Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Công nghệ thông tin cho dân điện tử viễn thông

Ngày xưa khi mình đi thi đại học (năm 2007) thì viễn thông bùng nổ đặc biệt là di động , những năm đó và một vài năm sau theo mình thấy là sự phát triển rực rỡ của ngành viễn thông với 7 nhà mạng: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và GTel Mobile và thậm chí còn nghe nói có nhà mạng viễn thông ảo nhưng không ra mắt là Đông Dương Telecom. Kèm theo đó, ngành điện tử viễn thông trở thành một trong những ngành rất hot và mình không dám thi vào bách khoa khoa này chỉ vì thấy năm ngoái 600 đứa bách hoa 27 điểm trở lên và chỉ tiêu của bách khoa chỉ có 200 300 thì phải, thằng bạn mình cũng thi 25.5 điểm, vào bách khoa cuối cùng năm đầu vượt rào trượt điện tử viễn thông phải sang toán tin học, mình thì chọn một giải pháp an toàn hơn là vào học viện kỹ thuật quân sự (hệ dân sự) với điểm đầu vào nghe nói chỉ 18, mình thừa 6 điểm. Tại thời điểm đó thì công nghệ thông tin đang xịt, trở thành ngành hứng những chú bị rớt nguyện vọng điện tử viễn thông. Sau mấy năm suy thoái thì viễn thông xịt với chỉ còn lại viettel, mobi, vina tồn tại theo đúng nghĩa và ngành viễn thông đầu ra với mức lương  thấp, cạnh tranh rất cao và phải làm trái ngành rất nhiều, giờ vẫn nhiều người thất nghiệp. Giờ có lẽ chỉ những tinh anh nhất đủ khả năng (hoặc quan hệ thế nào đó) xin được vào viettel, mobi hay vtn thì mới có chỗ gọi là hot hoặc các công ti nước ngoài như KDDI, Fujitsu, Samsung. Tuy nhiên kể cả vào đó thì với tính chất công việc nhiều vị trí phải đi lại nhiều, viettel phải công tác các tỉnh, đi châu phi, trực đêm trực hôm .. thì đối với nhiều bạn cũng cảm thấy cũng không sung sướng gì cho lắm, lại còn đi làm mà đòi hỏi lắm bằng cấp chứng chỉ ccna, ccnp, mcipt ..
Và nhiều bạn nghĩ đến 2 ngành liên quan hiện vẫn đang ngon: điện tử và công nghệ thông tin (đang rất hot). Ở đây mình nói điện tử là ngành liên quan vì gọi là mình học điện tử viễn thông nhưng thực ra là học viễn thông, 70% đồ án cả lớp là di động, chỗ còn lại thì truyền dẫn, vệ tinh, gps ..., lác đác chỉ có 2 3 đồ án điện tử, số môn học về điện tử thì cũng tỉ lệ thế hết.
Điện tử thì mình không biết gì mấy nên không giới thiệu, tuy nhiên mình đã chuyển sang làm việc về công nghệ thông tin  mà cụ thể là làm lập trình viên và bài viết này mình sẽ trình bày những kinh nghiệm mình biết để có thể tiếp thu được các kiến thức về CNTT, ngành học cứu cánh mà nhiều bạn học điện tử viễn thông nhảy sang.
CNTT là một ngành riêng, tuy có sự liên quan nhưng không nhiều so với điện tử viễn thông, không phải cứ học điện tử viễn thông suất sắc tức là bạn sang bên này học tí là xong, mình đã chứng kiến nhiều người viễn thông giỏi thậm chí rất giỏi, khi vào CNTT cũng gặp không ít khổ đau vì khối lượng kiến thức ồ ạt đòi hỏi cần đáp ứng và các kỹ năng chưa được mài giũa cùng thời gian và trong vài năm đầu khó mà theo được bọn CNTT ra, thăng tiến hay thời gian bỏ ra đều thiệt thòi so với dân CNTT đấy là còn may vì nhiều chỗ có khi còn cho nghỉ việc.
Mình là một thằng yêu thích CNTT học điện tử viễn thông, và mình giỏi CNTT hơn điện tử viễn thông nhiều (chắc do may mắn hay cuộc đời trái khoáy nên nó thành ra như thế), ở viễn thông, học lòi mắt ra trường chỉ 7.3 (may có đồ án và thực tập kéo, cộng điểm chứng chỉ TOEIC còn không không biết có được bằng khá hay không), hết sức bình thường, nhưng tại lớp huấn luyện fresher Samsung, kì thi phân loại mình được xếp vào nhóm 5 người có điểm cao nhất trên tổng số 74 nên mình chắc những kinh nghiệm mình trình bày ra đây tuy là mang tính suy nghĩ chủ quan nhưng sẽ có giá trị với các bạn, và mình sẽ bắt đầu ngay đây:

Đặc điểm của ngành CNTT
Đây là ngành có tính ứng dụng, thực tiễn cao và cũng tạo hứng thú hơn so với ĐTVT. Với một cái máy tính bạn có thể làm ra rất nhiều thứ, triển khai ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm, còn ĐTVT thì đòi hỏi phải có hệ thống, và phần lớn thứ chúng ta học là lý thuyết, mô phỏng là cái còn trực quan tí thì trong trường cũng không có nhiều nên nói chung toàn xem tờ giấy để nghĩ chuyện trên trời (trời ơi đất hỡi ấy). Có lẽ cũng vì vậy mà mình thấy có nhiều thần đồng CNTT khi có tí tuổi mà chả thấy nghe nói đến thần đồng ĐTVT nhất là khi có tí tuổi cả.
Lượng kiến thức rất nhiều và thay đổi nhanh: các bạn cứ theo dõi các trang tin tức công nghệ như tinhte thì biết, số ngôn ngữ lập trình các bạn phải biết để có thể đi làm mình nghĩ thường thì phải vài cái (tất nhiên mới ra trường thì không cần thạo hết) thì mới đáp ứng được.
Đòi hỏi thuật toán nhưng phải thực tế: máy tính tính toán rất nhanh nhưng phải là các số lượng tính toán hữu hạn và khối lượng tính toán đủ nhỏ, thực tế, bạn đừng nói đến các thứ như vô cùng ra khi làm việc với máy tính.
Học CNTT đòi hỏi mất thời gian: thâu đêm suốt sáng nghịch máy là chuyện bình thường.
Không có đam mê thì khó theo được: với những thứ như trên và do nhiều người có niềm đam mê mãnh liệt với máy tính, dễ dàng tiếp cận, mất thời gian nên nếu bạn chỉ học đối phó, hãy chấp nhận cứ là người đi sau mãi thôi.

