta có thể thấy 3 vùng sáng màu đỏ, điểm thứ nhất là nguồn sáng (bên trái), điểm thứ 2 là điểm phát sáng ra ngoài (phía dưới) và 1 chấm nhỏ bên tay phải là ở đầu ra. Vậy chúng ta có thể rút ra gì và kiểm chứng lý thuyết gì ?
Ta có thể thấy như sau:
  • Thứ nhất là nguồn sáng, đây không biết là nguồn sáng phát ra dùng công nghệ gì nhưng đây là nguồn sáng có một góc mở chứ không hội tụ như mấy cái bút chỉ la de các thày chỉ bảng, nên sẽ có 1 bộ phận ở ngoài vùng giới hạn phản xạ toàn phần -> bị khúc xạ ra ngoài, biểu hiện là vệt sáng đỏ bên trái, ngoài ra thì còn do tiếp điểm nữa, mỗi mối nối luôn có 1 suy hao nào đó. Vì ánh sáng bị thoát ra ngoài nên nó sẽ yếu đi (bị thất thoát)
  • Thứ 2 là vùng sáng phía dưới, đây là chỗ uốn đầu tiên của sợi quang, cái sợi quang này do bị uốn quá gấp khúc vượt quá giới hạn uốn nên không đảm bảo khả năng phản xạ toàn phần khi tín hiệu qua điểm uốn nữa và cũng bị thoát 1 phần ra ngoài.
  • Thứ 3: ánh sáng tại điểm cuối, tuy bị yếu đi nhưng có thể thấy là bị uốn éo như thế, tín hiệu vẫn đi được đến đích -> sợi quang có khả năng dẫn tín hiệu quang rất tốt ^_^ và khả năng uốn dẻo cũng cao chứ không phải cứ thủy tinh là cứng và dễ gãy đâu nhé, các bạn đã hình dung ra được nó dẫn quang thực tế thế nào chưa.

Bài này mình chỉ giới thiệu sơ qua thế cho mọi người hình dung, cũng là 1 nguồn tư liệu thực tế mà trong 5 năm học đại học rất ít khi mình được chia sẻ.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Tính số Broadcast Domain và Collision Domain

Một chủ đề tiếp theo mình muốn chia sẽ với các bạn, đó là cách tính số vùng Broadcast và vùng Collision. Trước tiên thì bạn cũng nên dành chút thời gian để hiểu Broadcast domain là gì? và Collision Domain là gì?

  • Collision domain: collision là sự đụng độ, có nghĩa là ở đó tín hiệu điện xẫy ra một sự xung đột. Bạn hình dung sẽ có 2 hoặc nhiều luồng tín hiệu điện chạy trên cùng một môi trường truyền dẫn. Khi đó, chúng sẽ bị xung đột lẫn nhau. Vùng đụng độ, là tập hợp tất cả các thiết bị trong cùng một khu vực có khả năng xẩy ra hiện tượng xung đột này.
  • Broadcast domain: broadcast là gửi quảng bá. Khi một máy tính gửi dữ liệu theo kiểu quảng bá, tất cả các máy tính khác sẽ nhận được dữ liệu.
Hai vùng này khác nhau. Vùng đụng độ thì dữ liệu bị lỗi, máy tính đang đợi nhận dữ liệu không xử lý được dữ liệu đó. Vùng quảng bá thì tất cả các máy tính đều nhận được dữ liệu, và tất cả đều phải xử lý dữ liệu đó.

Thiết bị phân lập mạng

Hub,Switch,Router là chính là thiết bị phân lập mạng. Để xác định vùng broadcast và cùng collision bạn nên nhớ:
  • Hub: Không phân chia Collision domain và Broadcast domain. Tất cả máy tính nối vào Hub thì thuộc cùng một Collision domain, cùng một Broadcast Domain.
  • Switch: Chia Collision domain, không chia broadcast domain. Tất cả những máy tính nối vào cùng một interface (port) của Switch thì thuộc một collision, có bao nhiêu interface (port) thì có bấy nhiêu collision domain. Nhưng chúng có chung một broadcast domain.
  • Router: Phân chia Collision, phân chia Broadcast. Có bao nhiêu interface (port) trên router thì có bấy nhiêu vùng collision và broadcast.
Xét theo thứ tự trên, trong phân lập mạng dễ hiểu nhất là: Nối các PC vào Hub, rồi nối các Hub và Switch, nối các Switch và PC.
Bây giờ bạn đã biết thế nào là Broadcast và thế nào là Collision domain rồi chứ?. Chúng ta sẽ cùng làm một vài ví dụ điển hình trong đề thi CCNA để bạn hiểu rõ hơn.
Ex1: How many broadcast domains are there in this topology?
image
  1. 3
  2. 5
  3. 7
  4. 9
  5. 11
Câu hỏi là có bao nhiêu vùng broadcast domain. Bạn nhớ là rằng chỉ có router mới phân chia được vùng broadcast. Nhưng vậy có bao nhiêu interface nối qua các router thì có bấy nhiêu vùng broadcast. Số thứ tự trên hình là do tôi tự thêm vào để bạn thấy rõ các vùng broadcast đó.
Ex2: Which three IPv4 addresses represent a broadcast for a subnet? (Choose three.)
  1. 172.16.4.63 /26
  2. 172.16.4.129 /26
  3. 172.16.4.191 /26
  4. 172.16.4.51 /27
  5. 172.16.4.95 /27
  6. 172.16.4.221 /27
Đề bài hỏi bạn địa chỉ nào broadcast của subnet. Địa chỉ broadcast là địa chỉ ip mà khi host gửi dữ liệu ra địa chỉ này thì toàn bộ các host khác trong cùng một mạng sẽ nhận được dữ liệu. Địa chỉ broadcast chính là địa chỉ cuối cùng trong subnet. Khi đó các bit host sẽ là 1. Nhìn vào đáp án trên, đổi các con số thập phân cuối ra nhị phân, số nào có 6 bit đối với /26, 5 bit với /27 là số 1 thì đó là đáp án.
Ex3: What two facts can be determined about the exhibited topology? (Choose two.)
image
  1. A single broadcast domain is present
  2. Two logical address ranges are required.
  3. Three broadcast domains are shown.
  4. Four networks are needed.
  5. Five collision domains exist.
Ở đây không có router, nên chỉ có duy nhất một vùng broadcast. 5 collision domain được tôi đánh dấu như trên hình vẽ.
Ex4: How many subnets are required to address the topology that is shown?
image
  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 5
  5. 7
Host trong cùng một subnet tức là cùng một vùng broadcast. Mỗi interface trên router yêu cầu một subnet khác nhau. Nếu đã cấu hình trên router, bạn sẽ thấy không thể đặt ip cùng subnet cho 2 interface.
Ex5: Which topology represents a collision-free environment?
image
Câu hỏi là bạn hãy chọn mô hình nào có cùng một vùng collision. Bạn đã biết đáp án rồi chứ?
Hiện tại mình đang thành lập seri bài giải CCNA, nhưng không có thời gian để lọc các câu hỏi ra. Vậy bạn nào có thể lọc dùm mình các câu hỏi thì gửi qua email cho mình nha.
Nếu có phát hiện mình giải sai thì comment liền dùm nha, để lâu nguy hiểm lắm!

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Kinh nghiệm thi tuyển VTN

Đọc được 1 bài chia sẻ của 1 bạn thi VTN thấy nhiều thông tin rất hay nên mình post lại tại đây, các bạn cũng có thể vào topic ở dưới cùng để đọc thêm các bài viết khác:

Cảm ơn các bác đã góp ý! Nếu em không nhầm thì bác navy2584 học K48 ĐTVT Bách Khoa, bác vntelecom01 có lẽ cũng không còn trẻ như bọn em, trong lúc tranh luận em có lúc máu lên não hơi nhiều, tuổi trẻ bốc đồng nên ngôn từ không được phù hợp, đọc lại cũng thấy xấu hổ với các bác. Các bác lớn tuổi góp ý đúng là không sai. Em xin tự phê bình và rút kinh nghiệm.

Vấn đề "ma cũ ma mới" thì em nói vui vậy thôi ^^! Em cũng không lo lắng băn khoăn gì nhiều, hôm nay mới ký hợp đồng, coi như chặng đường bây giờ mới bắt đầu, tuổi trẻ cứ biết phấn đấu nỗ lực, học tập trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm cái đã

Bác habuon060687 đã có lời, em cũng xin review lại mấy điều sau khi thi tuyển vào VTN1:
- Thông tin tuyển dụng thì em đọc trên vietnamwork, ở dưới HVCNBCVT các thầy cũng có thông báo.
- Có 2 vòng xét tuyển như thông báo, ai cũng biết rồi.
+ Thi chuyên môn: Đề cương được thông báo công khai, em theo đấy tự ôn như mọi người thôi, thật sự mà nói truyền dẫn chưa phải thế mạnh của em, vì em làm đồ án về MIMO lại chưa học CCNA tuy nhiên cũng đọc kha khá tài liệu với em thất nghiệp rảnh rỗi nên thời gian cũng dư dả hơn so với các bác khác, cộng thêm tí may mắn khi làm bài ^^!

Đề thi của VTN1 là đề thi trắc nghiệm, theo lời các anh VTN thì ngân hàng gồm 5000 câu hỏi, theo các chủ đề như trong đề cương. Đề thi có 60 câu/60 phút. Nếu em không nhầm thì có 60% câu hỏi trung bình, 40% câu hỏi khó. Thang điểm 100, trên 40 điểm được đi tiếp vào vòng TOEIC, tuy nhiên hình như thực tế điểm sàn là 45 thì phải Đề ngẫu nhiên, cho nên không phải ai cũng làm giống như ai, có tí hên xui nếu bác nào trúng tủ ^^! Có 1 điều nhỏ nhỏ em hơi bất ngờ là phần quang, đề cương gần giống như trong quyển HTTTQ I và II, tuy nhiên đề thi ra khá nhiều về OTN - Mạng truyền tải quang.

+ Thi TOEIC: Yêu cầu tiếng anh là TOEIC>450, ai cũng phải thi lại, kể cả đã có chứng chỉ. Địa điểm thi ở Trung tâm đào tạo Tiếng Anh Allework. Em thấy quy trình tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, tuy nhiên có lẽ đề thi TOEIC nội bộ nên cũng không quá khó, em chưa thi thật bao giờ, chưa tham gia khoá ôn nào, cơ mà cũng làm được >90% , nếu các bác VTN không báo điểm nhầm Cho nên phần TOEIC cũng không quá căng thẳng.

+ Phỏng vấn: Các ứng viên pass TOEIC và nằm trong top 25 về điểm chuyên môn thì vào phỏng vấn. Hội đồng tuyển dụng em thấy có 7 bác, trong đó có bác GĐ và có lẽ là 2 PGĐ, cũng với các anh trưởng, phó phòng?? Khi hỏi thì chỉ có 2~3 bác hỏi thôi. Em là người phỏng vấn đầu tiên của buổi chiều, cho nên có lẽ các bác hỏi lâu hơn tí, ~40 phút. Có mấy câu em còn nhớ như sau:
- Tự giới thiệu bản thân.
- Về quá trình học tập, làm đồ án về cái gì, ngày xưa thích học môn gì...
- Biết đến VTN qua kênh thông tin nào? Bạn tìm hiểu được những gì về VTN (VTN cung cấp những dịch vụ gì? bạn biết gì về các đối thủ cạnh tranh của VTN? So sánh VTN vs Viettel thì VTN có lợi thế gì?)
- Quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời bạn tính đến lúc này?
- Do em thực tập ở OMC VinaPhone 1 cho nên đc hỏi thêm mấy câu về kinh nghiệm có được, yêu cầu kỹ sư làm việc ở OMC như thế nào? Là 1 kỹ sư mới ra trường bạn có thể đảm nhận công việc đó được không? sau đó các bác có nói là công việc ở OMC VinaPhone 1 cũng tương tự NOC của VTN.
- Bạn đã nộp đơn xin việc vào những công ty nào? Giả sử tất cả các công ty đều nhận thì bạn chọn công ty nào trong số những công ty đã ứng tuyển?
- Khi đi tìm việc, có 3 tiêu chí: lương - môi trường làm việc - khả năng thăng tiến, bạn đánh giá như thế nào về 3 tiêu chí này?
- Nếu bạn được nhận vào VTN và qua vài năm có kinh nghiệm, một công ty khác với quy mô tương tự muốn mời bạn về làm với mức thu nhập cao hơn, bạn quyết định như thế nào?
- Dự định trong vòng 5 năm tới?
Đó là mấy câu em còn nhớ được, em cũng không có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn nên khá là căng thẳng, hồi hộp, cũng bị ấp úng và hớ mất 1 2 câu, khi các bác tuyển dụng hỏi em là có thắc mắc gì không, có cần hỏi gì không thì em quên chả biết hỏi cái gì, ngố thế, hehe. Phỏng vấn không hỏi gì nhiều về chuyên môn, không biết các bác làm đồ án về mạng, truyền dẫn thì có đc hỏi nhiều hơn ko?
Em nghĩ là VTN công ty nhà nước nên không thấy các bác ấy nhắc gì (đàm phán, thoả thuận) đến lương lậu, thu nhập, em thì không đặt cái đấy lên đầu tiên nên cũng không hỏi Sau này cụ thể như thế nào có dịp thì em lại review với các bác
Nói chung, em thấy quy trình tuyển dụng ở VTN1 chặt chẽ, nghiêm túc, công bằng, chuyên nghiệp.

Nhớ thêm cái gì em bổ sung sau, các bác khác có phỏng vấn thì bổ sung thêm câu hỏi với em nhé.

Nguồn http://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=857&page=66

Từ trang 66 trở đi có rất nhiều thông tin chia sẻ hay, mình chỉ trích 1 bài thôi, các bạn vào nguồn ở trên đọc tiếp nhé, các bác này vừa trúng tuyển 2012, ký hợp đồng nên thông tin còn nóng hổi, các bác trúng chưa quên. 
Bên này năm nay nhận bằng khá với bách khoa,  bưu chính nhưng chỉ nhận bằng giỏi với HVKTQS mới cho vào thi, lớp mình có 2 đứa bằng giỏi được gọi đi thi, 1 đứa vào được.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

101 bài Lab CCNA

Lab 001: Configuring standard VLANs on Catalyst Switches
Lab 002: Configuring extended VLANs on Catalyst Switches
Lab 003: Configuring VTP Clients and Servers on Catalyst Switches
Lab 004: Configuring VTP Transparent Mode
Lab 005: Securing VTP Domains
Lab 006: Verifying Spanning-Tree Port States on Catalyst Switches
Lab 007: Spanning-Tree Protocol Root Bridges Manually
Lab 008: Spanning-Tree Protocol Root Bridges using the IOS Macro
Lab 009: Assigning Multiple Instances to a VLAN Simultaneously
Lab 010: Configuring Spanning-Tree Protocol for Access ports
Lab 011: Configuring switch Access port security
Lab 012: Configuring advanced switch Access port security
Lab 013: Configuring advanced static switch Access port security
Lab 014: Enabling Rapid Per-VLAN Spanning Tree
Lab 015: Configuring and allowing inter-VLAN routing
Lab 016: Restricting VLANs on Trunks and changing the VTP version
Lab 017: Configuring a default gateway for routers and switches
Lab 018: Permitting Telnet access to Catalyst Switches
Lab 019: Configuring passwords on Catalyst Switches

Wide Area Networks

Lab 020: Configuring back-to-back Serial connections
Lab 021: Verifying Cisco HDLC Encapsulation
Lab 022: Configuring PPP Encapsulation
Lab 023: PPP Authentication using PAP
Lab 024: PPP Authentication using CHAP - Method 1
Lab 025: PPP Authentication using CHAP - Method 2
Lab 026: Configuring Cisco Frame Relay
Lab 027: Configuring IETF Frame Relay
Lab 028: Configuring Static Frame Relay Maps
Lab 029: Configuring Frame Relay point-to-point Subinterfaces
Lab 030: Configuring Frame Relay Multipoint Subinterfaces

IP Routing

Lab 031: Configuring Static Routing via Interfaces
Lab 032: Configuring Static Routing via IP addresses
Lab 033: Configuring and Naming Static Routes
Lab 034: Configuring Default Static Routes
Lab 035: Configuring RIP version
Lab 036: RIPv2 Automatic Summarization
Lab 037: Debugging and Verifying RIP version 2 Updates
Lab 038: Passive Interfaces for RIPv2 Updates
Lab 039: Summarizing Routes with RIPv2
Lab 040: RIPv2 Split Horizon
Lab 041: Configuring Basic EIGRP Routing
Lab 042: Configuring EIGRP Routing Using Wildcard Masks
Lab 043: EIGRP Automatic Summarization
Lab 044: Passive Interfaces for EIGRP Updates
Lab 045: Summarizing Routes with EIGRP
Lab 046: Verifying the EIGRP Database
Lab 047: EIGRP Split Horizon
Lab 048: Configuring OSPF on Point-to-Point Networks
Lab 049: Configuring OSPF on Broadcast Networks
Lab 050: Configuring OSPF on Non-Broadcast Networks
Lab 051: Configuring OSPF Point-to-Multipoint Networks
Lab 052: Configuring Multi-Area OSPF
Lab 053: Manually configuring the OSPF router ID
Lab 054: Debugging OSPF Adjacencies

Access Control Lists

Lab 055: Configuring and Applying Standard Numbered ACLs
Lab 056: Configuring and Applying Standard Named ACLs
Lab 057: Configuring and Applying Extended Numbered ACLs Inbound
Lab 058: Configuring and Applying Extended Named ACLs Inbound
Lab 059: Configuring and Applying Extended Numbered ACLs
Lab 060: Configuring and Applying Extended Named ACLs Outbound
Lab 061: Restricting Inbound Telnet Access using Extended ACLs
Lab 062: Restricting Outbound Telnet Access using Extended ACLs
Lab 063: Debugging Network Traffic Using Extended ACLs
Lab 064: Logging ACL Matches

Network Address Translation

Lab 065: Configuring Static Network Address Translation
Lab 066: Configuring Dynamic Network Address Translation
Lab 067: Configuring interface-based Port Address Translation
Lab 068: Configuring pool-based Port Address Translation

Dynamic Host Configuration Protocol

Lab 069: Configuring IOS DHCP Clients
Lab 070: Configuring IOS DHCP Server
Lab 071: Forwarding DHCP requests to remote DHCP Servers

IP and IOS Features

Lab 072: Configuring command aliases in IOS devices
Lab 073: Configuring Local Name Resolution on IOS devices
Lab 074: Configuring Domain Name Resolution on IOS devices
Lab 075: Configuring IOS Device Logging to a SYSLOG server
Lab 076: Configuring User Privileges on IOS Devices
Lab 077: Configuring Command & Password privilege Levels on devices
Lab 078: Configuring MOTD Banners
Lab 079: Enabling HTTP access to IOS devices
Lab 080: Changing the Configuration Register on IOS devices
Lab 081: Cisco Discovery Protocol

Cisco Router and Security Device Manager

Lab 082: Configuring Cisco IOS routers for SDM
Lab 083: Using Cisco SDM to configure IP interfaces
Lab 084: Using Cisco SDM to configure Multi-Area OSPF Routing
Lab 085: Using Cisco SDM to configure IP EIGRP Routing
Lab 086: Using Cisco SDM to configure RIP version 2 Routing
Lab 087: Using Cisco SDM to configure and apply extended ACLs
Lab 088: Using Cisco SDM to configure Cisco IOS DHCP Server
Lab 089: Using Cisco SDM to configure DNS servers
Lab 090: Using Cisco SDM to configure Network Address Translation
Lab 091: Using Cisco SDM to configure Port Address Translation
Lab 092: Using Cisco SDM to manager users, passwords and privileges
Lab 093: Using Cisco SDM to restrict Telnet and SSH access to routers
Lab 094: Managing configuration files with Cisco SDM

Challenge Labs

Challenge Lab 1: DHCP, inter-VLAN routing and RIPv2
Challenge Lab 2: VTP, STP and OSPF
Challenge Lab 3: EIGRP, PAT, ACLs and Banners
Challenge Lab 4: Multi-Area OSPF, Frame Relay, LAN Switching
Challenge Lab 5: EIGRP Summarization, Static NAT, ACLs
Challenge Lab 6: PPP Authentication, Static Routing, DNS, SYSLOG
Challenge Lab 7: Subnetting, Summarization, Static Routing and ACLs

Link download solution:

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Hướng dẫn sử dụng GNS3- giả lập Cisco Router

I, Giới thiệu.

- GNS3 là phần mềm dùng để giả lập cisco router do Cristophe Fillot viết ra, nó tương tự như VMWare. Tuy nhiên nó sử dụng IOS thực của Cisco để giả lập router.

- Phần mềm này được viết ra nhằm:

+ Giúp mọi người làm quen với thiết bị Cisco.

+ Kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong cisco IOS.

+ Test các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế.

- Để sử dụng GNS3,bạn có thể download tại đây: http://www.gns3.net/downlo...

II, Hướng dấn cách cài đặt.


- Kích đúp chuột vào file vừa download về ( version hiện tại là 0.6 ) và tiến hành cài đặt bình thường theo chế độ mặc định bằng cách nhấn Next.


- Nhấn Next.


- Nhấn I Agree.



- Nhấn Next.


- Các phần mềm kèm theo sẽ được cài mặc định. Nhấn Next.



- Nhấn Install để bắt đầu cài đặt,- Nhấn Next để cài Winpcap.




- Kết thúc quá trình cài đặt Winpcap nhấn Finish để chuyển sang chế độ cài đặt chính.


- Tiếp theo bạn nhấn Next.


- Nhấn Finish hoàn tất việc cài đặt GNS3.

III, Cấu hình GNS3.

- Bạn kích chuột vào biểu tượng GNS3 trên Desktop để vào giao diện chính:



- Trên giao diên Bạn kích chuột vào Exit->prefernces (ctrl +shifl +p)


- Bạn chon đường dẫn đến thư mục Dynamips.(mặc định rồi!) --> nhấn Test để kiểm tra. ---> nhấn OK!

- Bước tiếp theo bạn add HDH IOS bằng cách: Vào Exit -> IOS images and hypervisors /IOS images.

- Bạn có thể dowload IOS tại đây: http://rapidshare.com/file...


- Chọn đường dẫn đến thư mục chứa IOS, bằng cách kích vào images file. Ở đây tôi chon router c2691. Sau khi chọn đường dẫn đến IOS xong bạn nhấn chon Save -> Close .


- Tiếp theo bạn kích chuột vào router C2691 giữ và kéo thả vào ô bên cạnh. Lúc này bạn sẽ thấy ở tab Topology Summary router (Ro) sẽ báo mầu đỏ nghĩa là router đang chế độ Turn off.



- Bạn bật lên bằng cách kích phải chuột vào router chon start, bạn sẽ thấy Ro báo màu xanh.



- Khi Start lên bạn vào Task manager sẽ thấy CPU là 100%.


- Lúc này bạn kích phải chuột vào router chọn Idle PC và chờ trong giây lát.


- kích chon từ có dấu * nhấn ok.


- Bây giờ bạn xem lại CPU xuống đáng kể.

- Nhấn phải chuột vào router chon console để bắt đầu....chơi!


- Đợi kết nối trong giây lát sau đó router cho bạn lựa chon yes hoạc No. Bạn chọn No để vào cấu hình.


- Bắt đầu cấu hình nhu bình thường.


- Như vậy là đã hoàn tất quá trình cài đặt và cấu hình GNS3. Các bạn có thể add thêm những router khác, switch. Hoạc là cấu hình cho một mạng WAN. Với điều kiên cấu hình máy của bạn phải cao, ít nhất RAM phải là 512k.
- Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn sử dụng GNS3- giả lập Cisco Router_phần II
I. Giới thiệu.
- Trọng bài trước mình đã giới thiệu với các bạn về phần mềm giả lập Cisco router- GNS3 --> Cách cài đặt và cấu hình để có thể chạy và sử dụng GNS3.
-Hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn về cách add thêm các Interface cho Router, cách lưu những thiết lập vào file và những IOS hay dùng để giả lập.

II. Nội dung.

- Mặc định những Router chúng ta sử dụng để giả lập trong GNS3 thì chúng chỉ có 2 fastethernet (fa), không có cổng serial (s) nào nếu chúng ta muốn cấu hình cổng serial (s) hoạc kết nối hai router với nhau thì chúng ta phải thực thiên thao tác add thêm Interface serial cho router nó cũng gống như Router thật vậy ( router thật muốn kết nối với Router khác hoạc kết nối với mạng WAN thì cần gắn thêm Wic hoạc Module).

- khi bạn đã thiết lập một mô hình mạng trong GNS3 và bạn không muốn rằng lần sau vào sẽ phải thiết lập lại mô hình khác sẽ tốn thời gian của bạn. Vậy thì làm thế nào?

1. Cách add thêm các Interface cho Router



- Để add thêm Interface thì bạn phải Stop Router sau đó kick đúp chuột vào Router sẽ xuất hiện bảng như bên dưới. Bạn kick vào tên của router (Ro) như hình sau đó chọn tab Slots và chọn add thêm bao nhiêu serial tùy thích và và bạn có thế add thêm cả fastethernet.



- Nhấn ok để chấp nhận thiết lập.Start router lên thì bạn sẽ có thêm serial.
- Như mình chọn NM-4T thì mình sẽ có thêm 4 serial.
- Kết nối hai Router với nhau mình dùng cable serial



- Để kết nối Router vào port Switch mình dùng cable Fastethernet



- Bạn có thể xem mình kết nối hai router vói nhau bằng Interface nào để có thể cấu hình thì ta có thể làm như sau.
- Trong tab topology summary bạn kick vào "+"bạn sẽ nhìn thấy như hình bên dưới


- Khi bạn cấu hình router thì bạn cần bít là mình dang cấu hình cho cổng nào và nó được kết nối vào đâu.

2.Lưu thiết lập.

-Bạn chỉ cần kick vào biểu tượng seve network file ->save



- Lần sau bạn chỉ cần vào file->open và tìm đường dẫn đến nơi lưu là xong rùi.

Chú ý: Mọi câu lệnh bạn sử dụng để cấu hình cho Router trong GNS3 đều được sử dụng như Router thật và dùng IOS thật nhưng Switch trong GNS3 là switch trong suốt bạn không thể thực thiện cấu hình Switch.

Chúc các bạn học tốt.




Nhìn hình thì các bạn cũng biết nguồn của các phần bài viết.
Về cơ bản thì cái này để giả lập chạy lab cisco phục vụ ccna, ccnp ... tốt hơn packet tracer nhiều (vì chạy os thật nhưng nhược điểm là đòi hỏi cấu hình máy cao.

Đối với win8 thì nếu cài sẽ bị lỗi không kết nối Dynamips, phải down thêm cài đặt WinPcap cài đặt.
Nhưng để cài đặt thì phải kích phải vào file cài -> Properties -> Compatibility -> chọn run kiểu win7 thì mới được.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Vì sao di động hay dùng tần số còn hữu tuyến dùng bước sóng

Thứ nhất là để truyền và nhận được thông tin ở xa một tí (không tiếp xúc trực tiếp) thì con người và các sinh vật đều dùng sóng ví dụ: âm thanh qua sóng âm (không khí, chất rắn), cá thì có thể cảm nhận dưới nước nữa, mấy loại này hình như là sóng cơ học, trừ mùi vị truyền đi xa thì không phải là sóng; ánh sáng qua sóng ánh sáng (thực ra cũng là sóng điện từ ở loại mắt người có thể cảm nhận được), một số loài vật có thể cảm nhận tốt hơn con người như sóng điện từ của trái đất, siêu âm, hạ âm .. Rất có khả năng là một số loài cảm nhận được cả môi trường sóng vô tuyến của chúng ta.

Trong viễn thông thì dùng chủ yếu sóng điện từ (có cả sóng ánh sáng nhé) chứ ít dùng sóng cơ học (điện thoại ống bơ thì dùng sóng cơ học ^_^).

Đặc trưng của sóng thì chính là tần số và bước sóng, thứ chúng ta vẫn được nhắc suốt trong các bài giảng và chúng có mối liên hệ với nhau :

f =  v/ λ

trong môi trường chân không hoặc không khí thì v là vận tốc ánh sáng
f = c/ λ (c=3.108m/s)
Trong môi trường quang thì chậm hơn 1 tí (do có chiết suất môi trường), trong môi trường dây kim loại thì tốc độ lan truyền sóng điện từ là nhiêu mình không rõ nhưng chắc cũng nhanh thôi.

Đại thể là trong từng môi trường thì tần số và bước sóng có mối liên hệ tỉ lệ nghịch đối với nhau, tuy nhiên có một vấn đề là vì sao trong môi trường vô tuyến thì người ta hay dùng đơn vị tần số trong khi trong môi trường quang thì hay dùng bước sóng ?

Hôm qua nghĩ vẩn vơ cuối cùng ngộ đạo được ra một cái trước đây mình cứ thắc mắc, cũng giống như dB và các đơn vị dB, tất cả là vì độ tiện dụng.

Ví dụ nhé:
Tần số vô tuyến con người dùng trong khoảng từ 3kHz đến 300GHz tức là bước sóng trải từ 100km đến 1mm. Đơn vị này nằm ở cả 2 phía của m (đơn vị chuẩn) nên chắc là dễ gây nhầm lẫn.

Trong thông tin quang, có nhiều cửa sổ sóng từ 850 nm đến gần 1700 nm (search google cửa sổ quang để biết cụ thể). Nếu dùng bước sóng ví dụ 1000 nm đi, thì tần số sẽ là 3.10^14 Hz, vượt qua các đơn vị (10^x) thông dụng của chúng ta (giờ thì tera hertz chắc là lớn nhất trong các loại thông dụng cũng chỉ 10^12, trước chỉ thông dụng đến giga hertz thôi, các đơn vị này liên quan mật thiết đến dung lượng ổ cứng :D ). Tuy nhiên nếu chúng ta dùng bước sóng thì nó sẽ vào dải nano, hoặc micro, là các đơn vị (10^x) thông dụng. Do đó thông tin quang người ta dùng bước sóng.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nội dung ôn thi vào cục tần số năm 2012

Cục tần số vô tuyến điện 2012 mình nộp vào như sau:
-  Hết hạn nộp hồ sơ vào 20/6/2012
- 12/7 có danh sách gọi đi phỏng vấn (xem trên website cuctanso.vn)
- 18/7 gọi đi phỏng vấn (64 đứa) , không có mình, có khả năng là do mình nộp viên chức nên thi đợt khác
- 26/7 có danh sách gọi đi thi viết (còn 13 ứng viên). Lệ phí đóng thi viết 260k
....
Mình thi chế độ viên chức, nộp từ tháng 5, đến tận cuối tháng 10 mới gọi, chán quá chả đi nữa (cũng 1 phần vì đề cương quá dài, lại phải thi cả mấy môn chính trị, hiện làm fpt nữa)

Theo thông tin của 1 thành viên vntelecom thì lương bổng ở cục tần số như sau :

Tất cả những ai, dù là chuyển ngang hay có thâm niên công tác tại các đơn vị khác dù là 10 năm thì vào Cục cũng phải nhận lương với hệ số đầu tiên (2,34), tổng thu nhập 1 tháng khoảng 7 triệu (không hỗ trợ cơm trưa hay điện thoại, xăng xe...). Sau 3 năm lên lương 1 lần. Chỉ có 3 bậc lương, sau 9 năm làm việc lương khoảng 10 triệu/tháng. Nếu lên Sếp thì xét tiếp bậc lương của Sếp, nếu không cứ thế lĩnh cho đến khi về hưu.
Nhìn chung thì nếu ai muốn an phận hoặc ổn định công việc thì cứ vào đây, thế nhé!



Nội dung ôn thi các ngạch công chức năm 2012
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
    CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

NỘI DUNG ÔN THI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NĂM 2012

        Các vị trí dự tuyển: - Chuyên viên tần số vô tuyến điện khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm II- TP HCM
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm III-Đà Nẵng
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm IV- Cần Thơ
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm V- Hải Phòng
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm VI - Vinh
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm VII - Nha Trang
    - Chuyên viên hành chính khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên Tiền lương - nhân sự khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên xây dựng khu vực Hà Nội
    - Kế toán viên Trung tâm III-Đà Nẵng
    - Kế toán viên Trung tâm V-Hải Phòng
    - Kế toán viên Trung tâm VIII-Việt Trì

I/ Môn Tin học:
- Thời gian và hình thức thi: Thi thực hành trên máy, thời gian 45 phút.
- Nội dung: Tin học Văn phòng với các kỹ năng cơ bản về soạn thảo, trình bày văn bản Microsoft Word, Excel, Power point.

II/ Môn Ngoại ngữ:
- Thời gian và hình thức thi: Thi viết 90 phút
- Nội dung: Thi tiếng Anh trình độ B, gồm 3 phần:
1/  Dịch Anh – Việt (thời gian làm khoảng 10ph)
2/ Ngữ Pháp: 68 câu (thời gian làm khoảng 60ph), Nội dung phần ngữ pháp chia làm 3 phần:
            2.1- Phần I: Điền từ vào chỗ trống. Trong mỗi câu sẽ có một đoạn để trống, có bốn chọn lựa bên dưới, bạn chọn một từ hoặc một cụm từ đúng nhất. Đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D).
            2.2- Phần II: Đọc một đoạn văn bản tìm một từ hoặc một cụm từ trong vài câu. Dưới mỗi câu có 4 chọn lựa. Bạn chọn một từ hoặc một cụm từ đúng nhất. Đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D).
2.3- Phần III: Đọc một đoạn văn bản như tạp chí, bài báo và các quảng cáo. Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi và đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D)
3/ Bài viết Essay khoảng 150 từ (thời gian làm khoảng 20ph).

III/ Môn Kiến thức chung:
- Thời gian và hình thức thi: Thi viết 180 phút
- Nội dung:

            + Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Tài liệu: Hiến pháp 1992 (xem chi tiết)
            + Quản lý hành chính nhà nước. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý tần số vô tuyến điện. Tài liệu:
            +) Luật Tần số VTĐ  (xem chi tiết);
            +) Nghị định số 187/2007/NĐ-CP, ngày 25/12/2007 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông  (xem chi tiết);
            +) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 88/2008/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 7 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số VTĐ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông  (xem chi tiết);
            +) Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 30 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  (xem chi tiết).
            +) Bài báo ông Đoàn Quang Hoan - Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện trả lời phỏng vấn báo Bưu điện Việt Nam tháng 7/2011  (xem chi tiết).
            +) Ngoài ra, thí sinh cần nghiên cứu Luật Cán bộ, công chức (cần nắm được quyền, nghĩa vụ của công chức; những điều công chức không được làm; đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức)

Yêu cầu: Thí sinh đọc tài liệu, nắm được kiến thức các phần liên quan đến đề cương môn Kiến thức chung theo file chi tiết đính kèm.


            Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện (thí sinh tham khảo tại Web của Cục  http://www.rfd.gov.vn/


IV/ Môn chuyên ngành:
- Thời gian và hình thức thi: gồm 2 phần: Thi viết 180 phút và thi Trắc nghiệm 45 phút
- Nội dung:
+ Đối với vị trí Chuyên viên tần số: môn chuyên ngành là môn Viễn thông (xem chi tiết) ;
+ Đối với vị trí Chuyên viên Hành chính: môn chuyên ngành là môn hành chính  (xem chi tiết);
+ Đối với vị trí Chuyên viên Tiền lương-nhân sự: môn chuyên ngành là môn Quản trị nhân sự  (xem chi tiết);
+ Đối với vị trí Chuyên viên xây dựng: môn chuyên ngành là môn xây dựng cơ bản  (xem chi tiết).
+ Đối với vị trí Kế toán viên: môn chuyên ngành là môn nghiệp vụ kế toán  (xem chi tiết);

Nội dung ôn tập chi tiết môn chuyên ngành thi sinh xem tại các file đính kèm.

            V/ Thời gian, địa điểm thi:
            - Thời gian thi: Trong 02 ngày, từ  07-08/8/2012.
            - Địa điểm: theo thông báo gửi tới thí sinh ở từng vị trí đăng ký dự tuyển.

            VI/ Lệ phí dự thi tuyển công chức năm 2012:
            Cục Tần số thực hiện thu phí dự thi tuyển công chức năm 2012 vào các chức danh công chức của Cục với mức 260.000đ/thí sinh/lần dự thi (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 giữa Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức.
            Thí sinh nộp lệ phí dự tuyển thi công chức Cục Tần số VTĐ khi đến nhận giấy báo thi tại Cục hoặc tại trụ sở các đơn vị thuộc Cục tương ứng với nơi thí sinh đăng ký dự thi.

            VII/ Lưu ý:
            - Thí sinh mang theo Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác để xuất trình khi tham dự tuyển.
            - Khi cần thiết liên lạc với số ĐT: 04-35564919 (máy lẻ 312),  0913541418 (trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật).

Các file đính kèm (trường hợp trang chủ xóa link) có thể down ở đây :
http://www.mediafire.com/download.php?9jen26wel685xny

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

WDM (Wavelength Division Multiplexing)

WDM (Wavelength Division Multiplexing) dịch ra tiếng việt gọi là ghép kênh quang theo bước sóng.
Ghép kênh quang cũng như các kiểu ghép kênh truyền thống khác để cùng một đường truyền có thể truyền nhiều thông tin ghép lại để tiết kiệm chi phí và cồng kềnh tốn diện tích.

Tuy nhiên ghép kênh quang còn có ý nghĩa khác nữa :
Do tài nguyên dải tần trong thông tin quang là rất rộng có thể truyền với tốc độ cực lớn, tuy nhiên tốc độ xử lý của các thiết bị thì lại chưa đáp ứng được tốc độ khủng khiếp này => cần chia đường truyền quang thành nhiều dải nhỏ, dùng nhiều bộ xử lý để xử lý riêng cho từng dải tần => WDM cho phép ta tăng dung lượng kênh mà không cần tăng tốc độ bit của đường truyền, bộ xử lý tín hiệu có thể làm việc tốt.


Thực ra tần số và bước sóng thực ra có quan hệ tỷ lệ nghịch theo vận tốc ánh sáng, không rõ vì sao người ta lại gọi cái này là ghép kênh theo bước sóng, có khả năng là để phân biệt với ghép kênh theo tần số vẫn dùng ở các công nghệ cũ.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Mạng PSTN (Public Switch telephone Network)

Mạng PSTN (Public Switch telephone Network) là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng truyền thống dựa vào kĩ thuật chuyển mạch mạch điện. Nó gồm tập hợp nhiều mạng quốc gia tạo thành mạng quốc tế.
Mạng PSTN lúc đầu ra đời chỉ sử dụng cho mục đích truyền thoại bằng máy điện thoại do đó đường giao tiếp giữa thuê bao (TB) và tổng đài (TD) là tương tự và có băng thông 64 Kbps.Vì tiếng nói người có băng tần từ 0-4KHz nên phải lấy mẫu với tần số 8KHz (tần số NyQuyst), mỗi mẫu 8 bit sẽ là 8x8=64Kbps .
Trong mạng PSTN, kết nối liên lạc điện thoại dùng chuyển mạch kênh sử dụng một đường kết nối vật lý giữa người dùng tại hai đầu của mạng. Đường kết nối này bị chiếm dụng và phải được đảm bảo trong suốt quá trình liên lạc. Vì lẽ đó chất lượng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ cũng tốt hơn trên mạng internet nhưng đổi lại chi phí lại đắt hơn rất nhiều, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế.
Do có lịch sử phát triển lâu đời và không ngừng đổi mới mạng PSTN hiện tại vẫn hoạt động tốt và cung cấp dịch vụ khá tin cậy (99,999%) .Hầu hết cơ sở hạ tầng hiện nay phục vụ trên 80% cho PSTN.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Mã xoắn (mã chập)

Thực ra thì mình không thực sự hiểu thấu đáo vấn đề mã này, tuy nhiên mình có thể chỉ ra ưu điểm của nó so với mã khối và lý do nó được dùng.
Mình sẽ giải thích nó qua một sơ đồ mã xoắn đơn giản nhất :


Một bít được đưa vào bộ mã hoá sẽ xuất hiện trong 5 bit ở đầu ra. Giả sử ta đang quan sát bit c, đầu ra của bộ mã hoá sẽ gồm :

a XOR b XOR c; a XOR c; b XOR c XOR d; b XOR d; c XOR d XOR e; c XOR e; ...

Toán tử XOR ở đây tương tự toán tử cộng nhị phân (do không biết viết ký tự cộng nhị phân như thế nào).
Có thể thấy là bit c không chỉ phụ thuộc vào các bit liền trước (a, b) mà còn phụ thuộc vào các bit liền sau (d, e).

Bỏ qua những cái như khoảng cách Hamming hay khả năng sửa lỗi của bộ mã hóa này là bao nhiêu, ta chỉ cần biết là bộ mã hóa này sẽ sản sinh ra một chuỗi bit có khả năng sửa lỗi nếu kênh truyền bị lỗi.

Giả sử cho các mã sửa lỗi khối hay xoắn có cùng khẳ năng như nhau, cứ 7 bit thì mã này sửa được 1, ta truyền đi ví dụ 14 bit mã xoắn(A ở đây là đại diện cho bit đúng , B cho bit sai).
Nếu là mã khối (mã Haming, Cyclic ..) 7 bit đầu được phép sai 1 lỗi, 7 bit sau được phép sai 1 lỗi, tương tự ta có.
- AAABAAA AAAAABA ABAAAAA ...
Và mã xoắn thì trong 7 bit (3 bit liền trước và 3 bit liền sau) mà đúng thì sẽ sửa lỗi được, ví dụ đây là trường hợp nó sửa được nhiều lỗi nhất :
- AAABAAA BAAABAA ABAAABAAA..

Có thể nói là mật độ sửa lỗi của mã xoắn tăng hơn hẳn đối với trường hợp lỗi bị rải đều.

Tuy nhiên nó cũng không phải là không có nhược điểm ví dụ lỗi mà kiểu cụm thì :
AAAAABA BAAAAAA... thì mã khối lại sửa được và mã xoắn thì tịt vì mã xoắn đòi hỏi 3 bit trước và 3 bit sau của bit lỗi phải đúng.

Vậy vì sao người ta lại đánh giá mã xoắn tốt hơn mã khối???


Và một thông tin nữa: trong viễn thông thì hầu hết lỗi xảy ra là lỗi cụm -> đáng ra mã khối phải cho kết quả tốt hơn chứ.

Tuy nhiên mã xoắn lại đi kèm với một bộ gọi là bộ hoán vị :

http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/05/xao-tron-interleaving-co-tac-dung-gi.html

nên (trong hầu hết trường hợp) lỗi trong truyền tín hiệu là lỗi cụm (thông tin được xáo trộn trước khi truyền)-> sau khi giải xáo trộn thì các lỗi lại rải ra rất đều -> 5 bit lỗi như ở ví dụ mã xoắn mà là lỗi cụm thì vẫn xử được hết miễn khoảng cách tối thiểu các lỗi là 3 bit đúng với hiệu năng (trong hầu hết trường hợp) tốt hơn mã khối.

Hiện nay có một loại mã còn tốt hơn mã xoắn nữa là mã turbo, cũng dựa trên mã xoắn có điều phức tạp hơn còn cho hiệu năng tốt hơn cả mã xoắn.

Đây là vài nhận xét rút ra khi học, hi vọng nó đúng và hữu ích cho mọi người.



Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Yêu cầu và đề cương tuyển dụng tại VTN 2012

CẦN TUYỂN

I. Kỹ sư vận hành khai thác mạng viễn thông
    1. Số lượng: 15 người.
    2. Nơi làm việc: Trung tâm điều hành mạng tại Hà Nội
    3. Công việc:
- Vận hành khai thác mạng truyền dẫn quang.
- Vận hành khai thác mạng truyền tải IP.
    4. Yêu cầu:
- Tốt nghiệp loại khá, giỏi của các trường Đại học trong và ngoài nước chuyên ngành Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
- Ngoại ngữ: TOEIC 450 điểm trở lên hoặc tương đương.
- Sẵn sàng làm việc với cường độ cao.
    5. Ưu tiên:
- Các ứng viên có kinh nghiệm đã làm việc trong môi trường tương tự.
- Có chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng CCNA trở lên (hoặc các chứng chỉ quản trị mạng tương đương).
- Có các chứng chỉ về ICT khác: hệ điều hành HP Unix, Oracle, Solaris Unix, Windows Server…
- Có bằng thạc sỹ, tiến sỹ.
    6. Hình thức tuyển dụng:
- Vòng 1 thi:
          - Kỹ thuật chuyên ngành.
          - Tiếng Anh.
- Vòng 2: Phỏng vấn.

II. Chuyên viên kinh doanh.
    1. Số lượng: 02 người.
    2. Nơi làm việc: Phòng Kinh doanh.
    3. Công việc: Nghiên cứu và phát triển thị trường dịch vụ viễn thông đường trục.
    4. Yêu cầu:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá giỏi các trường Đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành: - Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
- Quản trị kinh doanh, Marketing.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ và dịch vụ viễn thông.
- Hiểu biết về thị trường viễn thông Việt Nam.
- Ngoại ngữ: TOEIC 450 trở lên hoặc tương đương.
    5. Hình thức tuyển dụng:
Vòng 1: Thi tuyển.
Vòng 2: Phỏng vấn.

HỒ SƠ DỰ TUYỂN
    1- Đơn xin dự tuyển (viết tay).
    2- Sơ yếu lý lịch cá nhân (có xác nhận của chính quyền địa phương). CV giới thiệu quá trình công tác (nếu có).
    3- Bảng điểm kết quả học tập (bản sao có công chứng).
    4- Bằng tốt nghiệp (bản sao có công chứng). Và các văn bằng khác (nếu có).
    5- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế quận, huyện cấp (trong thời gian không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
    6- 02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng).

HẠN NỘP HỒ SƠ
- Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Nhân sự - Lao động - Tiền lương (Phòng 1101- Trung tâm Viễn thông khu vực I - Toà nhà VTN - 30 Phạm Hùng - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội).
- Thời hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 15/07/2012.

* Lưu ý: Chỉ các hồ sơ đã qua vòng sơ tuyển mới được mời dự thi. Không trả lại hồ sơ.



Đề cương

PHẦN I – HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
1. SỢI VÀ CÁP SỢI QUANG
1.1. Sợi quang và cáp sợi quang
1.2. Các thông số sợi quang:
· Suy hao sợi quang
· Tán sắc trong sợi quang
· Dải thông của sợi quang
· Bước sóng cắt
2. THIẾT BỊ THU, PHÁT QUANG
2.1. Nguyên lý biến đổi quang điện
2.1. Diode phát quang
2.2. Diode thu quang
2.4. Độ nhạy thu
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ TRONG THÔNG TIN QUANG
4. KHUẾCH ĐẠI QUANG SỢI ERBIUM
4.1. Cấu trúc và hoạt động
4.2. Khuếch đại trong bộ khuếch đại pha tạp Erbium
4.3. Phổ khuếch đại
4.4. Nhiễu trong bộ khuếch đại
4.5. Các ứng dụng của EDFA
4. KĨ THUẬT BÙ TÁN SẮC
5.1. Ảnh hưởng của bù tán sắc đến hệ thống truyền dẫn quang
5.2. Các kĩ thuật bù tán sắc
6. HỆ THỐNG PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ(SDH) VÀ CẬN ĐỒNG BỘ(PDH)
6.1. Khái niệm
6.2. Phân cấp hệ thống hệ thống
6.3. Sơ đồ khối bộ ghép kênh
7. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG DWDM
7.1. Khái niệm
7.2. Các thành phần trong hệ thống DWDM
7.3. Phân lớp trong hệ thống DWDM
8. CHUYỂN MẠCH QUANG
8.1. Chuyển mạch kênh quang
8.2. Chuyển mạch nhãn G.MPLS
8.3. Chuyển mạch bảo vệ
9. ĐỊNH TUYẾN VÀ GÁN BƯỚC SÓNG TRONG MẠNG QUANG(RWA)
9.1. Các thuật toán định tuyến
9.2. Các phương pháp gán bước sóng
9.3. Ứng dụng của RWA trong thiết kế mạng quang
10. CÔNG NGHỆ IP OVER DWDM
10.1. Kiến trúc IP/DWDM
10.2. Định tuyến theo bước sóng
10.3. Điều khiển mạng và quản l. mạng
11. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
11.1. Các chỉ dẫn thiết kế
11.2. Quỹ công suất
11.3. Suy hao trong hệ thống
11.4. Cấu trúc
11.5. Topo và các phương thức bảo vệ
PHẦN II – KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYỂN MẠCH
1. Kiến thức về báo hiệu
1.1. Mô hình phân lớp báo hiệu SS7
1.2 Mô hình phần lớp của mạng báo hiệu SS7 over IP
1.3. Chức năng của các phân tử trọng mạng báo hiệu SS7
1.4. Mô tả các mảng tin cơ bản của báo hiệu SS7
2. Mạng Đồng bộ
2.1. Các mô hình mạng đồng bộ TDM và IP
2.2. Chức năng của các phân tử trọng mạng đồng bộ TDM và IP
2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá của mạng đồng bộ TDM và IP
2.4. Giao thức đồng bộ NTP
3. Mạng PSTN
3.1. Kiến trúc phân lớp tổng đài của mạng PSTN
3.2. Cấu trúc và chức năng các khối trong tổng đài spc
3.3. Chức năng và các thành phần của phân hệ người và máy
3.4. Chức năng và các thành phần của phân hệ thuê bao
3.5. Chức năng và các thành phần của phân hệ Chuyển mạch
3.6. Chức năng và các thành phần của phân hệ điều khiển
3.7. Chức năng và các thành phần của phân hệ trung kế
4. Hệ thống softswitch
4.1. Chức năng nhiệm vụ của các lớp trong hệ thống softswitch
4.2. Các thành phần trong hệ thống softswitch
4.3. Các giao thức điều khiển trong hệ thống softswitch
4.4. Các giao thức mã hóa trong hệ thống softswitch
4.5. Các yêu cầu mạng truyền tải đối với hệ thống softswitch
5. Mạng IMS
5.1. Các mô hình chuẩn của mạng IMS
5.2. Chức năng nhiệm vụ của các thành phần mạng IMS theo TISPAN
5.3. Các giao thức điều khiển trong mạng IMS
5.4. Xu hướng và các dịch vụ trên mạng IMS
5.5. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống FMC dựa trên IMS
· Mô hình tham chiếu
· Chức năng FMC và điểm hội tụ
PHẦN III: MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
1. MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI
1.1. Định nghĩa chức năng, nhiệm vụ của các lớp trong mô hình OSI
1.2. Các ứng dụng trong mỗi lớp của mô hình OSI
1.3. Đơn vị dữ liệu trong từng lớp của mô hình OSI
1.4. Đóng gói dữ liệu ở mỗi lớp trong mô hình OSI
2. MÔ HÌNH THAM CHIẾU TCP/IP
2.1. Định nghĩa chức năng, nhiệm vụ của các lớp trong mô hình TCP/IP
2.2. So sánh các lớp trong mô hình TCP/IP và các lớp tương ứng trong mô hình OSI
2.3. Đóng gói dữ liệu ở mỗi lớp trong mô hình TCP/IP
2.4. Chức năng của thiết bị mạng tương ứng với từng lớp trong mô hình TCP/IP
3. ĐỊA CHỈ IPv4, IPv6
3.1. Cấu trúc địa chỉ ipv4, ipv6
3.2. Cách thức chia địa chỉ ipv4, ipv6
3.3. Ứng dụng của địa chỉ ipv4, ipv6 trong mạng truyền số liệu
4. GIAO THỨC LỚP 2 TRONG MÔ HÌNH TCP/IP
4.1. Giao thức HDLC
4.2. Giao thức PPP
4.3. Giao thức ARP
5. GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN
5.1. Giao thức OSPF
5.2. Giao thức IS-IS
5.3. Giao thức BGP
5.4. Giao thức PIM, IGMP
6. CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS
6.1. Cấu trúc nhãn
6.2. Giao thức báo hiệu trong mạng MPLS (Control plane)
6.3. Cách thức chuyển tiếp dữ liệu trong mạng MPLS (Data plane)
6.4. Điều khiển lưu lượng trong mạng MPLS
6.5. Sự khác nhau giữa LDP và RSVP
6.6. Ưu nhược điểm của giao thức LDP, RSVP
7. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (QOS) TRONG MẠNG IP
7.1. Các mô hình QoS
7.2. Các tham số QoS (layer 2, layer3)
PHẦN IV: DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS
1. DỊCH VỤ VPN LAYER 3
1.1. Các tham số trong dịch vụ vpn layer 3 (RD, RT, Community..)
1.2. Ứng dụng của dịch vụ vpn layer 3
1.3. Giao thức báo hiệu được sử dụng trong vpn layer 3
1.4. Ưu nhược điểm của dịch vụ vpn layer 3
2. DỊCH VỤ VPN LAYER 2
2.1. Các tham số trong dịch vụ vpn layer 2
2.2. Ứng dụng của dịch vụ vpn layer 2
2.3. Giao thức báo hiệu được sử dụng trong vpn l ayer 2
2.4. Ưu nhược điểm của dịch vụ vpn layer 2



KẾ HOẠCH THI TUYỂN LAO ĐỘNG NĂM 2012

Chúc mừng các bạn thí sinh đã qua vòng sơ tuyển hồ sơ, mời các bạn thí sinh đến Trung tâm vào:
9h00 ngày 06/8: để nghe phổ biến lịch thi, phương thức thi, đề cương và giải đáp các thắc mắc của thí sinh.
Địa điểm: Hội trường tầng 3 tòa nhà VTN, 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội

Lịch thi:
- Ngày 11,12/8 thi chuyên môn. Phương thức thi trắc nghiệm trên máy tính.
- Thí sinh đạt yêu cầu của phần thi chuyên môn sẽ được mời tham dự phần thi tiếng Anh vào ngày 22/8 theo chuẩn TOEIC

Địa điểm:
- Bài thi chuyên môn: Hội trường tầng 2 tòa nhà VTN, 30 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội
- Tiếng Anh thi tại Trung tâm đào tạo tiếng Anh thực hành Allework – số 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Các thí sinh đạt yêu cầu của vòng thi tuyển sẽ được mời phỏng vấn tại 30 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội

Chú ý: Thí sinh mang theo Chứng minh thư nhân dân hoạc Thẻ sinh viên khi vào phòng thi 






Đại thể là tuy đạt yêu cầu ban đầu nhưng hồ sơ mình bị loại (hình như học viện kỹ thuật quân sự không được ưu tiên lắm), bọn bạn cùng lớp cũng thế, có 2 đứa bằng giỏi thì được gọi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes