Những điều sai lầm mà các bạn sinh viên trẻ hay ngộ nhận (trong khi thực tập):
- Các bạn thường hay có tâm lý thích xin thực tập (hay xin việc khi vừa mới tốt nghiệp) tại các công ty "bự" cấp quốc tế, v.v... Đó là điều hiển nhiên, nói thật là mình cũng rất muốn và rất thích. Nhưng sự thật thì sao? Bạn nên nhớ rằng các công ty cỡ đó rất hiếm khi nhận sinh viên thực tập, hầu như là không (theo suy nghĩ nông cạn của mình). Mong các bạn đừng lầm lẫn với việc công ty đó cho các bạn "đi thực tập" khác hẳn với việc họ tuyển các sinh viên (thường đa số là các năm cuối) làm "quản trị viên tập sự", tức là họ nhận các bạn vào thực tập, nhưng thực tế là họ đang đào tạo các bạn trở thành các nhân sự chủ chốt cho công ty họ sau này.
- Một số công ty đang áp dụng hình thức này như là Unilever hay PepsiCo,v.v... Do đó, nếu bạn là sinh viên khóa 09 trở đi thì hãy chuẩn bị tâm lý, loại bỏ ngay tư tưởng "chỉ thích vào công ty lớn mới có việc để làm, để thực tập, còn các công ty bé hả? chán lắm. Tôi không thích làm trong đó đâu !!!".
- Mình xin phép được đào sâu hơn? Thực tập giữa công ty lớn và ko lớn ( tại các công ty ko lớn thì bao gồm trung bình và bé mà ^^), ở đâu lợi hơn đây? Mình xin phân tích tí: Ở công ty lớn thì bạn có cái lợi là bạn đã được bước chân vào trong một môi trường hoàn toàn chuyên nghiệp và có quy trình cực kỳ cụ thể mà mọi nhân viên phải tuân thủ theo. Bạn không thể nào tự ý “mình thích làm cái này theo ý mình nè, cái kia theo ý mình nha, v.v…”. Đối với các công ty của Nhật, điều họ bắt buộc bạn tuân thủ làm là phải cực kỳ đúng theo nguyên tắc, cực kỳ tỉ mỉ, ko được sai quy trình. Nếu các bạn có anh chị em làm trong các công ty của Nhật thì có thể hỏi để biết thêm. Còn nếu là các công ty của Mỹ thì thoáng hơn 1 tí, họ ko chú trọng đến nguyên tắc quy trình cho lắm, cái mà các công ty của Mỹ hay châu Âu quan tâm đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn đạt được.
- Mình ví dụ nhé, lúc trước mình vô tập đoàn ***, mô hình làm việc của họ là phỏng theo quy trình của Mỹ. Do đó, lúc mới vô thực tập, mình thấy làm lạ là nơi này ko có điểm danh nhân viên lúc bắt đầu giờ làm việc, bên cạnh đó, mình thấy mọi người cũng ăn mặc khá thỏai mái nữa. Nói thật, lúc đó, mình nghĩ công ty này làm việc thật là thiếu chuyên nghiệp.
- Nhưng sau này mình mới rõ ra, theo như lời của vị giám đốc ở đây hỏi mình “Nếu cháu là một ông chủ thì cháu thích nhân viên của mình làm hết giờ hay là làm hết việc?”. Sau này, mình ngẫm nghĩ lại thì mới thấy rằng, nếu bạn vô công ty mà chỉ chú trọng vô ra đúng giờ, mà bản thân công việc lại không đạt được hiệu quả gì trong suốt giờ đó, chỉ trông mong giờ về, so với việc bạn vào một công ty và họ không quan tâm đến việc bạn làm gì hay làm bằng cách nào, như thế nào, miễn là phải có được kết quả đúng hoặc hơn như ý họ mong muốn, bạn chọn cái nào? Bản thân các công ty theo quy trình của Mỹ họ đều muốn tạo cho một bầu không khí thỏai mái để nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình (như Google cho phép nhân viên được mặc….quần đùi đi làm chẳng hạn ^^).
- Đa số các công ty thuộc Nhà nước đều thuộc dạng 1 (tức là chú trọng đến quy tắc) và bạn thấy rồi đấy (mình không nói xấu), nhưng những gì thực tế là mình toàn thấy được cả, cũng như một bác làm trong công ty thuộc Nhà nước nói “làm trong Nhà nước cháu sẽ không bao giờ tiến bộ nổi đâu”, “đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc, nhưng còn công việc? Mình không dám nói đâu, các bạn tự tìm hiểu nhá ^^). Tin hay không tùy bạn !!!
- Nhưng còn các công ty của Nhật thì sao? Họ cũng theo quy trình cực kỳ tỉ mỉ, cũng điểm danh,v.v…Vậy làm trong công ty Nhật là thua kém Mỹ sao? Bản thân các công ty của Nhật là có lịch sử cực kỳ lâu đời, bên cạnh đó, dân tộc Nhật (ko phải mình khen quá đâu) có một thái độ làm việc cực kỳ siêng năng, có thể nói là làm việc một cách “điên cuồng” luôn. Do đó, ko có gì là lạ khi một công ty của Nhật lại luôn luôn phát triển tuy quy trình của nó cực kỳ gắt gao vì bản thân mỗi nhân viên trong công ty đều luôn coi nó là “máu thịt” của mình, làm thậm chí là 16 tiếng/ngày, vì thế nên dân Nhật đứng đầu thế giới vì số vụ tự tử là vì vậy đó ^^.
- Nói chung Mỹ cũng tốt mà Nhật cũng tốt. Nếu bạn có khả năng áp dụng được các điều đó của các công ty Nhật vào trong công ty mình thì phải áp dụng cái lõi (tức là cái tâm của nhân viên mình và hiệu quả công việc nhá), đừng chú trọng áp dụng hình thức bên ngoài (đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc), ko tốt đâu.
- Ấy chết, mình đang đi đâu thế này? Quay lại thôi ^^. Trở lại việc thực tập trong các công ty lớn. Khi bạn vào làm việc trong một công ty lớn, nếu bạn thấy họ đi trễ mà về sớm thì đừng vội kết luận công ty này kém chuyên nghiệp, mà hãy xem xét quy trình công ty của họ thuộc dạng gì? Và quan trọng nhất, kết quả công việc mà họ đạt được. Bên cạnh đó, vào làm việc trong công ty lớn bạn có thể được học hỏi cực kỳ nhiều điều về phòng mình làm việc, về kinh nghiệm của các nhân viên đi trước.
- Tuy nhiên, khuyết điểm thì đầy rẫy ra: các công ty lớn thường không nhận thực tập sinh (tất nhiên, nếu bạn là người cực kỳ giỏi, thuộc dạng superman hoặc bạn đi “cửa sau” (quen biết hay money gì ấy^^) thì mình xin được phép không đề cập đến), nếu bạn được thực tập tại các công ty lớn thì bạn phải trải qua các vòng lựa chọn cực kỳ nghiêm khắc và gắt gao lắm đấy, vì các công ty không phải là nơi để bạn thích vào thì vào, ra thì ra đâu, họ nếu chọn người thực tập cho công ty mình thì phải chọn những người giỏi nhất, mình xin được nhắc lại, những người giỏi nhất, bạn nhé), bạn làm trong các công ty này thì phải không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi về nhiều thứ khác nữa (softskills, ngoại ngữ,v.v..).
- Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị tâm lý “sẵn sàng bị nghe la mắng khi làm sai >.<”, và quan trọng nhất, khi bạn thực tập trong công ty này thì bạn không phải muốn làm gì thì làm mà bạn sẽ được phân bổ vào một công việc cực kỳ cụ thể. Cơ hội thăng tiến của bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều, vì một công ty lớn thường có từ vài trăm đến vài ngàn nhân viên, bạn sẽ phải “chiến đấu” với họ để giành sự thăng tiến trong công việc đó. Nhưng bù lại, nếu bạn có những vị trí cao trong các công ty này chứng tỏ bạn là người rất giỏi (vì lãnh đạo cả trăm, nghìn nhân viên mà). Cố lên bạn nhé! (nói nhỏ: chấm điểm thực tập tại các công ty này thường rất là khó)
- Còn các công ty trung bình nhỏ bé thì sao? Điểm lợi cho các bạn là các công ty dạng này thường phân thành 2 loại (theo như nhận xét của bạn mình): nhiều việc kinh khủng và thiếu việc cũng thật kinh khủng. Theo như dạng 1, vì công ty mới thành lập, hoặc thành lập cũng được một thời gian, nhưng không biêt cách quản lý nên nhân viên bỏ đi hết cả. Do đó, công việc cứ xác định là bở hơi tai, làm liên tục, làm bất kể mọi việc (kể cả những việc không thuộc chuyên môn của mình). Nhưng bù lại, tin mình đi, bạn sẽ cực kỳ giỏi, giỏi hơn người khác nhiều vì bạn biết quá rõ về các công việc bạn đã làm (thậm chí là những công việc trái nghề). Hơn nữa, bạn sẽ thỏa sức áp dụng hay sáng tạo những kiến thức mà mình đã học vào trong công ty kiểu này (như về nhân sự, sơ đồ chiến lược kinh doanh,...) những điều mà ở các công ty tập đoàn lớn bạn sẽ không bao giờ được làm. Thử nghỉ xem, nếu một công ty mà nguyên cái nội quy công ty do chính tay của mình edit lại hay hệ thống lương bổng do chính tay mình chỉnh sửa lại cho phù hợp thì còn gì tuyệt bằng ^^.
- Bạn sẽ được đi “du lịch” rất nhiều nơi (sẽ giải thích sau), cơ hội thăng tiến của bạn là cực kỳ cao (vì công ty có vài mống, mà lại thiếu trưởng phòng hay đại loại như vậy. bạn làm tốt mọi công việc, nếu bạn ko lên thì ai lên đây ^^?), sau này nếu bạn nghỉ công ty đó thì bạn sẽ có cái mác “làm trưởng phòng đã được 3 năm” hay đại loại như vậy? Đó cũng chính là tâm lý đa số các sinh viên trẻ bây giờ thích chọn các công ty nhỏ để làm “bến đỗ tạm thời”, điều đó cũng đang làm "đau đầu" các nhà nhân sự hiện nay. Ngòai ra, cơ hội bạn sẽ được gặp các vị giám đốc là thường xuyên, sẽ được đi công tác với giám đốc thường xuyên (vì công ty có mấy mống à ^^), còn ở các công ty lớn, bạn mới thực tập mà đòi gặp giám đốc à ? Mơ đi bạn nhé ^^.
- Vậy lợi hại gì ở đây? Công ty dạng 1 này có khuyết điểm gì? Đó chính là…tốn tiền, tốn sức khỏe, tốn thời gian,… Mình xin kể một chuyện, bạn mình nó thực tập nhận thức tại một công ty nhỏ, nên nó phải làm tất cả mọi việc, từ giấy tờ, hồ sơ,..cho đến ….quét dọn, lau bàn >.<. Một hôm, vị giám đốc công ty này muốn anh chàng đi giới thiệu các mặt hàng kinh doanh cho các đối tác ở miền Tây và miền Trung.
- Thế là, bạn biết sao ko? Tội nghiệp, nó phải đi từ Bắc chí Nam để làm việc, và lạ 1 điều, 1 nửa chi phí, thậm chí là 100% chi phí là do anh chàng phải chịu. Có lần mình hỏi sao ngu thế, nghỉ đại đi tìm công ty khác thực tập. Nhưng nó trả lời là lỡ làm được 1 tháng rưỡi rồi, ráng chịu đựng, nghỉ "ngang xương" thì tìm công ty nào bây giờ, chưa kể công ty nó ghét đánh 1 cái điểm kém vô phiếu nhận xét sinh viên thì chết >.<. Ấy thế mà nó cũng chịu đựng được gần hết, và nói thật, từ một thằng “gà” (theo như mình biết lúc trước), bây giờ thì nó cực kỳ sành sỏi, thậm chí rất giỏi về giao tiếp và kinh doanh (chắc tại nó phải tiếp xúc nhiều với đủ loại khách hàng). (Bật mí nhỏ tí, công ty này là do….trường giới thiệu đó ^^)
- Trường mình đa số giới thiệu các công ty thực tập nhưng theo mình biết thì đa số là trung bình và nhỏ. Có thể lý do là trường muốn các bạn được làm đủ thứ việc như mình đã phân tích trên, nhưng nếu chẳng may bạn bị rơi vào công ty thuộc dạng “chán và rảnh lắm” thì sao ???
- Theo như lời các bạn đã từng đi thực tập nói với mình “vào làm chán lắm mày ơi!” hay “chẳng có gì để làm cả, tòan vô ngồi chơi với lướt web”. Bản thân mình nghĩ hiếm công ty nào thiếu việc, quan trọng là chính bạn có kiếm ra được việc để làm hay không thôi. Bạn nên nhớ điều này, bạn thực tập trong một công ty, “thực tập” tức là (đa số thôi nhá, ko phải 100% đâu) bạn làm “không công” (ở Việt Nam mới có vụ này thôi bạn ạ, còn ở nước ngoài thì không đâu ^^), hay nói một cách khác, công ty sẽ không trả lương cho bạn. Do đó sẽ có 2 xu hướng, một là sai bạn làm thật nhiều ( xài của “free” mà, tội gì không sai ^^, như là phần trên mình đã kể về bạn mình), xu hướng thứ 2, vì bạn là sinh viên thực tập, do đó các nhân viên trong công ty không ai rảnh rỗi mà ngồi chỉ từng li từng tí cho bạn đâu, vì nội việc ngồi chỉ cho bạn cũng có thể gây tốn thời gian ảnh hưởng đến công việc, cụ thể hơn là …quyền lợi lương bổng của họ.
- Do đó, nếu bạn có tâm lý được chỉ từng lý từng tí thì…..mơ đi (ngay cả người hướng dẫn có chỉ chi tiết cho bạn không thì….hên xui thôi bạn, mình không dám chắc). Hậu quả là bạn sẽ bị “bỏ rơi”, cho ngồi một mình chơi với dế ^^. Bạn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh nhưng bù lại kỹ năng của bạn sẽ chẳng được nâng cao lên tí nào, chỉ đa số là các việc vặt như là bưng bê trà thôi ^^. Có thể bạn cho rằng mình nói quá hay gì đó, nhưng sự thật là vậy đó bạn ạ, thực tập khắc nghiệt lắm !!! Một số bạn than phiền như vậy thì lấy tài liệu gì để viết đây? Xui xẻo hơn, nếu bạn thực tập không đúng chuyên ngành thì sao? Phần sau mình sẽ nói…
- Bạn thấy đấy, ở đời không có gì là hoàn hảo cả, chọn lựa công ty nào cũng có ưu khuyết của nó, quan trọng là tùy thuộc vào bản thân của chính mình mà thôi.
Kinh nghiệm đút kết mình đi thực tập:
- Đừng bao giờ đòi hỏi, vì sẽ là thói quen cực kỳ xấu và bất lợi cho các bạn sau này ( sẽ giải thích sau). Ví dụ như đòi hỏi được thực tập ở công ty lớn, làm việc đúng chuyên ngành thì mới làm, còn ko thì ...thôi ^^.
- Lấy hết toàn bộ tài liệu của công ty đó (nếu được >.<), sẽ rất có ích cho các bạn sau này đấy. Ví dụ: mình học ngành nhân sự, và có liên quan đến thang bảng lương và quy trình về lương. Mình xin bảo đảm với các bạn 100% không bao giờ các công ty cho sinh viên làm về đề tài được mượn bảng lương của công ty họ đâu (tất nhiên mình ko đề cập đến quen biết hay “thư tay” ^^). Do đó, nếu lấy được thứ gì cứ lấy, “chôm” được tài liệu gì cứ “chôm”, sẽ rất tiện cho các bạn đấy. Lưu ý: “chôm” đây ko có nghĩa là “ăn cắp” nhá. Mình xin ví dụ, anh nhân viên phụ trách phần tuyển dụng cho công ty kêu mình đi photo 2 bản “bảng mô tả công việc” để tuyển dụng nhân viên. Lúc đi, mình photo 3 bản (vì mình lưu 1 bản để cần thiết làm tài liệu học sau này). “Chôm” là vậy đó bạn, có “nghệ thuật” 1 tí ^^.
- Tận dụng tiếp cận làm quen thân thiết với người phụ trách mình, mua “quà bánh” gì đó.v.v… tại người chấm điểm thực tập mình chính là người phụ trách mình đó bạn ạ. Còn trưởng phòng cũng chỉ là người đóng dấu thôi.
- Nếu bạn làm trong 1 công ty mà họ giao cho bạn công việc nhiều và mệt kinh khủng đến mém xỉu thì bạn hãy…..vui mừng vì điều đó. Bạn biết ko? Hơn 70% sinh viên Hoa Sen trong kỳ thực tập nhận thức (những người “bị bỏ rơi 1 mình” và than “thực tập chán và buồn lắm” ) ước ao được làm việc nhiều để mà ghi chép học hỏi như bạn mà lại ko có được "diễm phúc" đó.
- Tận dụng tất cả các mối quan hệ, xin số điện thoại khách hàng (cực kỳ cần thiết nếu bạn là chuyên ngành kinh doanh và muốn lập nghiệp sau khi ra trường).
- Quan trọng nhất là, bạn biết ko? 37% sinh viên ra trường ko kiếm được việc làm và trên 60% sinh viên phải được các công ty tuyển về đào tạo lại (theo số liệu mà Bà Nguyễn Thu Giao, GĐ Nhân sự Cty Interfloour VN nói), chính vì thế, khả năng thăng tiến của bạn so với đồng nghiệp sẽ bị thụt lùi tỉ lệ thuận theo số thời gian doanh nghiệp phải đào tạo lại cho bạn. Do đó, thực tập là dịp tốt nhất để bạn có thể gây ấn tượng cho công ty đó đấy, và may mắn hơn, họ sẽ “đặt hàng” bạn ngay vừa tốt nghiệp khỏi trường. Đừng bao giờ ngồi thụ động ù lì trong khi thực tập, bạn nhé. Nhưng vấn đề được đặt ra, tôi không có việc để làm, tôi không làm đúng chuyên ngành của mình, tôi phải làm sao để tránh bị nằm trong số 60% kia? Bí quyết gì để tôi có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc? bí quýêt gì để các nhà tuyển dụng chọn ngay tôi khi phỏng vấn? v.v…
Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình ở sau nhá, còn bây giờ, sau khi đánh bài xong thấy nỗi buồn nhung nhớ người yêu cũng vơi đi một tí rồi, ngủ đây, rảnh rỗi có "cảm xúc" lên thì mình chia sẻ tiếp cho ^^.
Lưu ý, đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân mình thôi, mà đã là ý kiến chủ quan thì có thể đúng hoặc không, mong chờ sự đóng góp của các bạn. Bên cạnh đó, các bạn có gì thắc mắc hay không hiểu thì hỏi mình nhá, mình sẵng sàng trả lời ^^.
Tác giả còn muốn đăng thêm cái này nữa
Còn bạn nào đem sang các diễn đàn khác xin thêm một câu vào cuối bài: Bài này đã được viết bởi một sinh viên Hoa Sen. Xin cám ơn, ^^
Trên là 1 bài viết rất bổ ích của tác giả viết trong cảm xúc bị người yêu bỏ :-D, có lẽ là học ở trường liên quan đến kinh tế nên cũng có nhiều trải nghiệm hơn bên kỹ thuật, bài viết của tác giả rất dài gồm nhiều phần, nhưng bản thân mình mới trải qua thực tập và đang làm đồ án nên mấy cái kia chưa có điều kiện kiểm nghiệm chất lượng để đăng lên blog. Nhân đây cao hứng mình cũng viết về kinh nghiệm thực tập của bản thân.
Bố mình làm ở phòng viễn thông EVN, nhiều đứa bạn mình cho rằng việc xin thực tập cho mình là rất dễ dàng nhưng thực ra làm EVN thì anh trưởng phòng nói với bố mình đại thể là : phòng cũng không có ai có chuyên môn về viễn thông (không có ai đại học chính quy viễn thông), nếu có đến thì 1 tuần đến 1 , 2 lần rồi cho theo gót mấy anh cho "tham quan" trạm bts rồi xác nhận đã thực tập T_T . Thế là mình bám theo trường, chờ các thày giới thiệu.
Thực tình thì mình không va chạm nhiều, suốt ngày ôm máy thôi, kiến thức xã hội chắc sau này phải bổ túc nhiều và lúc đó cũng chả đọc mấy bài như trên nên cũng thấp thỏm suốt. Lớp mình có 30% tự xin được, 70% thày phân, bọn lớp mình cũng trải qua nhiều "thăng trầm" như sau :
- Một số đứa được phân vào bên nhà máy M1 (chỗ gần hà đông), cách nhà tầm 20 cây, mình hỏi thì mình từ chối luôn vì nghĩ nhiều chỗ "béo bở hơn".
- Một số đứa được phân vào viện nghiên cứu viettel tây hồ, thày lại hỏi mình, đang hí hửng được vào chỗ ngon, gần nhà thì thày lại ưu tiên con gái và bọn học giỏi được đăng ký từ trước. Sau này thì thấy chỗ đấy cũng không ngon lắm, cả 2 lớp dtvt6A và 6B phải thi tuyển (các thày hình như cũng không biết việc này), hơn 20 đứa thi, 2 đứa đỗ, bọn còn lại được phân đi lung tung các cơ sở khác.
- Một số đứa được phân bên mobiphone chỗ hai bài trưng (cũng gần nhà), nhưng không đến lượt. Bọn nó được phân làm 2 nhóm, 1 nhóm làm về kỹ thuật thì nghe nói được làm nhiều, một nhóm làm mấy công nghệ "cao siêu quá" như thằng bạn làm MIMO thì cho ngồi đọc tài liệu .
- Một số đứa được phân xuống Linh Đàm (cách nhà 15 cây) chỗ này thấy bọn nó mô tả là làm về quang và được thực tế về quang, mình vẫn chê xa vì nghe nói các thày có 1 số chỗ bên Long biên (cũng gần nhà luôn). Sau này thấy bọn nó được hàn sợi quang, cũng không phải ngày nào cũng đến mà chỉ 1 số buổi thôi, nghĩ lại thì bản thân mình cũng hơi kén cá chọn canh (hơi xấu tính) và chỗ này cũng không tệ.
- Một số đứa được phân FPT, mình gửi mail đăng ký nhưng mình reply lại thư thày (lần trước hỏi xin tài liệu) nên thày đọc title thấy không phải đăng ký mà là "Re : .." nên bỏ qua xuất của mình luôn. Sau này thấy bọn nó đi toàn bốc hàng trong kho, kiểm tra, dán tem, rao hàng, cuối cùng bỏ gần hết ở nhà lên mạng tìm tài liệu vớ vẩn về để có cái mà kiểm tra kết thúc.
- Một số đứa thực tập trái ngành nghề như làm về điện lạnh hay mạng xã hội tầm tay ...
- Sau hơn tuần ngóng tin thì thày giới thiệu cho lên K+ (truyền hình vệ tinh), Vĩnh Yên, tự lo đi lại ăn ở , đã lớ ngớ chẳng biết gì mà bị chơi phát thế này thì ... Hỏi lại thày là lên đó hình như đến 50 cây thì thày bảo là 55 cây em ạ T_T. Cực chẳng đã thì về EVN, gần nhà nhưng chẳng thu được kiến thức gì mấy.
- Lại thêm 1 thời gian chờ đợi , lần này thì mẹ hỏi được cho thực tập ở Đông Dương Telecom cũng khá gần. Ngay hôm sau định lên gặp thì bọn bạn (về M1 ở mục đầu tiên) gọi bảo có đăng ký làm về truyền dẫn của đài truyền hình Việt Nam không, thế là đăng ký luôn, đi có bạn có bè giúp đỡ nhau cũng dễ, mà google thấy Đông Dương có triển khai wimax ở Tây Nguyên, bên đó mà điều đi Tây Nguyên thì "bỏ mẹ" ^^. Thế là cuối cùng mình thực tập ở "Viện CNTT và đo lường" của đài truyền hình Việt Nam nên mình cũng được tìm hiểu qua về truyền hình và nghiên cứu đề tài về mạng đơn tần, sau này mình sẽ viết 1 số bài về truyền hình đăng tải lên blog này.
Về thực tập thì như trên nói mình làm ở bên truyền hình, viện này chuyên thử nghiệm công nghệ mới, lúc mình đến thì có hệ thống thử nghiệm truyền hình số mặt đất dvb-t2. Đến đấy tầm trên dưới 7 buổi, mấy buổi đầu toàn giao lý thuyết cho về làm quen và bảo tóm tắt báo cáo, mấy buổi sau thì có được lên phòng để thiết bị xem thao tác cài đặt, cấu hình ... Buổi gần cuối thì lên tặng quà cảm ơn chú giám đốc và các anh hướng dẫn, buổi cuối lên lấy nhận xét thôi. Được cái là chú giám đốc tốt (với kinh nghiệm vốn sống ít ỏi của mình thì mình nhận xét thế), khi tặng quà thì chú mở cặp (quà tặng, còn cho các anh thì mỗi người 1 cà vạt - bật mí luôn) xem có lén đút phong bì vào không, có thì khỏi nhận xét luôn, trong lúc thực tập cũng hỏi thăm tình hình các anh hướng dẫn thế nào, buổi cuối còn mời cả bọn đi ăn sáng, sau đó là mời cà phê, cũng hiếm. Sau này mà có làm sếp ^^, thì mình cố gắng noi gương he he.
Sau thực tập là đến 14/1 bảo vệ, bài báo cáo bị 1 số nhắc nhở form dạng, thực tập thì cô giáo hỏi : thế em đến thì được làm gì, mình thật thà bảo đến được xem các anh cho cấu hình máy, "chị Vân" nói thế thì tức là không được làm gì ấy gì, mình bảo nhưng cái này là do thày Nghĩa giới thiệu mà, thì chị bảo đấy là do may rủi của em, coi như không có thực tập, đến phần lý thuyết T_T. Có vẻ mạng đơn tần không khó lắm nhưng chị giáo không hỏi gì phần sau chỉ hỏi về truyền hình số ưu nhược điểm gì và mấy cái chung chung, do có đọc vài bài viết về truyền hình, để gỡ gạc cái kia, mình vận 10 phần công lực bắn luôn 1 tràng lý thuyết. Bảo vệ xong, về nhà chán đời bỏ ăn tối lên phòng đi ngủ luôn đến gần 9h mới dậy, thế mà về sau được 10 ^^, phảy đang gần 7 nên điểm này quan trọng lắm.
Đấy là quá trình thực tập và bảo vệ của bản thân, nay chia sẻ cho các bạn.
1 nhận xét:
ở tự kỷ nhiều jo ra ngoài mới ngộ ra, bài viết này rất bổ ích...
Đăng nhận xét