Cách học CNTT và chút trải nghiệm bản thân
Tuy đòi hỏi trên nghe có vẻ choáng nhưng mình cũng nói rồi, CNTT là phải thực tiễn, những ông CNTT chỉ biết chém gió mà chả thấy thành tích sản phẩm ở đâu thì đừng có nghe, mình sẽ đưa ra những con số cụ thể để bạn dựa vào đó cân nhắc những cái được và cái mất để đưa ra quyết định cho riêng mình.
Cách chính thống để học CNTT là đi học thêm 1 khóa nào đấy như Aptech, NIIT vào buổi tối hoặc văn bằng hai, có lẽ cũng là cách mình thấy hợp lý vì dù học kiểu gì thì cũng mất thời gian cả tuy nhiên sẽ tốn kém và học ở đó thì nói thật vẫn chưa đủ vì công nghệ thông tin cần thực hành nhiều.
Mình thì theo trường phái tự học vì trước chỉ nghĩ đây là sở thích mà thôi. Đến đây thì mình lại tự thuật lại câu truyện của mình.
Mình thích CNTT cũng lâu rồi, không rõ là từ bao giờ nhưng chắc là từ hồi cấp 2 khi bắt đầu ở nhà có cái máy tính pentium 2 ổ cứng 3.2 gb (usb giờ của mình cũng gấp 5 lần cái này, chưa kể có thêm con ổ cứng xách tay 1 Tb để lưu JAV ^_^). Chính xác thì bắt tay vào học là vào noel năm lớp 10 khi xin tiền mẹ mua cái đĩa cd "em hãy lập trình pascal", đây là một cái đĩa bài tập kèm giải gồm các năm từ lớp 6 đến lớp 12 theo giáo trình của bên nào đó, mỗi lớp gồm 200 bài tập, không có lý thuyết. Cái thời đó internet thì chả nhớ là nhà đã có internet chưa nữa, vẫn còn dùng đĩa mềm 1.44 mb và để copy 1 phần mềm turbo pascal 7.0 phải cần tới 2 đĩa lận. Mình thích nghịch máy tính và cứ đi học, ăn cơm xong là ngồi vào máy làm tí bài tập. Thời gian cứ thế trôi cho đến khi mình làm đến bài tập đĩa đó vào cuối lớp 10, tính ra thì cũng nhiều nhiều nhưng loại bỏ các bài trùng lặp mình không làm thì mình làm khoảng từ 500 đến 700 bài tập pascal đến đoạn dùng ảnh bitmap để vẽ tiếng việt và bắt đầu đi vào kiến thức đồ thị thì mình dừng, khoảng một năm mình làm việc với pascal như thế. Trong quá trình học thì mình có mua thêm quyển turbo pascal của tác giả Quách Tuấn Ngọc nữa để đọc thêm. Hồi đó do chẳng ai hướng dẫn cả nên mình thậm chí còn không phân biệt được ứng dụng console (gọi hôm na là nền DOS) với ứng dụng window nó khác thế nào, còn nghĩ các phần mềm nó có cửa sổ nút là do nó tự vẽ từng điểm ảnh, từng đường lên hết, mình cũng đã thử thiết kế 4 cái button trên nền đồ họa pascal ,mỗi nút gồm 2 đường trắng và 2 đường đen, kích vào thì nó đổi màu tạo nên hiệu ứng như kích nút. Sau đó thì mình đổi sang c, hồi đó có biết vào mạng rồi, vào mấy diễn đàn, tin tức thì thấy có vẻ c cao cấp hơn pascal, và mình mua 2 quyển turbo c 2.0 gì đó (giờ không nhớ nữa), được tặng kèm cái đĩa turbo c 2.0 (không dùng được con trỏ để click luôn), kiến thức mình đọc lại từ đầu từ hello world cho đến hết 2 quyển, cũng chả biết nói thế nào mà bảo c mạnh, với mình lúc đó thì pascal dễ đọc hơn, trông chuyên nghiệp hơn, bảo c mạnh con trỏ nhưng pascal cũng có. Nói chung cái khoản con trỏ mình cũng chả thạo lắm, chuyển lên c++ xem thế nào, thêm 1 quyền c++ to như quyển từ điển, đọc được 1 tháng, đọc class, khái niệm hướng đối tượng chả hiểu cái đếch gì thì bỏ. Đến giờ đây thì mình mua đĩa học vb về và bắt đầu hiểu ứng dụng window với win form, control nó như thế nào. Nói chung thì mình không thích cú pháp của vb, học vb một tháng thì chắc mình chỉ học kéo thả là chính, lúc đó là hè chuẩn bị sang lớp 12, và mình phải gác lại việc học lập trình để chuyên tâm học thi đại học. Tuy nhiên mình vẫn tham gia diễn đàn congdongcviet để đọc và post bài, tuy không trực tiếp code nữa nhưng luôn tìm giải pháp về làm phần mềm dịch văn bản anh việt, việt anh (như thời đó có evtran) vì mình rất ghét học tiếng anh, sau thấy khó quá mà học ngoại ngữ thì cũng không nên lệ thuộc mà chỉ nên dùng từ điển (như lạc việt, clicknsee ...) và mình bắt đầu tìm kiếm các giải pháp về từ điển như click and see, định dạng từ điển có khả năng thêm sửa xóa, ngôn ngữ hỗ trợ tiếng việt tốt hơn vb6 (hỗ trợ unicode). Giờ các bạn tìm trên congdongcviet về các bài viết tìm kiếm lacviet, hook trong từ điển của nickname tienlbhoc thì chắc vẫn còn thấy bài của mình ngày xưa. Trong quá trình tìm kiếm mình lúc đầu định dùng vb.net nhưng thấy người ta dùng c# nhiều hơn nên lại chuyển qua tìm hiểu tí c#, tuy nhiên chỉ đọc chứ không code, mình đợt đấy thi đại học mà. Sau khi đỗ đại học mình tăng cường tham gia hỏi đáp trên congdongcviet rồi caulacbovb.net  và đã ra đời từ điển super power dict đầu tiên, tiếp sau đó mình cho ra hàng loạt các phiên bản từ 1 đến 5.x viết bằng c#, định dạng của mình lúc đầu rất đơn giản chỉ là 1 file text chứa dữ liệu đã phát triển lên định dạng hỗ trợ tìm kiếm nhị phân, có khả năng thêm xóa dữ liệu với tốc độ cao, đến tầm năm thứ 3 thì mình chuyển hướng phát triển DotNetKey bằng c#, bộ gõ tiếng việt 64 bit mà mình hiện vẫn đang dùng hàng ngày, rồi tiếp tục tiếp Super Power Dict phiên bản viết bằng java đển chạy ubuntu (mình tham gia forum ubuntu-vn, cũng chửi nhau loạn xạ trên này, có lần bị lock nick).Rồi như thể chưa đủ mình bắt đàu build dữ liệu và convert dữ liệu sang các định dạng startdict, mdict, prc, babylon để chạy trên các từ điển khác và trên điện thoại, một từ điển super power dict để tạo, update dữ liệu và các cái khác để dùng với mục đích khác. Cuối năm thứ 4 đại học mình bắt đầu học Android khi có con điện thoại LG Optimus GT540 và build ra từ điển mSPDict bây giờ vẫn đang phát triển (Super Power Dict mobile version).
Ra trường mình làm viễn thông ở FTI (FPT telecom International) từ 17/9/2012 đến 22/4/2013 thì ra đi, chạy theo tiếng gọi của trái tim, chuyển sang ở nhà đi học và kiếm việc về lập trình, bất chấp gia đình can ngăn. Ngày viết đơn nghỉ việc lại là ngày đầu tiên gặp em Sakura sales gb FTI, sau trở về FPT thì em đấy đã có thằng nào, tiếc ghê lắm ^_^ (tiếc cho em đấy), sakura sakura aitai yo iya da kimi ni ima sugu aitai yo.
Do mình cũng làm được một số tool hỗ trợ công việc cho phòng (FTI tools, speed ping test, FTI monitors ... mình đam mê lập trình mà nên thấy cái gì làm được là cắm mặt vào làm luôn nên anh trưởng phòng cũ giới thiệu lên Ftel R&D, tuy nhiên do trục trặc tí nên đến 3/6/2013 mình mới vào được, trong hơn 1 tháng nằm nhà thì tranh thủ làm phát CCNA 920/1000 (các bạn có thể tìm trong blog này về kinh nghiệm thi CCNA) và đi học khóa java ở ipmac. Mình nghiêm túc khi theo con đường lập trình, trước khi nghỉ mình đã tích góp 1 ít tiền để trang trải cho việc học lập trình, thi CCNA còn lại thì ăn bám gia đình :). Mình có quan điểm bố mẹ đã có tiền sẵn sàng chạy cho con vào chỗ nọ chỗ kia thì cũng có thể nuôi con cho đến khi con có thể tìm được công việc như ý, những thứ con muốn nhiều hơn nhiều những thứ bố mẹ có thể cho nên bố mẹ không thể cho được thì hãy đứng sang một bên, trong đó có cả niềm kiêu hãnh khi tự thân đạt được mục tiêu của mình, một thời hạn 2 năm đặt ra để mình bay nhảy hoặc thất bại chịu sắp xếp theo gia đình. Công việc ở Ftel R&D không được như mong đợi, lại áp lực gia đình và cơ quan, rồi mình lại định ra đi hồi đầu tháng 10 năm ngoái, chuỗi ngày từ đó cho đến lúc mình đi không biết khổ và ức chế kể đâu cho hết, không phải ức chế về cường độ làm việc mà ức chế về tinh thần và áp lực từ gia đình khi mình định nghỉ việc. Việc nghỉ đó mình đã xin rút lại nhưng một khi đã muốn ra đi thì vấn đề chắc chỉ là thời gian, mình còn có thực lực nữa chứ. 3/1/2014 đỗ samsung R&D, 7/1 ra đi trong thoáng chốc và giờ mình đang rất vui mừng phấn khởi, đạt được nhiều thứ khi làm việc ở đây. Tổng cộng làm việc FPT được hơn năm thì viết đơn nghỉ việc 3 lần, không hiểu sao một thằng hiền lành tử tế như mình lại trở thành nhân viên bất hảo như vậy T_T, nếu được xét kỷ lục FPT thì chắc mình cũng ẵm giải. Thời hạn đạt mất 1 năm rưỡi .
Cảm xúc mênh mang quá nhưng có lẽ các bạn cũng sẽ hiểu con đường của 1 thằng ĐTVT sang CNTT như mình,tất nhiên để có được nó thì mình đã phải có quá trình từ hồi lớp 10.
Nói chung dù bạn đi học hay bạn tự học, có mấy thứ bạn cần có:
  • Làm thật nhiều bài tập cơ bản để có kiến thức nền (lên mạng kiếm 500 bài về c chẳng hạn)
  • Đọc sách về cấu trúc dữ liệu và giải thuật, nếu thấy chán đọc hãy lên các forum đọc gọi là cập nhật tin tức trong ngày trong một thời gian dài dài.
  • Hãy làm vài ứng dụng, project thực tế, CNTT là phải thực chiến.
  • Khi cần thiết nếu bạn chưa được đào tạo hãy đi học các khóa lập trình. Sau khi học ở ipmac mình thấy trình java lên hẳn, trước thủng lỗ chỗ và dùng kiểu chắp vá.
  • Bạn có đủ niềm đam mê không để sẵn sàng đánh đổi thời gian, công sức như ở trên hoặc hơn thế nữa.
  • Bằng cấp có quan trọng nhưng khi bạn đủ giỏi thì nó không còn quan trọng nữa ^^, bạn có thể thay thế nó bằng thành tích của bản thân hoặc thành tựu của các ứng dụng của bạn, giờ trái ngành cũng nhiều nên cũng không sợ, nếu sợ kẹp cái aptech, niit vào.
Các ngôn ngữ, công nghệ nên học:
  • x/c++ nếu muốn làm về tầng sâu sâu 1 tí
  • C#/Java nếu muốn lập trình ứng dụng và outsource
  • PHP lập trình web outsource cũng nhiều
  • Nếu web thì thêm html, javascript, css nữa
  • Python, ruby là các công nghệ mới (code hệ thống và web)
  • Mobile như ios (dùng c object), android (java), winphone (c#) ...
  • Database 
Một số trang web học lập trình:
Bài viết hơi dài, viết hơi lan man nhưng thằng CNTT nó thế, giao tiếp kém, kiến thức xã hội kém, nhưng làm anh hùng bàn phím thì rất giỏi :).

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Lịch sử radio và công nghệ phát thanh

radio_ tower banner.

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay mang lại cho chúng ta nhiều loại hình giải trí dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chúng có thể nghe nhạc bằng iPod, xem phim trực tuyến trên máy tính bảng hay chơi game trên điện thoại. Thế nhưng, có một loại hình giải trí với lịch sử phát triển lâu đời mà cho đến ngày nay, nó vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần của rất nhiều người trên thế giới. Đó chính là chiêc máy radio.

Máy radio (máy thu thanh, máy nghe đài, máy ra-đi-ô) là một vật dụng rất quen thuộc đối với người Việt chúng ta, từ những đứa bé với chương trình "chúc bé ngủ ngon", đến người lớn với các chương trình thời sự hay "đọc truyện đêm khuya." Radio cũng là một công cụ phục vụ cho công việc, chẳng hạn như cánh tài xế với kênh "radio giao thông".

Sóng radio và máy radio:

Sóng radio hay sóng vô tuyến là một dạng bức xạ điện từ có phổ dài hơn ánh sáng hồng ngoại, tần số từ 3 kHz đến 300 GHz. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc vận tốc ánh sáng và trong tự nhiên, nó xuất hiện từ hiện tượng sấm sét.

Từ radio còn dùng để chỉ máy thu thanh (máy radio) - một thiết bị điện tử nhận các sóng âm đã được biến điệu qua ăng ten để khuếch đại, phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu và phát âm thanh ra loa cho người nghe. Máy radio hình thành dựa trên sự phát triển của 3 phát minh có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó chính là radio, máy điện báo và điện thoại. 3 công nghệ này cùng nhau đã tạo nên một công nghệ thu thanh mà ban đầu, nó được gọi là "điện báo không dây" (wireless telegraphy).

Nguyên lý làm việc của sóng radio.

Trong lịch sử phát triển, nhiều nhà phát minh đã thử áp dụng nhiều phương pháp truyền tín hiệu không dây, bao gồm cả phương pháp cảm ứng điện từ và truyền tín hiệu qua mặt đất. Tuy nhiên, chiếc máy radio bắt đầu từ việc phát minh ra "sóng radio" (radio wave) - một loại sóng điện từ có khả năng truyền âm nhạc, giọng nói, hình ảnh và cả dữ liệu trong không trung từ nơi này đến nơi khác. Có nhiều thiết bị hoạt động bằng sóng điện từ bao gồm: radio, lò vi sóng, điện thoại di động, bộ điều khiển từ xa, máy thu hình và nhiều thiết bị khác. Các thiết bị sử dụng sóng điện từ với các tần số khác nhau nhằm thực hiện các chức năng khác nhau. Sóng dùng trong radio có tần số trong khoảng từ 3 Hz (Dải tần số cực thấp ELF - Extremely low frequency) đến 300 GHz (Dải tần số cực cao EHF).

Khởi đầu với điện từ học …

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền tín hiệu không dây này, hàng loạt các thí nghiệm đã được tiến hành kể từ đầu thế kỷ 19 nhằm nghiên cứu sự liên quan giữa điện và từ tính dựa vào những dự đoán trước đó. Tiêu biểu là vào năm 1800, Alessandro Volta đã phát triển những phương pháp để tạo ra dòng điện. Tiếp theo là Gian Domenico Romagnosi với nghiên cứu về sự liên quan giữa dòng điện và từ tính nhưng nghiên cứu của ông chưa được công nhận.

Mãi đến năm 1829, Hans Christian Ørsted đã đưa ra một thí nghiệm để chứng minh thuộc tính từ của dòng điện, đó là dòng điện chạy trong một cuộn dây làm chệch hướng của kim la bàn đặt gần. Chính thí nghiệm của Ørsted đã khơi mào cho André-Marie Ampère phát triển lý thuyết về điện từ và kế đó là Francesco Zantedeschi với nghiên cứu về sự liên quan giữa ánh sáng, điện và từ trường.

Radio_Hans Christian Ørsted.
Thí nghiệm của Hans Christian Ørsted

Năm 1831, Michael Faraday đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để chứng minh sự tồn tại của hiện tượng cảm ứng điện từ. Mối quan hệ này đã được ông xây dựng thành một mô hình toán học của định luật Faraday. Theo đó, lực điện từ có thể lan toả ra vùng không gian xung quanh các dây dẫn.

Dựa trên các nghiên cứu trước đó, Joseph Henry đã thực hiện một thí nghiệm chứng minh được lực từ có thể tác động từ độ cao 61 m vào năm 1832. Ông cũng chính là người đầu tiên tạo ra dòng điện xoay chiều dao động với tần số cao. Trong thí nghiệm, ông nhận ra rằng dòng điện xoay chiều sẽ tạo ra một lực dao động với tầng số giảm dần cho đến khi nó trở về trạng thái cân bằng.

… đến thuyết sóng điện từ:

James_Maxwell.
James Clerk Maxwell (1831-1879) cha đẻ của thuyết sóng điện từ.

Từ năm 1861 đến năm 1865, dựa trên những nghiên cứu của Faraday và các nhà khoa học khác, James Clerk Maxwell đã phát triển một học thuyết mang tên thuyết sóng điện từ được đăng tải trên tạp chí khoa học hoàng gia với tựa đề "thuyết động lực của điện trường". Ông chính là người thống nhất các khái niệm quan trọng của vật lý hiện đại là điện, từ trường và ánh sáng bằng 4 phương trình Maxwell nổi tiếng. Dù ông không phải là người phát minh ra sóng radio, nhưng chính học thuyết này đã đặt một nền móng vững chắc cho sự ra đời của sóng radio cũng như máy phát thanh ngày nay.

Dụng cụ phát thanh "thuở ban đầu":

Radio_Mahlon Loomis.
Mahlon Loomis và bảng phác thảo thí nghiệm năm 1866.

Năm 1866, Mahlon Loomis - một nha sĩ người Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm nhằm chứng minh khái niệm "điện báo không dây." Trong đó, ông sử dụng 2 con diều thả bay trên không. Trên sợi dây diều thứ nhất, ông lắp một chiếc đồng hồ đo điện trong khi sợi dây diều còn lại được lắp một cuộn điện từ. Kết quả từ thí nghiệm cho thấy ngay trên không, từ trường từ cuộn dây thứ 2 đã làm lệch đồng hồ đo điện trên sợi dây diều thứ 1. Đây chính là trường hợp đánh dấu sự thành công đầu tiên của việc truyền tín hiệu không dây trong không trung. Và 20 năm sau đó, nhà vật lý nổi tiếng người Đức Heinrich Rudolph Hertz đã một lần nữa chứng minh sự biến thiên nhanh chóng của dòng điện có thể được truyền đi trong không gian dưới dạng sóng vô tuyến tương tự ánh sáng và nhiệt.

Những tín hiệu radio đầu tiên:

Guglielmo Marconi, một nhà phát minh người Ý đã chứng minh tính khả thi của việc truyền thông tin vô tuyến trong không gian. Ông đã gởi và nhận thành công những tín hiệu radio đầu tiên vào năm 1895. Và vào những năm đầu thế kỷ 20, Marconi bắt đầu đầu tư vào một ý tưởng truyền tín hiệu vượt Đại Tây Dương nhằm cạnh tranh với loại hình truyền tín hiệu bằng dây cáp. Năm 1901, ông đã truyền đi tín hiệu không dây đầu tiên qua đại dương từ Poldhu, Cornwall - một hạt tại miền Tây Nam VQ Anh đến đồi Signal Hill tại St John's, Newfoundladn - giờ đây là một quần đảo thuộc sở hữu của Canada. Khoảng cách giữa 2 điểm thu và nhận vào khoảng 3500 km. Tín hiệu phản hồi mà Marconi nhận được là 3 âm click - tương ứng với ký tự S theo mã Morse. Năm 1909, Marconi và Karl Fedinand Braun cùng nhận được giải Nobel vật lý về những "đóng góp dáng ghi nhận vào sự phát triển của công nghệ truyền tin không dây."

Radio_Guglielmo_Marconi_1901_wireless_signal.
Kỹ sư điện/nhà phát minh Guglielmo Marconi (1874-1937) cùng hệ thống truyền tin không dây đầu tiên vượt Đại Tây Dương của ông tại Anh Quốc vào năm 1901.

Ngoài trường hợp của Marconi, hai người đương thời với ông là Nikola Tesla và Nathan Stufflefield cũng nhận được bằng sáng chế cho máy phát sóng vô tuyến tại Mỹ.

Giai đoạn phát triển hoàn thiện:

Những mẩu tin được truyền đi bằng sóng radio cũng tương tự như như các tín hiệu dài-ngắn (mã Morse). Trong thời điểm ban đầu, máy phát tín hiệu được gọi là "spark-gap machines". Nó được phát triển để hướng dẫn các con tàu trong lúc cập bến hoặc để giữ liên lạc giữa những con tàu với nhau. Đó là cách truyền tín hiệu giữa 2 điểm nhưng đó không phải là chiếc máy radio mà chúng ta nhìn thấy như hiện nay.

Radio_rca_spark_gap.
Hình ảnh máy truyền tin "spark-gap machines" 230kW đầu tiên của Marconi. Các ký tự được đúc trên thân máy là W MACKIE & C, 47 1/2 OLD ST, LONDON EC.

Phương pháp truyền tín hiệu không dây bằng sóng radio đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong việc cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai. Các thiết bị truyền tín hiệu không dây này được lắp đặt trên một số tàu biển. Trong năm 1899, Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập một mạng lưới liên lạc không dây giữa những tàu hải đăng ngoài khơi đảo Fire bang New York. 2 năm sau, Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng hệ thống liên lạc không dây bằng sóng radio này trong quân đội, sử dụng song song với các hình thức truyền tín hiệu bằng hình ảnh và liên lạc bằng chim bồ câu.

Radio_hawaii-1920-05.JPG
Hình ảnh trạm phát sóng tại Hawaii năm 1901 (Nguồn: radiomarine.org)

Năm 1901, dịch vụ gửi điện báo bằng sóng radio đã được thiết lập giữa 5 hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii. Vào năm 1903, trạm phát Marconi được đặt tại Wellfleet, Massachusetts đã gởi một thông điệp chào mừng của tổng thống Theodore Roosevelt đến với vua King Edward VII của Anh. Năm 1905, các báo cáo về trận hải chiến tại cảng Arthur trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật đã được truyền đi bằng phương pháp điện báo không dây, và vào năm 1906, cục dự báo thời tiết Mỹ đã áp dụng phương pháp này để cải thiện tốc độ truyền thông tin dự báo thời tiết.

radio_card00224_fr.
Nội dung bức điện nổi tiếng giữa tổng thống Theodore Roosevelt và vua King Edward VII năm 1903.
(Nguồn: royal.co.uk)

Năm 1910, Marconi đã mở một dịch vụ truyền tin không dây giữa Mỹ và Châu Âu và vài tháng sau đó, người ta đã tóm được một tên giết người trốn thoát từ Anh ngay trên biển bằng những thông tin được truyền đi bằng dịch vụ này. Năm 1912, dịch vụ truyền điện tín bằng sóng radio xuyên Thái Bình Dương đầu tiên đã được thiết lập giữa San Francisco và Hawaii.

Lee De Forest - Cha đẻ của đài phát thanh:

Dịch vụ truyền tin bằng sóng radio ở những nước khác phát triển khá chậm do các thế hệ máy phát sóng ban đầu có chi phí chế tạo khá cao, dòng điện trong hệ thống và luồng điện phóng giữa các điện cực cũng chưa được ổn định. Tuy nhiên, sau đó máy phát điện tần số cao của Alexanderson và ống Triode chân không của De Forest đã khắc phục được phần lớn những khuyết điểm ban đầu này.

Radio_Lee De Forest.
Lee DeForest và phát mình chiếc đèn triot 3 chân của mình.
(Ảnh chụp vào khoảng năm 1914 đến 1932, nguồn Wikipedia)

Lee De Forest đã phát minh ra thuật điện báo trong không gian sử dụng bộ khuếch đại Triode và đèn 3 cực (Audion). Trong những năm 1900, sự phát triển của công nghệ phát thanh đạt một cột mốc mới với việc phát hiện ra hiện tượng bức xạ điện từ. Lee De Forest chính là người phát hiện ra hiện tượng này. Theo đó, bức xạ điện từ có thể làm khuếch đại tín hiệu tần số vô tuyến được phát đi bởi các ăng-ten trước khi được thu lại bởi một máy dò nhận. Tín hiệu phát đi có cường độ mạnh hơn so với trước đó. De Forest cũng chính là người đầu tiên đặt tên cho hệ thống khuếch đại này là "Đài phát thanh".

Radio_De_Forest_Audion_AM_radio_transmitters.
Hệ thống phát sóng Radio AM của De Forest
(ảnh chụp vào khoảng năm 1916, nguồn Wikipedia)

Phát minh của De Forest chính là bộ khuếch đại và biến điệu (Amplitude-Modulated) hay sóng radio AM cho phép tín hiệu được phát đến nhiều trạm khác nhau so với phương pháp truyền tin bằng tia spark-gap trước đây chỉ cho phép truyền tin giữa 2 điểm. Đây chính là tiền đề của công nghệ truyền thanh bằng sóng radio hiện đại mà De Forest chính là cha đẻ.

Ứng dụng trong quân sự và thời kỳ bị kiểm soát:

Khi Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tất cả các đài phát thanh ở Mỹ đều được kiểm soát bởi quân đội để ngăn chặn khả năng các điệp viên của đối phương sử dụng nó để truyền thông tin. Chính phủ Mỹ cũng đã tiếp quản quyền kiểm soát tất cả các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ vô tuyến này.

Năm 1919, sau khi chính phủ bãi bỏ chính sách giới hạn các bằng sáng chế này, Tổng công ty phát thanh của Mỹ (RCA) được thành lập để kiểm soát việc phân phối và ứng dụng các bằng sáng chế có liên quan tới radio đã bị hạn chế trong chiến tranh.

Tiếng nói phát thanh đầu tiên:

Tiếng nói của con người được truyền đi qua đài phát thanh vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Có lập luận cho rằng tiếng nói đầu tiên được công nhận là "Hello Rainey" của Nathan B. Stubblefied nói với người cộng tác của mình ở Muray bang Kentucky vào năm 1892. Một lập luận khác lại cho rằng tiếng nói phát thanh đầu tiên thuộc về chương trình thử nghiệm trò chuyện của Reginald A. Fessenden vào năm 1906 và được nghe bởi một thiết bị radio trên những con tàu cách đó hàng trăm dặm.

Radio_Reginald-Fessenden.
Reginald A. Fessenden và hệ thống phát thanh của mình.

Nhà phát minh người Canada, Reginald A. Fessenden nói trên còn được biết đến với phát minh biến điệu sóng radio và máy dò độ sâu. Fessenden là một nhà hóa học từng làm việc cho Thomas Edison trong những năm 1880. Sau đó, ông thành lập công ty của riêng mình và phát minh ra phương pháp biến điệu sóng vô tuyến dựa vào "nguyên tắc phách" (heterodyne principle) cho phép truyền tín hiệu trong không trung mà không bị nhiễu.

Các chương trình phát thanh "đúng nghĩa" được khai sinh:

Radio_arlington-1917.
Ảnh chụp đài phát thanh NAA ở Arlington vào năm 1917 (Nguồn: virhistory)

Vào năm 1915, giọng nói đầu tiên được đài phát thanh hải quân NAA ở Arlington, bang Virginia truyền đi xuyên lục địa, từ New York đến San Francisco, vượt qua Đại Tây Dương đến tháp Eiffel tại Paris. Ngày 2 tháng 11 năm 1920, đài phát thanh KDKA - Pittsburgh đã phát sóng kết quả bầu cử Harding-Cox và bắt đầu một chương trình phát thanh hàng ngày.

Năm 1927, hệ thống thông tin vô tuyến nối liền Bắc Mỹ Và châu Âu được thành lập, và 3 năm sau đó có thể kết nối thêm Nam Mỹ. Cho đến năm 1935, các cuộc gọi đầu tiên được thực hiện trên toàn thế giới, sử dụng kết hợp cả hệ thống truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến.

Sự ra đời của sóng FM và đài phát thanh ngày nay:

Năm 1933, Edwin Howard Armstrong phát minh ra sóng radio biến tần (frequency-modulated) hay còn gọi là sóng radio FM. Sóng FM có ưu điểm là hạn chế sự gây nhiễu sóng của các thiết bị điện tử khác và từ trường của Trái Đất. Đến năm 1936, tất cả các thông tin liên lạc điện thoại xuyên Đại Tây Dương của Mỹ được truyền sang Anh và Paris đều ứng dụng phương pháp này. Tính đến thời điểm đó, mạng lưới thông tin liên lạc cả hữu tuyến và vô tuyến có thể kết nối Mỹ với gần 187 điểm khác ở nước ngoài.


Radio_arm1.
Hình ảnh Howard và chiếc máy Radio bắt sóng FM đầu tiên trong chuyến trăng mật cùng vợ mình
(ảnh chụp năm 1923, nguồn: world.std)

Từ đó, công nghệ vô tuyến luôn được phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Năm 1947, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Bell Labs tại New Jersey, Mỹ đã phát minh ra bóng bán dẫn. Và vào năm 1954, Tokyo Telecommunications Engineering Corp - tiền thân của Sony là công ty đầu tiên sản xuất radio bán dẫn di động.

Radio_sony radio.JPG
Đài bán dẫn đầu tiên của Sony (Nguồn: xtimeline)

Năm 1965, một hệ thống ăng ten phát sóng FM đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên tòa nhà Empire State ở New York cho phép các đài phát thanh FM tư nhân có thể phát sóng từ 1 nguồn đến đồng thời nhiều bộ thu khác nhau. Đây cũng chính là mô hình đài phát thanh được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay.

Radio_esb6.
Chi tiết chiếc ăng ten phát sóng FM đàu tiên trên đỉnh tòa nhà Empire State
(Ảnh chụp vào khoảng năm 1965, nguồn: lnl.com)

Kết

radio_music-dj-club-life-62311.

Như vậy, từ các nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết sóng điện từ, cho đến những tín hiệu hết sức sơ khai như một ký tự S bằng mã Morse hay một câu "hello" được truyền giữa 2 điểm, chúng ta đã có hàng loạt đài phát thanh hiện đại ngày nay với các chương trình tin tức, thời sự, giải trí vô cùng phong phú và đa dạng.

Ẩn dưới tất cả những thành công đó là một nỗ lực vô tận của các nhà khoa học, các nhà phát minh nhằm biến cái không thể thành có thể, biến truyền tin hữu tuyến thành vô tuyến. Qua đó, tạo ra sự tiện ích và hàng loạt các ứng dụng của phương pháp truyền tín hiệu không dây cho nhiều lĩnh vực khác nhau.


Nguồn: Tổng hợp (lấy từ tinhte.vn)

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Một số hệ thống monitor nguồn mở

Một hệ thống mạng muốn ổn định, tự động phát hiện, cảnh báo các sự cố về mặt cấu hình hay kết nối vật lý thì việc tất yếu là cần một hệ thống monitor để giám sát 24/7. Trong quá trình làm việc, mình có tìm hiểu một số hệ thống monitor mã nguồn mở phổ biến, được sử dụng rộng rãi, nay muốn giới thiệu với mọi người.

1. Cacti
Trang chủ: http://www.cacti.net/
Theo như giới thiệu từ trang chủ:
Cacti is a complete frontend to RRDTool, it stores all of the necessary information to create graphs and populate them with data in a MySQL database.
Thì có vẻ đây không hẳn là một hệ thống monitor mà chỉ là frontend quản lý và tạo graph. Tuy nhiên thực tế thì cacti được đi kèm với các gói khác nữa nhất là mấy gói check SNMP (một giao thức lấy thông tin router, switch, server ..), và hay được sử dụng để monitor các router switch, đặc biệt là phần monitor up/down và traffic các cổng. Cacti thấy giao diện sáng sủa, đơn giản, dễ sử dụng.
Về cơ bản thì mình chưa đụng chạm đến cái này mà chỉ đơn giản là thấy sao thì nhận xét chủ quan vậy.

2. Nagios
Trang chủ: http://www.nagios.org/
Nagios bản core miễn phí, mã nguồn mở.
Một hệ thống monitor thuộc loại phổ biến nhất hiện nay và cũng có khả năng tùy biến rất mạnh. So với cacti hay được sử dụng để monitor router switch thì Nagios có vẻ thiên hướng về server và tùy biến hơn. Nagios dựa trên nhiều cơ chế check: trực tiếp như ping, SNMP, NRPE, NSCA, check_nt. Hệ thống plugin hùng hậu, dễ phát triển và hệ thống option rất nhiều. Bản core dựa trên database dạng text, config phải trên mấy file text này, khó sử dụng và cấu hình lâu, giao diện web làm việc không có khả năng cấu hình gì mấy. Mặc định bản core không cài vào chẳng làm ăn được gì cả, cần cài plugin để nó gọi các command check (như kiểu gõ ping để trả về kết quả vậy), cài thêm plugin graph để vẽ đồ thị ...
Nói chung thì bản này nếu cho hệ thống nhỏ, chỉ 1 ông quản trị kinh nghiệm làm thì cũng được, thấy bên đại học quốc gia dùng cái này, nhưng hệ thống monitor lớn nhiều người tương tác thì không ổn. Tuy nhiên vì nó mã nguồn mở, có nhiều plugin hoặc phân hệ.

Nagios core rất mạnh, tùy biến cao nhưng có nhiều vấn đề, đã có nhiều hướng phát triển ra để bổ xung vào chỗ trống.

2.1 Icinga
Trang chủ: https://www.icinga.org/
Một nhánh của Nagios với giao diện đẹp hơn hẳn, thấy khá được ưa chuộng với nền tảng web mới, hỗ trợ mobile .. tuy nhiên cái cần nhất là thêm xóa, config trên web thì mình vẫn chưa thấy có nên mình không quan tâm mấy.

 2.2 Check_mk
Trang chủ: http://mathias-kettner.com/check_mk.html
Đây là một sự mở rộng đáng giá, bắt đầu là một plugin, giờ nó đã bao gồm nhiều thứ, một software toàn diện (trang chủ nói thế)
Hội tụ nhiều cái mình tìm kiếm:
  • Giao diện đẹp
  • Hỗ trợ mobile (chưa thử nhưng thấy có option)
  • Thêm xóa host trên giao diện web
  • Base trên Nagios và phải cài nagios vào trước khi cài cái này (có thể coi là plugin thay thế cái web Nagios core lởm) nên tương thích với các plugin của Nagios.
  • Vẫn đang phát triển cải tiến tiếp.
Thấy một số chỗ triển khai cái này để monitor server. Tuy nhiên giao diện web thì tùy biến không đủ option như Nagios core được.

2.3 Opsview
Trang chủ: http://www.opsview.com/
Là một sự phát triển khác tương tự Check_mk nhưng có vẻ cơ to hơn, cũng có bản core (free) và các bản thương mại như Nagios, hiện bên mình sử dụng cái này và cacti (các cái khác nữa không thì không rõ) và có cái khác là rpm cài vào là dependence có luôn plugin vẽ graph, giao diện trực quan, NagVis và các plugin check. Hỗ trợ database mysql (những cái khác chưa tìm hiểu). Tuy nó to, nhiều tính năng, nhưng khá nặng, chạy thường thì không sao, tầm hơn 500 mb ram với centos minimal nhưng lúc mới cài xong nó load thì gần 2gb ram luôn và nhiều khi thao tác giao diện tốn ram cũng kha khá mặc dù chưa add host nào vào.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm thi chứng chỉ CCNA của Cisco

Lưu ý

Cisco đã thay đổi mã môn thi CCNA và update bộ đề thi mới. Mọi thông tin trong bài này đều là kinh nghiệm thi đề cũ, mình không có ý định thi lại đề mới nên các thông tin cập nhật đề hiện tại mình không biết, mình post lên đầu bài viết luôn vì rất nhiều bạn cứ cố hỏi đề mới thế nào.


Theo thông tin từ Cisco System cho biết: mã môn thi CCNA đã được thay đổi và update bộ đề thi mới. Mã cũ 640 -802 được thay thế bằng 200- 120. Hạn cuối cùng để thi mã cũ tới ngày 30/9/2013.


Chi tiết xem tại: http://www.cisco.com/web/learning/certifications/associate/ccna/index.html bạn nào muốn thi thì thi nhanh, còn không thì sau khi đổi đề để đến sang năm cho trên mạng cập nhật bộ đề luyện rồi hẵng thi.


Kinh nghiệm

Hôm nay, ngày 1/6/2013 (quốc tế thiếu nhi), mình đã pass kỳ thi CCNA với số điểm 920/1000, và mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm thi với các bạn qua bài viết này.

CCNA là một chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng của Cisco, mình cũng đã có những bài viết về CCNA, các bạn có thể tìm tag CCNA trong blog này để đọc. Về cơ bản thì cái gì dính đến IP, định tuyến trong mạng, router, switch thì sẽ cần kiến thức CCNA (hoặc cao hơn là CCNP cho mạng lớn, CCIE - chứng chỉ cao nhất về quản trị mạng). Học để thi CCNA sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức về mạng và cách thức cấu hình thiết bị của hãng Cisco (hiện là hãng phổ thông nhất), tất nhiên cũng có những chứng chỉ quản trị mạng của hãng khác như của Juniper, nhưng nói chung CISCO là chứng chỉ được các tổ chức cơ quan thừa nhận rộng rãi, có giá trị khi kẹp vào hồ sơ xin việc hoặc lên cấp bậc.


Đối tượng học và thi
Thấy quảng cáo thì dành cho sinh viên, kỹ sư công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.


Địa điểm đăng ký thi
Hiện tại thì mình biết các trung tâm sau hỗ trợ thi:
BK, Ipmac (mình thi ở đây), Vnexpert, NetPro và chắc chắn còn nhiều trung tâm khác nữa.


Cách thức đăng ký thi
1. Lệ phí thi hiện tại là $295.

2. Voucher discount (thông thường 58%)

Thông thường các bạn học ở các trung tâm lớn, nhiều tiền 1 chút thì các bạn sẽ được cấp một account, và khi học xong khóa học, thi đỗ mấy bài test khóa học thì sẽ được voucher, nhưng thường thì thấy nhiều người mới học xong chưa có nhu cầu thi nên bán hoặc như tớ học ở Netpro 38 nguyên hồng thì không có voucher, phải đi mua.


3. Cách mua voucher
- Lưu ý là cần mua account chưa request để đổi thông tin nhé, request voucher rồi thì không đổi được thông tin.
- Mua voucher chưa request, sau đó thay đổi các thông tin cá nhân thành của mình (i.e. username, password, First Name, Last Name, email để nhận thông tin voucher)
trong đó chú ý First Name là tên mình, Last Name là họ. Ví dụ: First Name: Tien, Last Name: Bui Duc thì tên xuất hiện trên
chứng chỉ là Tien Bui Duc. Nếu bạn nào muốn tên xuất hiện đúng thứ tự tên người Việt thì đổi ngược lại. First Name là họ, Last Name là tên
- Sau đó request voucher. trên trang https://www.netacad.com/
 nếu không thạo thì nhờ các anh chị ở trung tâm mình đăng ký thi hướng dẫn.

- Trước đây thì việc get voucher về rất nhanh, một vài ngày là xong, nhưng từ tháng 5/2013 mình thấy trên phần FAQ của cisco thì nó sửa thành get xong phải xấp xỉ 30 ngày mới lấy được, và bản thân khi mình get thì mất 21 ngày nó mới gửi về.
sau khi request Cisco sẽ gửi một email thông tin voucher (xem bên dưới) gồm các thông tin cần chú ý sau (phần màu đỏ):

+ Cisco ID: Đây là ID của mình, cái này sẽ gắn với tên của mình trong tất cả các kỳ thi của Cisco.
+ Promotion Code: Mã voucher
+ Expiration Date: Ngày hết hạn sử dụng voucher

Các thông tin trên không được tiết lộ cho người khác biết.

4. Đăng ký thi:

+ Khi đến đăng ký nhớ in email thông tin mà Cisco gửi ra và mang đi cùng cho khỏi quên
+ Khi đăng ký cần cung cấp:

- Cisco ID
- Promotion Code
- Expiration Date
- Academy ID
- username
- ...

Sau khi thi xong thì biết kết quả ngay và được in 1 tờ giấy chứng nhận tạm thời (thực ra giấy photo A4), phải đợi mấy ngày sau cisco nó gửi về hòm thư hướng dẫn các bước nữa, rồi đợi mấy tháng mới có chứng chỉ chính thức gửi về. Tuy nhiên cầm tờ giấy tạm thời nhét hồ sơ cũng được, cùng lắm cơ quan muốn xác nhận thì cho contact bên đăng ký thi.

Kinh nghiệm ôn thi

Ở trên mạng có nhiều bộ đề để ôn thi, số câu hỏi dao động từ khoảng gần 500 đến hơn 700 câu 1 bộ. Mình ôn theo cách sau:
Vào http://www.9tut.com/ làm hết các câu hỏi và phần lab trong đó. Phần câu hỏi ở 9tut thì tương đối ít nhưng lab thì chỉ cần luyện ở đây là đủ, mình đi thi và dính 3 câu lab: vtp, eigrp, access-list 2 với cách làm tương tự như ở 9tut.
Vào trang http://www.examcollection.com/ down các file vce bộ đề về luyện, để đọc được các file đó mình dùng phần mềm Visual CertExam Suite 3.0.1 (các bạn về sau down bản càng mới càng tốt nhé, và cần crack), mình luyện thêm 2 bộ Cisco.Acme.640-802.v2012-05-31.by.suresh.521 rồi Cisco.ActualTests.640-802.v2013-01-28.by.Spike.662q để đi thi, có nhiều bộ đề khác như pass4sure, preking .. nữa, cứ chọn bộ nào mới và nhiều vote là được. Mấy bộ này hỗ trợ tạo đề thi trắc nghiệm random từ đống câu hỏi, dùng để test. Mình thường làm full bộ đề (mỗi ngày làm mấy chục , 100 câu rồi save lại, hôm sau làm tiếp), cày xong 1 bộ đề thì làm 1 2 bài test 40 50 câu để check trình độ. Các bộ này và bộ ở 9tut na ná nhau, mình luyện cả 2 để cho nó không có cảm giác lặp lại, đỡ nhàm chán và xem phản ứng với các câu hỏi hơi khác nhau 1 tí ra sao.
Kết quả sau mỗi lần luyện của mình như sau:
  • Khi mới học xong CCNA ở Netpro, do học lơ mơ nên mình test được có 35% đúng
  • Đọc xong 9tut test lại được khoảng 55%
  • Luyện xong bộ Acme 512 câu hỏi test vài phát, được khoảng gần 80%
  • Luyện bộ ActualTest thì được 85 87%
Và khi thi mình được 920/100, tuy nhiên vì thang điểm thấp nhất là 300 dù không làm được câu nào, nên thực ra  tỉ lệ đúng của mình sẽ được tính như sau : 620/700 = 88.5% (phong độ hơn ngày thường 1 tí). Các bạn cũng nên đạt tỉ lệ tối thiểu 85% rồi hẵng đi thi vì phong độ có thể dao động, cần có khoảng dư cho chắc ăn.
Mình luyện khoảng 3 tuần, get voucher mất 21 ngày thì mình không luyện mấy, đến lúc gần thi mình ôn lại 1 tí thôi.

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

CÂU HỎI PHỎNG VẤN XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH

Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc rất thông dụng được các nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng khi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Ca Cao đi lòng vòng trên internet và thu thập được, hy vọng sẽ có ích với các bạn.

Câu hỏi phỏng vấn thứ 1: “Tell me a little about yourself.”
Hãy cho tôi biết một chút về bản thân bạn.”


Trả lời:
1.1 Giới thiệu bản thân
“I attended RMIT where I majored in Marketing. My hobbies include shopping, reading novels, and doing charity.”
“Tôi học tại RMIT, nơi tôi theo học chuyên ngành Marketing. Sở thích của tôi gồm mua sắm, đọc tiểu thuyết, và đi làm từ thiện.”
“I grew up in Ho chi minh and studied accounting. I worked at an accounting firm for two years and I enjoy bicycling and jogging.”
Tôi lớn lên ở Hồ Chí Minh và học ngành kế toán. Tôi đã làm việc tại một công ty kế toán trong hai năm và tôi thích đi xe đạp và chạy bộ.”
1.2 Giới thiệu về tính cách liên quan tới công việc
- “I’m an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around different types of people and I like to always challenge myself to improve at everything I do.”
“Tôi là người dễ hợp tác làm việc tốt với tất cả mọi người. Tôi thích giao thiệp với nhiều loại người khác nhau và tôi luôn luôn thử thách bản thân mình để cải thiện mọi việc tôi làm.”
-  ”I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. I like pets, and in my spare time, I like to relax and read the newspaper.”
“Tôi là một người làm việc chăm chỉ và tôi muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau. Tôi thích thú cưng, và lúc rảnh rỗi, tôi thích thư giãn và đọc báo.”
- “I’ve always liked being balanced. When I work, I want to work hard. And outside of work, I like to engage in my personal activities such as golfing and fishing.”
to career, and then to personal interests all in a smooth flow.
“Tôi luôn luôn muốn ở trạng thái cân bằng. Khi tôi làm việc, tôi muốn làm việc chăm chỉ. Và khi không làm việc, tôi thích tham gia vào các hoạt động cá nhân của tôi chẳng hạn như chơi gôn và câu cá.”

Câu hỏi phỏng vấn thứ 2: ”What are your strengths?”
“Thế mạnh của bạn là gì?”

Trả lời:
- “I believe my strongest trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work.”
“Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này.”
- “I’ve always been a great team player. I’m good at keeping a team together and producing quality work in a team environment.”
“Tôi luôn là một đồng đội tuyệt vời. Tôi giỏi duy trì cho nhóm làm việc với nhau và đạt được chất lượng công việc trong một môi trường đồng đội. “
- “After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it.”
“Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của tôi là thực hiện một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi việc đúng thời hạn và quản lý của tôi luôn luôn đánh giá cao điều đó.”
“My strongest trait is in customer service. I listen and pay close attention to my customer’s needs and I make sure they are more than satisfied.”
“Điểm mạnh nhất của tôi là về dịch vụ khách hàng. Tôi lắng nghe và chú ý kĩ tới nhu cầu khách hàng của tôi và tôi chắc chắn rằng họ còn hơn cả hài lòng.”

Câu hỏi phỏng vấn thứ 3: “What are your weaknesses?” 
“Điểm yếu của bạn là gì?”

Trả lời:
“This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule.”
“Điều này có thể là xấu, nhưng ở đại học, tôi thấy rằng tôi thường hay chần chừ. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn.”
“I feel my weakness is not being detail oriented enough. I’m a person that wants to accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I’m currently working on finding a balance between quantity and quality.”
“Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng.”
“I feel my English ability is my weakest trait. I know this is only a temporary problem. I’m definitely studying hard to communicate more effectively.”
“Tôi thấy khả năng tiếng Anh của tôi là điểm yếu nhất của tôi. Tôi biết đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ để giao tiếp hiệu quả hơn.”
“The weakest trait I struggled with was not asking for help. I always try to solve my own problems instead of asking a co-worker who might know the answer. This would save me more time and I would be more efficient. I’m working on knowing when it would be beneficial to ask for help.”
“Điểm yếu nhất mà tôi phải đấu tranh là không yêu cầu sự giúp đỡ. Tôi luôn cố gắng tự giải quyết các vấn đề của mình thay vì hỏi đồng nghiệp người có thể biết câu trả lời. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn. Tôi đang cố gắng tìm hiểu khi nào thì sẽ có lợi khi nhờ giúp đỡ.”

Câu hỏi phỏng vấn thứ 4. “What are your short term goals?”
    “Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?

Trả lời:
“My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for.”
Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho.”
 “I’ve learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst.”
Tôi đã học được những điều cơ bản của việc tiếp thị trong hai năm đầu tiên. Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo bằng cách tham gia vào những dự án đầy thách thức. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một nhà phân tích tiếp thị.”
“As a program manager, it’s important to understand all areas of the project. Although I have the technical abilities to be successful in my job, I want to learn different software applications that might help in work efficiency.”
“Là một người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu mọi khía cạnh của dự án. Mặc dù tôi có những khả năng kỹ thuật để thành công trong công việc của tôi, nhưng tôi muốn tìm hiểu những ứng dụng phần mềm khác mà có thể giúp đỡ hiệu quả công việc.”
“My goal is to always perform at an exceptional level. But a short term goal I have set for myself is to implement a process that increases work efficiency.”
“Mục tiêu của tôi là luôn hoàn thành ở mức độ nổi bật. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân tôi là thực hiện việc làm tăng hiệu quả công việc.”


Câu hỏi phỏng vấn thứ 5. “What are your long term goals?”
“Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”

 Trả lời:
“I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I know I’m smart, and I’m willing to work hard.”
“Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn. Điều này có thể là hơi tham vọng, nhưng tôi biết tôi thông minh, và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ.”
“After a successful career, I would love to write a book on office efficiency. I think working smart is important and I have many ideas. So after gaining more experience, I’m going to try to write a book.”
“Sau khi sự nghiệp thành công, tôi muốn viết một cuốn sách về hiệu quả làm việc văn phòng. Tôi nghĩ làm việc một cách thông minh là quan trọng và tôi có nhiều ý tưởng. Vì vậy, sau khi có được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi sẽ thử viết một cuốn sách.”
“I’ve always loved to teach. I like to grow newer employees and help co-workers where ever I can. So in the future, I would love to be an instructor.”
“Tôi luôn yêu thích việc giảng dạy. Tôi muốn gia tăng những nhân viên mới hơn và giúp đỡ các đồng nghiệp ở bất kỳ nơi nào mà tôi có thể. Vì vậy, trong tương lai, tôi muốn trở thành một giảng viên.”
“I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of.”
“Tôi muốn trở thành một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào.”

Trên đây là 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc được đa số các nhà tuyển dụng sử dụng để bắt đầu một buổi phỏng vấn với các bạn. Những câu hỏi phỏng vấn xin việc hết sức căn bản phải không các bạn? Hãy chuẩn bị thật kỹ những câu này để làm hành trang cho buổi phỏng vấn của mình nhé.

Nguồn: Ca cao từ Vinaresearch
Cộng đồng khảo sát trực tuyến

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Kênh thuê riêng Leased line là gì? các ứng dụng và so sánh với đường truyền khác!

Leased-Line, hay còn gọi là kênh thuê riêng, là một hình thức kết nối trực tiếp giữa các node mạng sử dụng kênh truyền dẫn số liệu thuê riêng. Kênh truyền dẫn số liệu thông thường cung cấp cho người sử dụng sự lựa chọn trong suốt về giao thức đấu nối hay nói cách khác, có thể sử dụng các giao thức khác nhau trên kênh thuê riêng như PPP, HDLC, LAPB v.v…
Kênh thuê riêng Leased line là gì? các ứng dụng và so sánh với đường truyền khác!
Leased-Line, hay còn gọi là kênh thuê riêng, là một hình thức kết nối trực tiếp giữa các node mạng sử dụng kênh truyền dẫn số liệu thuê riêng. Kênh truyền dẫn số liệu thông thường cung cấp cho người sử dụng sự lựa chọn trong suốt về giao thức đấu nối hay nói cách khác, có thể sử dụng các giao thức khác nhau trên kênh thuê riêng như PPP, HDLC, LAPB v.v…

Về mặt hình thức, kênh thuê riêng có thể là các đường cáp đồng trục tiếp kết nối giữa hai điểm hoặc có thể bao gồm các tuyến cáp đồng và các mạng truyền dẫn khác nhau. Khi kênh thuê riêng phải đi qua các mạng khác nhau, các quy định về các giao tiếp với mạng truyền dẫn sẽ được quy định bởi nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, các thiết bị đầu cuối CSU /DSU cần thiết để kết nối kênh thuê riêng sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Một số các chuẩn kết nối chính được sử dụng là HDSL, G703 v.v…

Khi sử dụng kênh thuê riêng, người sử dụng cần thiết phải có đủ các giao tiếp trên các bộ định tuyến sao cho có một giao tiếp kết nối WAN cho mỗi kết nối kênh thuê riêng tại mỗi node. Điều đó có nghĩa là, tại điểm node có kết nối kênh thuê riêng đến 10 điểm khác nhất thiết phải có đủ 10 giao tiếp WAN để phục vụ cho các kết nối kênh thuê riêng. Đây là một vấn đề hạn chế về đầu tư thiết bị ban đầu, không linh hoạt trong mở rộng phát triển, phức tạp trong quản lý, đặc biệt là chi phí thuê kênh lớn đối với các yêu cầu kết nối xa về khoảng cách địa lý.

Giao thức sử dụng với leased-line là HDLC, PPP, LAPB.
  • HDLC: là giao thức được sử dụng với họ bộ định tuyến Cisco hay nói cách khác chỉ có thể sử dụng HDLC khi cả hai phía của kết nối leased-line đều là bộ định tuyến Cisco.
  • PPP: là giao thức chuẩn quốc tế, tương thích với tất cả các bộ định tuyến của các nhà sản xuất khác nhau. Khi đấu nối kênh leased-line giữa một phía là thiết bị của Cisco và một phía là thiết bị của hãng thứ ba thì nhất thiết phải dùng giao thức đấu nối này. PPP là giao thức lớp 2 cho phép nhiều giao thức mạng khác nhau có thể chạy trên nó, do vậy nó được sử dụng phổ biến.
  • LAPB: là giao thức truyền thông lớp 2 tương tự như giao thức mạng X.25 với đầy đủ các thủ tục, quá trình kiểm soát truyền dẫn, phát triển và sửa lỗi. LAPB ít được sử dụng.
  • Tham khảo một số thông tin liên quan
**Nếu dùng đường Frame-Relay thì chỉ tốn 1 cổng Serial trên Router.
Dùng HDLC không nhất thiết 2 đầu phải đều là thiết bị Cisco, chỉ cần chúng của cùng 1 hãng và có hỗ trợ HDLC là được.
Nếu khoảng cách giữa các chi nhánh không quá xa (dưới 5km) thì có thể dùng thiết bị kéo dài mạng LAN (ví dụ, modem G.SHDSL của hãng Planet), khi đó không phải tốn chi phí đầu tư Router và NTU.
Về mô hình lắp đặt thì là Router CSU/DSU CSU/DSU Router. Cable kết nối thì chỉ là cable RJ45 thông thường. Cấu hình thiết bị thì như bác Five đã nói, chỉ đơn giản là cấu hình giữa 2 cổng Serial trên Router.
***Leased-line có 2 loại kết nối
- Leased-line point-to-point: dùng để kết nối giữa 2 site
- Leased-line local-loop: dùng để phục vụ nhu cầu kết nối internet, public các services (ISP sẽ cung cấp cho bạn 1 range IP public từ 8 - 16 ip).
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại kết nối phù hợp

Thiết bị sử dụng
Router: bạn có thể sử dụng router của Juniper, Cisco...nên sử dụng router Cisco vì có nhiều người học và sử dụng => bạn có được nhiều nguồn tham khảo khi cần thiết, nên dùng dòng ISR 1800 modular series trở lên.
Serial interface: bạn có thể dùng card WIC 1T, WIC 2T, NM-4T...nên dùng WIC 2T nhằm đảm bảo khả năng dự phòng.
Cable kết nối
- V.35 (DB 60 - 60 pin) nếu sử dụng WIC 1T
- Smart serial V.35 (DB 26 - 26 pin) nếu sử dụng WIC 2T
NTU:
BRAS sử dụng công nghệ TDM => dùng NTU Adtran
BRAS sử dụng công nghệ ATM => dùng NTU Verilink
Tốt nhất là bạn nên để ISP trang bị NTU cho đồng bộ với các thiết bị đang được sử dụng tại ISP.
Hiện tại FPT đã triển khai leased-line cáp quang, kết nối được convert thành chuẩn RJ45, bạn không cần phải dùng NTU, serial interface và cable (tuy nhiên đường truyền này chỉ được FPT triển khai tại 1 số khu vực giới hạn)
Cấu hình thiết bị
Nếu là đường leased-line cáp quang thì bạn chỉ cần cấu hình cổng fast ethernet thông thường, không phải 'nói đến leased-line, nghĩ ngay đến serial'.
Leased-line point-to-point và local-loop có cấu hình hơi khác nhau 1 chút.
Cấu hình NTU rất đơn giản, chỉ cần khai báo vài thông số đồng bộ.
  
***Nếu có 3 chi nhánh thì thông thường bạn sẽ thuê 2 đường Leased Line để kết nối 2 chi nhánh con về CN chính.
* ADSL là đường kết nối dùng chung (bạn chỉ có riêng 1 đoạn dây từ nhà đến DSLAM gần nhất thôi) nên tính bảo mật không cao. Ngoài ra ADSL là đường thuê bao bất đối xứng (tốc độ download >> tốc độ upload) và càng nhiều người dùng thì tốc độ càng chậm.

* Leased Line kết nối giữa các chi nhánh là đường thuê kênh riêng, chỉ 1 mình mình truyền và nhận dữ liệu trên đó nên bảo mật hơn (ISP chỉ có trách nhiệm đảm bảo kết nối luôn thông suốt, nếu đứt kết nối mà lỗi do đường truyền thì họ phải khắc phục trong thời gian sớm nhất chứ không thể hẹn đến mai như ADSL ), tốc độ download = tốc độ upload và tốc độ này thường thấp hơn nhiều so với tốc độ cam kết của ADSL (tât nhiên nếu có tiền thì có thể thuê Leased Line tốc độ cao nhưng chi phí sẽ đội lên rất nhiều). Thông thường thì tốc độ khoảng 256Kbps cho đường Leased Line nội hạt (kết nối giữa các chi nhánh trong cùng tỉnh/thành phố) và 512Kbps cho đường Leased Line liên tỉnh. Tất nhiên với Leased Line backbone thì có thể tính toán để thuê tốc độ sao cho tối ưu nhất. Thông thường chỉ có các tổ chức như ngân hàng/chứng khoán,...cần bảo mật cao thì mới phải dùng Leased Line.

Về mặt thiết bị thì đúng là thông thường phải có 1 giao tiếp WAN cho 1 đường Leased Line nhưng các bạn có thể dùng Frame-Relay với sub-interface (point-to-multipoint), hoặc với G703 interface thì có thể dùng với bộ tách/ghép kênh cũng giúp tiết kiệm được WAN Interface. 

Nguồn : google.com.vn


Tại FPT, mình làm triển khai và hỗ trợ cho đường truyền leased line thì mình có mấy chia sẻ sau đây:

  • Đường truyền leased line bên mình dùng đường truyền quang gần như 100%, ở các đơn vị khác thì tùy cổng quang cổng đồng (vì vẫn còn nhiều hạ tầng cũ chưa chuyển giao hết).
  • Đường truyền leased line đắt hơn hẳn so với các dịch vụ khác như ADSL và FTTH nên thường thì các tổ chức, ngân hàng, công ty mới hay thuê vì ưu điểm của nó là: bảo mật hơn (như ở trên đã trình bày), tốc độ ổn định hơn, kỹ thuật hỗ trợ 24/7 thường trực cũng nhiều hơn.
  • Đa số kênh truyền leased line thuê lại là kênh truyền số liệu chứ không phải internet nhất là các ngân hàng cần thuê kênh để liên kết từ chi nhánh đến các điểm giao dịch , trung tâm đến chi nhánh ... Tốc độ phòng giao dịch thì 512kbps đến 1 vài mb, tốc độ điểm trung tâm khoảng vài đến vài chục.
  • FPT sử dụng công nghệ MPLS chứ không frame-relay (độc quyền cisco).

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tất cả những thông tin cần biết về chuẩn 4G LTE và chip RF360

4g-speeds

Có thể nói trong nhiều năm trở lại đây, công nghệ 4G đã bắt đầu trở nên phổ biến và là một thành phần không thể thiếu trên các dòng smartphone cao cấp. Mặc dù ở Việt Nam, 4G vẫn còn quá xa xỉ (theo dự kiến thì phải tầm 3-4 năm hoặc thậm chí là lâu hơn nữa nước ta mới hỗ trợ mạng 4G), thì trên thế giới, 4G đang là công nghệ mạng truyền tải dữ liệu phát triển nhanh, mạnh nhất, nó cũng đang dần phủ sóng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên chip 4G cũng có một số nhược điểm nhất định như gây hao pin cho smartphone, đôn giá thành sản phẩm lên cao. Chính vì điều đó các nhà sản xuất smartphone bắt đầu tìm nhiều cách để tối ưu hoá việc tích hợp chip 4G ngay trên các con chip SoC nhằm khắc phục phần nào những điểm yếu trên.

Rõ hơn, trong thời gian gần đây có lẽ các bạn đã nghe nói khá nhiều đến chip Qualcomm Snapdragon 600 (trên HTC One và Optimus G Pro) hay Samsung Exynos Octa 5 (trên Galaxy S4). Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những chip SoC có tích hợp bộ thu phát sóng LTE trên thị trường, chúng ta còn có khá khá nhiều loại khác sẽ ra mắt trong tương lai như Tegra 4 (thế hệ sau - xuất hiện vào tháng 7 tới) và 4i từ phía NVIDIA, hay nền tảng XMM 7160 của Intel. Ngoài ra, trong thời gian tới Qualcomm cũng sẽ tung ra dòng chip Snapdragon 800 và đặc biệt là chip thu phát tín hiệu có khả năng tương thích với hầu hết các mạng viễn thông trên thế giới, mang tên RF360 - đây cũng là một điểm rất đặc biệt vì các nhà sản xuất chỉ cần đưa ra một thiết bị duy nhất trên toàn cầu mà không cần chia làm nhiều phiên bản khác nhau.

Thông tin cơ bản về 4G
4G là gì? Nó bao gồm những chuẩn mạng nào?

4G là tên gọi được IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers - Học viện kỹ nghệ điện và điện tử) đặt ra nhằm phân biệt với các chuẩn mạng trước đó là 3G và 2G. Về cơ bản, 4G được hiểu là thế hệ mạng tiếp theo của 3G, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư cho phép tốc độ tải cao nhất đạt xấp xỉ 100Mbps tại các thiết bị, phương tiện, có tính di động cao (như tàu lửa, xe hơi) và 1Gbps tại các vật thể, phương tiện, thiết bị có tính di động thấp (như người sử dụng điện thoại di động đang đứng yên một chỗ, hoặc đang đi bộ chậm). Đó cũng là những tiêu chuẩn cơ bản nhất của mạng 4G, được bộ phận thông tin vô tuyến trực thuộc Liên minh viễn thông quốc tế (có tên đầy đủ là International Telecomunications Union-Radio, gọi tắt là ITU-R) chính thức thiết lập vào tháng 3 năm 2008. Tổ chức này cũng gọi chung những chuẩn đó với cái tên IMT-Advanced (Interntional Mobile Telecomunications Advanced).

Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những chuẩn cơ bản nhất của 4G, theo đó ITU-R quy định một tập hợp đầy đủ các chuẩn của IMT-Advanced phải bao gồm các yêu cầu sau:
  • Dựa vào gói mạng chuyển mạch all-IP;
  • Tốc độ tải cao nhất đạt xấp xỉ 100Mbps tại các thiết bị, phương tiện, có tính di động cao (như tàu lửa, xe hơi) và 1Gbps tại các vật thể, phương tiện, thiết bị có tính di động thấp (như người sử dụng điện thoại di động đang đứng yên một chỗ, hoặc đang đi bộ chậm);
  • Có thể tự động chia sẻ và sử dụng tài nguyên mạng để hỗ trợ nhiều người dùng cùng một lúc;
  • Sử dụng các kênh có băng thông được mở rộng lên đến 5-20 MHz, tuỳ chọn đên 40 MHz;
  • Hiệu quả băng thông (là lượng thông tin có thể truyền tải qua một băng thông sẵn có trong một hệ thống giao tiếp cụ thể nào đó) cao nhất phải đạt mức 15 bit/s/Hz khi tải về, và 6,75 bit/s/Hz khi tải lên mạng;
  • Hiệu quả băng thông của hệ thống phải đạt mức 3 bit/s/mạng khi tải trang và 2,25 bit/s/mạng khi sử dụng trong nhà;
  • Truyền tải dữ liệu trên các mạng không đồng nhất phải diễn ra trơn tru, ổn định;
  • Có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao trong việc hỗ trợ đa phương tiện thế hệ tiếp theo.
Trên thế giới hiện nay có hai chuẩn mạng cho tốc độ truyền tải dữ liệu rất cao, có tên thương mại là: LTE và Mobile WiMax (thực ra chúng ta còn có HSPA+ cũng cho tốc độ băng thông rất cao, không thua kém gì LTE nhưng vì HSPA+ là khái niệm do T-Mobile tự nghĩ và đặt nên mình sẽ không đề cập đến nó). Trên thực tế, cả LTE và Mobile WiMax chưa đáp ứng đủ điều kiện để được gán mác 4G bởi cả hai chưa hội đủ các yêu cầu của IMT-Advanced như trên, và chỉ cho tốc độ dữ liệu mạng dưới 1Gbps, thế nhưng, do các nhà mạng đã đầu tư hàng tỷ đô la vào R&D và quảng cáo, nên ITU gần đây đã có chút "điều chỉnh" trong cách định nghĩa mạng 4Gđể đảm bảo những công nghệ kể trên được công nhận là 4G.

Nói tóm lại công nghệ 4G đang được thương mại hoá với hai cái tên: LTE và Mobile WiMax. Tuy nhiên, vì bài viết này mình sẽ chỉ tập trung vào các giải pháp LTE trên smartphone, LTE trên chip SoC, nên chúng ta hãy để Mobile WiMax sang một bên và chú trọng vào công nghệ 4G LTE.

Tìm hiểu về 4G LTE

9-19_blog_image_4G_logo

LTE, viết tắt của cụm từ Long-Term Evolution, được thương mại hoá trên thị trường với cái tên phổ biến là 4G LTE, là công nghệ truyền thông không dây tốc độc cao dành cho các thiết bị di động và trạm dữ liệu. Trên lý thuyết, LTE hoạt động dựa trên các công nghệ mạng GSM/EDGE và UMTS/HSPA - cho phép tăng cường hiệu năng và tốc độ tải mạng nhờ vào việc sử dụng các phương thức vô tuyến khác nhau, DSP mới (bộ xử lý tín hiệu), bộ điều chỉnh tần số, cùng với những cải tiến ở lõi mạng - đó cũng chính là mục tiêu trước mắt mà LTE đang hướng đến. Còn mục tiêu về lâu về dài, những nhà phát triển muốn LTE phải có sứ mệnh thiết kế lại và đơn giản hoá kiến trục mạng thành một hệ thống dựa trên nền IP với độ trễ truyền tải dữ liệu giảm thấp hơn nhiều lần so với chuẩn mạng 3G. Về cơ bản thì mạng LTE không thể hoạt động chung với 2G và 3G, vì vậy nó phải được sử dụng trên một số phổ mạng nhất định.

Về đặc tính kỹ thuật, dịch vụ mạng 4G LTE cho tốc độ tải xuống ở mức cao nhất đạt 300 Mbps, và tốc độ tải lên (mức cao nhất) đạt 75 Mbps với độ trễ trong việc truyền tải dữ liệu thấp hơn 5 ms. Bên cạnh đó, công nghệ 4G LTE cũng có khả năng quản lý các thiết bị di động có tốc độ di chuyển nhanh, cũng như những luồng dữ liệu đa điểm, tại nhiều vị trí khác nhau. Về băng tần hỗ trợ, tiêu chuẩn 4G LTE có thể hoạt động ở nhiều băng tần khác nhau, cụ thể, ở Bắc Mỹ, băng tần hỗ trợ là 700/800 và 1700/1900, Nam Mỹ là 2500 MHz, ở Châu Âu là 800/1800/2600 MHz, Châu Á là 1800/2600 MHz, và cuối cùng ở Úc là 1800 MHz. Chính vì vậy, một chiếc smartphone có hỗ trợ LTE ở nước này nhưng có thể sẽ không sử dụng được dịch vụ LTE ở nước khác.

Ứng dụng của 4G LTE trong việc nâng cao chất lượng thoại

VoLTE

VoLTE là dịch vụ dựa vào giao thức Internet (Internet Protocol) để truyền các gói dữ liệu và giọng nói. Bằng việc sử dụng băng thông lớn hơn và dải tần số âm 50 - 7000Hz dựa trên mạng 4G LTE, VoLTE có thể mang lại chất lượng cuộc gọi tốt hơn khoảng 40% (các nhà cung cấp thường hay gọi "HD Voice" hay "chất lượng âm thanh độ phân giải cao) so với khi gọi bằng mạng 3G vốn có tần số âm hẹp hơn, chỉ 300 - 2400Hz. Dịch vụ này còn có thể giảm thời gian kết nối giữa hai thiết bị với nhau trong chỉ 1/4 giây, nhanh hơn nhiều so với con số 5 giây của mạng 3G. Hiện có Galaxy S III LTE LG Optimus II LTE, LG Optimus Vu II là ba trong số nhiều thiết bị tương thích với VoLTE. Một số nhà mạng ở Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu triển khai việc cung cấp dịch vụ VoLTE cho khác hàng.

Full-HD Voice

Full-HD Voice thực chất cũng là tính năng giúp nâng cao chất lượng cuộc gọi như VoLTE. Tuy nhiên so với VoLTE, thì Full-HD Voice hỗ trợ mạnh mẽ hơn khi nó sử dụng băng thông lớn hơn rất nhiều và dải tần số âm cũng được nới rộng ra từ 20 - 20.000 Hz dựa trên mạng 4G LTE. Bên cạnh đó, ngoài chất lượng cuộc gọi cao, Full-HD Voice còn giảm thiểu đến mức tối đa thời gian kết nối giữa hai thiết bị. Hiện Full-HD Voice vẫn chưa thực sự phổ biến, và có lẽ chúng ta phải đợi thêm một thời gian nữa mới có thể thấy nó xuất hiện rộng rãi trên các thiết bị di động. Một nhược điểm nho nhỏ của Full-HD Voice là nó yêu cầu người gọi và người nhận cuộc gọi cả hai phải sử dụng smartphone có hỗ trợ tính năng đó mới có thể sử dụng được.

Chip 4G LTE tích hợp vào SoC

Thông thường Snapdragon S4, Snapdragon 600, Tegra 3, Tegra 4 thế hệ cũ, là các SoC có vai trò quản lý các tác vụ của toàn bộ hệ thống, còn việc kết nối đến mạng 4G LTE sẽ do modem LTE (nằm độc lập với SoC) đảm nhiệm. Tuy nhiên, việc SoC và chip LTE nằm hai vị trí khác nhau đã dẫn đến rất nhiều nhược điểm làm ảnh hưởng không tốt đến smartphone/tablet như: mức tiêu hao năng lượng nhiều hơn, diện tích bên trong phần cứng của máy bị thu hẹp, hiệu năng của hệ thống bị giảm, dẫn đến việc xử lý của máy cũng trở nên chậm chạp hơn. Thấy rõ được những điểm yếu như vậy, các hãng sản xuất chip di động như Qualcomm, Samsung, Intel hay Nvidia bắt đầu tính đến phương án tích hợp thẳng modem 3G/4G LTE vào SoC nhằm khắc phục tất cả các vấn đề trên.

Và kết quả là gì? Chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của những dòng chip có sẵn LTE bên trong như Snapdragon S4 Pro, Snapdragon 800 từ Qualcomm, Tegra 4 thế hệ mới, Tegra 4i của Nvidia, nền tảng XMM 7160 do Intel sản xuất, và mới đây nhất là Samsung Exynos Octa 5 trên Galaxy S4. Tất cả chúng đều có những lợi ích nhất định: mạnh mẽ hơn, lượng điện năng tiêu thụ được giảm xuống đáng kể, diện tích bên trong máy tăng lên tạo điều kiện cho nhà sản xuất có thể mở rộng dung lượng pin.

Rõ ràng việc tích hợp thẳng chip 4G LTE vào SoC mang lại rất nhiều điểm mạnh, thế nhưng vẫn còn đó một nhược điểm cố hữu trên chính modem 4G LTE. Cụ thể hơn nó là gì? Quay trở lại đặc tính của LTE, mình có đề cập đến một điều: một chiếc smartphone có hỗ trợ LTE ở nước này nhưng có thể sẽ không sử dụng được dịch vụ LTE ở nước khác. Đây chính là vấn đề của chip 4G LTE trên các thiế bị di động hiện nay. Điều này luôn khiến các nhà sản xuất smartphone cảm thấy đau đầu bởi mỗi khi họ tung ra một dòng sản phẩm mới, họ buộc phải tạo ra từ 20 phiên bản khác nhau của cùng một chiếc smartphone nhằm hỗ trợ tối đa các dịch vụ mạng 4G LTE ở từng nước.

Quả thật nó không hề dễ chịu chút nào, nhưng có vẻ như trong thời gian tới nỗi âu lo đó sẽ biến mất khi trong thời gian vừa qua, hãng sản xuất chip Qualcomm đã chính thức giới thiệu đến thế giới RF360 - một con chip thu phát tín hiệu có khả năng tương thích với hầu hết các mạng viễn thông trên thế giới.

Tất cả những điều bạn cần biết về RF360

Thông tin cơ bản


RF360 là thiết bị có thể hoạt động với chuẩn LTE-FDD (dùng bởi nhà mạng Verizon, AT&T của Mỹ), LTE-TDD, WCDMA (đây là mạng 3G ở Việt Nam), EV-DO, CDMA 1x, TD-SCDMA và cả GSM / EDGE (2G). Chính vì thế, nó có thể xóa bỏ rào chắn giữa hơn 40 băng tần mạng di động khác nhau trên toàn cầu. Qualcomm còn tích hợp cho RF360 bộ hiệu chỉnh năng lượng đầu tiên dành cho thiết bị 3G/4G, bộ chỉnh sóng ăng-ten động (tần số từ 700-2700MHz), "gói vô tuyến 3D" đầu tiên (bao gồm bộ chuyển mạch ăng-ten và bộ khuếch đại nguồn, hãng gọi là RF POP). Kết quả là con chip sẽ giảm lượng điện tiêu thụ xuống. RF360 cũng tiết kiệm không gian hơn 50% so với những công nghệ hiện tại, các nhà sản xuất thì cắt giảm được chi phí sản xuất.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để RF360 lại có thể "xóa bỏ rào chắn giữa hơn 40 băng tần mạng di động khác nhau trên toàn cầu"? Để có được câu trả lời chúng ta cần đi sâu một tí vào công nghệ mà Qualcomm sử dụng trên RF360.

[IMG]

Theo đó, Qualcomm đã tạo ra một con chip 3D siêu nhỏ tích hợp sâu vào RF360, chú chip 3D này sử dụng một bộ chỉnh anten riêng biệt, có cấu trúc vô cùng phức tạp, để có thể bắt được sóng của 40 băng tần LTE khác nhau nằm trong dải tần số từ 600 MHz đến 2,7 GHz - rộng hơn rất nhiều lần so với phổ mạng 4G LTE hiện nay. Tuy nhiên để tạo ra một chiếc smartphone LTE "toàn cầu" theo đúng nghĩa đen, chip 3D trên RF360 chưa phải là yếu tố cốt lõi duy nhất. Qualcomm cho biết những thành phần khác trong chuỗi RF như ăng ten cần phải có những nâng cấp nhất định mới có thể tương thích tốt với chip 3D trong RF360. Điều đáng tiếc là đến thời điểm hiện tại, các hãng sản xuất anten thông minh như SkyCross hay Ethertronics mặc dù đã tạo ra nhiều loại anten có khả năng hỗ trợ đến hàng tá băng tần, nhưng con số đó so với 40 băng tần mà chip RF360 hỗ trợ là quá ít.

Ngoài chip 3D, RF360 cũng được cấu thành từ rất nhiều thành phần kỹ thuật tiên tiến, sử dụng các công nghệ cao cấp hơn hẳn so với đại đa số dòng chip LTE trên thị trường, cụ thể như sau:

screen-shot-2013-02-21-at-12-37-51-pm
  • Bộ chuyển đổi ăng-ten linh động (Dynamic Antenna Matching Tuner - QFE15xx): là công nghệ ăng-ten tích hợp có khả năng cấu hình lại và được tích hợp modem đầu tiên trên thế giới cho phép mở rộng tầm hoạt động của ăng-ten trên các băng tần 2G/3G/4G LTE, với dải tần số trải dài từ 700-2700 MHz. Kỹ thuật này, kết hợp với modem kiểm soát cùng các cảm biến đầu vào, sẽ giúp tăng hiệu năng của ăng-ten, giữ kết nối ổn định khi thiết bị gặp vật cản như bàn tay của người dùng.
  • Envelope Power Tracker (QFE11xx): Đây là công nghệ theo dõi sóng đường bao có tích hợp modem đầu tiên, được thiết kế dành cho các thiết bị di động có hỗ trợ 3G/4G LTE. Về cơ bản thì con chip này có nhiệm vụ làm giảm nhiệt và làm giàm 30% mức độ tiêu hao năng lượng của hệ thống sóng vô tuyến RF (Radio-Frequency), phụ thuộc vào cách thức hoạt động của từng nhà mạng. Bằng cách giảm thiểu năng lượng điện tiêu hao, và tăng cường khả năng tản nhiệt, QFE11xx cho phép các hãng OEMs tạo ra các smartphone với độ dày mỏng, ít nóng hơn và tiết kiệm pin hơn.
  • Bộ khuếch đại năng lượng tích hợp / bộ chuyển đổi ăng-ten (QFE23xx): đây là con chip đầu tiên được trang bị bộ khuếch đại năng lượng CMOS và bộ chuyển đổi ăng-ten hỗ trợ nhiều băng tần ở các chuẩn mạng 2G, 3G và 4G LTE. Giải pháp này là vô cùng sáng tạo bởi nó cung cấp các chức năng chưa từng thấy trên một con chip đơn lẻ, với bảng mạch PCB nhỏ, bộ định tuyến được đơn giản hoá, và là một trong những bộ chuyển đổi ăng-ten/ khuếch đại năng lượng nhỏ nhất.
  • RF POP (QFE27xx): Đây là gói giải pháp sóng vô tuyến 3D đầu tiên, có tích hợp chip QFE23xx đa chế độ, bộ chuyển đổi ăng-ten và bộ khuếch đại năng lượng đa băng tần, với tất cả bộ lọc sóng âm phẳng (SAW) và bộ song công ăng-ten. Qualcomm cho biết QFE27xx được thiết kế để có thể dễ dàng hoán đổi, cụ thể QFE27xx sẽ cho phép các nhà OEMs thay đổi cấu hình nền để hỗ trợ tổ hợp các băng tần toàn cầu hoặc tại một vùng/miền nhất định. QFE27xx RF POP cũng cho phép nhiều băng tần, nhiều chế độ tích hợp sâu, và đặc biệt với gói giải pháp đầu cuối RF sẽ biến các smartphone sử dụng chip RF360 trở thành chiếc smartphone LTE toàn cầu thực thụ.
Nguồn bài viết:http://www.tinhte.vn

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Yêu cầu đối với chuyên viên Thiết kế Phần cứng cao tần ở viettel

Mô tả công việc:

- Thiết kế, mô phỏng, chế tạo, thử nghiệm các hệ thống máy thu, máy phát, máy tạo tín hiệu cao tần, mạch khuếch đại công suất, mạch lọc, mạch khuếch đại tạp âm thấp, các mạch điện siêu cao tần khác, các hệ truyền sóng định hướng và các ứng dụng liên quan.

Yêu cầu tuyển dụng:

- Dưới 35 tuổi, sức khỏe tốt.

- Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Điện tử -Viễn thông, chuyên ngành Kỹ thuật Siêu cao tần; kỹ thuật mạch tương tự; Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp loại Giỏi và xuất sắc; đạt các giải thưởng quốc gia và quốc tế; tham gia Nghiên cứu khoa học/ Làm thí nghiệm tại các phòng Lab, đặc biệt là các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực mạch siêu cao tần và tương tự;

- Kỹ năng khác: Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế, mô phỏng chuyên dụng như: Agilent ADS, ANSYS HFSS, CST, AWR, Cadence Orcad/Allegro… Thành thạo tin học văn phòng; Biết sử dụng các máy đo chuyên dụng như phân tích phổ, máy tạo tín hiệu vector, máy phân tích mạng…

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, ham học hỏi, kỷ luật tốt;

- Nhiệt huyết, chủ động, sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thành thạo; có chứng chỉ TOEIC, TOEFL hoặc IELTS tương đương với điểm TOEIC – 550 điểm trở lên.

Quyền lợi:
- Tiếp cận môi trường làm việc năng động và thân thiện cùng các chuyên gia hàng đầu Việt Nam.
- Có cơ hội thăng tiến cao, có cơ hội được cử đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
- Nhận mức lương khởi điểm trên 600USD/tháng đối với các tân kỹ sư; với chuyên gia giỏi, lương được trả theo năng lực
- Có chế độ thưởng dự án dựa trên đóng góp của từng cá nhân...

CV các bạn gửi về viettelrd.hrd@gmail.com (Human Resource Department - Viettel R&D Institute - 380 Lac Long Quan - Tay Ho - Ha Noi).

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Cách tuyển dụng chuẩn của Vinaphone

Theo mình biết thì đây là cách tuyển dụng chuẩn mà Vinaphone sẽ áp dụng:

+ Thi chuyên ngành (gồm Việt và Anh) 60 - 90 phút
+ Thi tiếng anh (có thế có hoặc không) 60 phút
+ Phỏng vấn gồm Việt và anh 30 phút với phó và trưởng trung tâm+phó giám đốc
+ Lương thưởng và chế độ, trao đổi về công việc - Giám đốc

Nhận 400 hồ sơ từ ứng viên với nhu cầu tuyển dụng là 7-8 người.
Vòng 1: Nhân sự và chuyên viên sẽ lọc hồ sơ, chọn ra khoàng 80 hồ sơ đạt yêu cầu
Vòng 2: Tổ chức thi chuyên ngành và lọc ra 40 - 50 hồ sơ đạt điểm theo thứ tự từ trên xuống
Vòng 3: Thi tiếng anh và lọc ra khoảng 10 -15 người theo thứ tự từ trên xuống.
Vòng 4: Phỏng vấn - Chọn ra 7 - 10 người.
Vòng 5: Chốt về lương + Vị trí công việc

Cứ cố gắng hết sức mình + may mắn thì bạn sẽ là người được chọn. Ai cũng có ưu và nhược điểm từ những sinh viên mới ra trường và những người đã có kinh nghiệm. Mọi thứ rất công bằng cho các ứng viên.

Gluck !

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Một ý tưởng về việc thực tập

Hàng năm thì sinh viên năm cuối luôn có một đợt nháo nhác đi tìm chỗ để thực tập, một số tìm được, một số được thày chỉ định và một số không được may mắn như thế. Hồi đi học mình cũng chứng kiến một số bạn không có chỗ thực tập, hoặc thực tập nhưng không phù hợp sau bỏ hoặc chỉ đơn giản là thực tập với chuyên ngành khác, ở nhà xào xáo bài trên mạng để đến kỳ nộp. Tất nhiên do nhiều yếu tố chứ không phải ai cũng "thích bị như thế", thực tập phải do quen biết của gia đình, quan hệ với thày cô, thi tuyển (nhưng phải thật giỏi và tìm được đơn vị tuyển), và phần còn lại của thế giới không tìm được mình cũng không muốn các bạn phí hoài thời gian ở nhà chơi bời xào bài mà không giúp ích được cho tương lai xin việc sau này.
Nhớ lại thì hồi thực tập, mình có nói chuyện với một đứa đã dùng cách này để làm thực tập, mình xin chia sẻ với các bạn như sau:

Viễn thông có nhiều chuyên ngành nhưng chung quy lại thì có mấy mảng nhưng thiết bị viễn thông thì nhìn chung là đắt mà toàn đi cả hệ thống, sinh viên nhìn chung là khó tiếp cận chứ không như bên cntt cứ có máy tính là chiến đấu được luôn. Tuy nhiên cũng có một số nơi các bạn có thể tiếp cận được và thậm chí là rất dễ để xin đó là các trung tâm chứng chỉ mạng CCNA hay các chứng chỉ Microsoft MCSA về server ...

Ưu điểm:

  • Học phí không quá cao (đi thực tập phải biếu xén lo lót cũng từng đấy).
  • Được tiếp cận thiết bị thực hành (nhưng nhớ lựa chọn trung tâm nào thực hành nhiều).
  • Bản thân chính trung tâm đó là một hệ thống mạng tương đương các công ty tổ chức nhỏ và vừa, mình chỉ cần hỏi giảng viên để được giảng giải về hệ thống đó.
  • Bản thân giáo viên thấy phần nhiều vẫn đi làm bên cạnh việc giảng dạy nên tính thực tế cao.
  • Được cấp chứng nhận của trung tâm, sau này đi làm sẽ có lợi thế.
  • Mình đóng tiền, trung tâm cần mình, mình có nhiều lựa chọn các trung tâm, thái độ giáo viên sẽ khác rất nhiều so với đi thực tập hay thậm chí với giáo viên đang dạy trên lớp.
Nhược điểm:
  • Học sẽ vất vả hơn.
  • Chỉ lên lớp mà không chịu khó thực hành thiết bị thì cũng chẳng có tính thực tế (tốt nhất nên chụp lại thiết bị, hệ thống lấy tư liệu paste vào bài thực tập), tốt nhất là đến phòng lab thật nhiều, thậm chí xin làm cộng tác viên không công để học hỏi thêm.
  • Có chứng nhận trung tâm thì cũng chỉ lợi thế thêm 1 tí vì chứng chỉ quốc tế mới có giá trị cao, ngoài ra thì lại bị mất đi tính thực tế thực tập của công ty nên cũng coi như hòa vốn.
  • Ở lớp quá nhiều người bắt chước kiểu này thì giáo viên sẽ không thích, có thể sẽ ra bộ luật mới hoặc xếp loại thực tập này ở mức thấp (vì ăn sẵn, không thể hiện được độ khó, độ năng động). Nhưng nói chung là sinh viên nào cũng làm thế này thì giáo viên bị mất vị thế xin xỏ, tầm quan trọng.
  • Cần hỏi kỹ xem trung tâm có chứng nhận thực tập cho mình không.

Tốt nhất thì việc này không nên làm đại trà, chỉ nên dùng khi không tìm được chỗ nào, xin làm cộng tác viên thì số lượng cũng nhỏ thôi, chịu khó làm lab thật nhiều và hỏi thêm hệ thống của trung tâm như thế nào, giáo viên làm ở đâu, có kinh nghiệm giúp ích cho mình không để còn tranh thủ khai thác.

Với bạn nào thiên về điện tử thì cũng có nhiều trung tâm đào tạo về autocard, lập trình mạch ..



Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes