Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Vì sao di động hay dùng tần số còn hữu tuyến dùng bước sóng

Thứ nhất là để truyền và nhận được thông tin ở xa một tí (không tiếp xúc trực tiếp) thì con người và các sinh vật đều dùng sóng ví dụ: âm thanh qua sóng âm (không khí, chất rắn), cá thì có thể cảm nhận dưới nước nữa, mấy loại này hình như là sóng cơ học, trừ mùi vị truyền đi xa thì không phải là sóng; ánh sáng qua sóng ánh sáng (thực ra cũng là sóng điện từ ở loại mắt người có thể cảm nhận được), một số loài vật có thể cảm nhận tốt hơn con người như sóng điện từ của trái đất, siêu âm, hạ âm .. Rất có khả năng là một số loài cảm nhận được cả môi trường sóng vô tuyến của chúng ta.

Trong viễn thông thì dùng chủ yếu sóng điện từ (có cả sóng ánh sáng nhé) chứ ít dùng sóng cơ học (điện thoại ống bơ thì dùng sóng cơ học ^_^).

Đặc trưng của sóng thì chính là tần số và bước sóng, thứ chúng ta vẫn được nhắc suốt trong các bài giảng và chúng có mối liên hệ với nhau :

f =  v/ λ

trong môi trường chân không hoặc không khí thì v là vận tốc ánh sáng
f = c/ λ (c=3.108m/s)
Trong môi trường quang thì chậm hơn 1 tí (do có chiết suất môi trường), trong môi trường dây kim loại thì tốc độ lan truyền sóng điện từ là nhiêu mình không rõ nhưng chắc cũng nhanh thôi.

Đại thể là trong từng môi trường thì tần số và bước sóng có mối liên hệ tỉ lệ nghịch đối với nhau, tuy nhiên có một vấn đề là vì sao trong môi trường vô tuyến thì người ta hay dùng đơn vị tần số trong khi trong môi trường quang thì hay dùng bước sóng ?

Hôm qua nghĩ vẩn vơ cuối cùng ngộ đạo được ra một cái trước đây mình cứ thắc mắc, cũng giống như dB và các đơn vị dB, tất cả là vì độ tiện dụng.

Ví dụ nhé:
Tần số vô tuyến con người dùng trong khoảng từ 3kHz đến 300GHz tức là bước sóng trải từ 100km đến 1mm. Đơn vị này nằm ở cả 2 phía của m (đơn vị chuẩn) nên chắc là dễ gây nhầm lẫn.

Trong thông tin quang, có nhiều cửa sổ sóng từ 850 nm đến gần 1700 nm (search google cửa sổ quang để biết cụ thể). Nếu dùng bước sóng ví dụ 1000 nm đi, thì tần số sẽ là 3.10^14 Hz, vượt qua các đơn vị (10^x) thông dụng của chúng ta (giờ thì tera hertz chắc là lớn nhất trong các loại thông dụng cũng chỉ 10^12, trước chỉ thông dụng đến giga hertz thôi, các đơn vị này liên quan mật thiết đến dung lượng ổ cứng :D ). Tuy nhiên nếu chúng ta dùng bước sóng thì nó sẽ vào dải nano, hoặc micro, là các đơn vị (10^x) thông dụng. Do đó thông tin quang người ta dùng bước sóng.

8 nhận xét:

Unknown nói...

ad cho mình hỏi chút : phân biệt đa sóng mang và đơn sóng mang? mình thử search nhưng ko tìm được gì cả?
mong được giải đáp giúp

Unknown nói...

bạn nên search lại :D ngay trên blog này đảm bảo có.

Unknown nói...

hix.mình đã tìm nhiều lần nhưng ko thấy. ko đúng với ý của câu hỏi.
Mình chỉ rút ra đc 1 ý rất nhỏ như sau :Đối với điều chế đơn sóng mang chỉ có 1 luồng thông tin được truyền đi với tốc độ R và được điều chế bởi một lọc mà lọc này sử dụng tất cả bang thông có sẵn
Đối với điều chế đa sóng mang luồng thông tin được chia thành M luồng con phân biệt truyền đi với tốc độ bit là R/M và được truyền đi song song trong M băng con của băng thông cần truyền

bạn giúp mình với..thực sự là cần gấp lắm, sắp phải nộp bài rồi :(

Unknown nói...

Thì phân biệt ra nó chỉ có thế, còn ưu điểm thì cũng đã nói là chống méo tốt, chia nhỏ ra thì tốn băng thông.
Một giải pháp vừa chống méo tốt vừa không tốn (thậm chí tiết kiệm băng thông), không cần nhiều bộ thu phát(dùng biến đổi fourie), và cái giá phải trả là nó phức tạp và 1 số cái nữa.

ofdm từng phần của nó có thể là 1 đồ án luôn đấy, bạn đòi hỏi hơi bị quá, tìm kiếm thông tin thêm về nó, nó là biểu hiện của đa sóng mang tiêu biểu nhất ứng dụng cao nhất trong di động (theo mình nghĩ vậy)

Tớ không làm về ofdm, cũng chỉ được giới thiệu qua để hướng thôi, chỗ này cũng chỉ giới thiệu tổng quan, bạn lên vntelecom mà hỏi thôi.

Unknown nói...

Cám ơn bạn.
Nhưng mình đăng lên vntelecom rồi nhưng chẳng ai rep cả.
4rum nhiều người giỏi nhưng có vẻ lặng quá

Nguyễn Quang Phổ nói...

Xịch ! Về mặt khái niệm bạn Xuân Trường đã nắm được rồi. Câu hỏi mà bạn đặt ra cũng chỉ đề cập đến khái niệm thôi mà. Nói lại thì:

- Đơn sóng mang = 1 sóng mang; đa sóng mang = từ 2 sóng mang trở lên;

- Đa sóng mang tương tự như ghép kênh theo tần số, chỉ khác là sau giải điều chế thì các kênh được hợp trở lại.

Vấn đề là: Tại sao lại đa sóng mang, trong khi, về nguyên tắc việc chia thành các băng nhỏ làm lãng phí băng thông vì giữa các băng thông cần có một khoảng bảo vệ?

- Trong đa sóng mang, điển hình là OFDM - phương pháp này khắc phục hoàn toàn việc lãng phí băng thông vì cho phép chồng lấn một phần tần phổ giữa 2 băng con liền kề; thậm chí hiệu quả sử dụng băng còn cao hơn cả đơn sóng mang;

Tóm lại: (nói về OFDM - 1 trường hợp của đa sóng mang):

- Hệu quả sử dụng phổ cao vì tính trực giao cho phép chồng lấn một phần phổ;

- Khả năng chịu đựng tốt hơn đối với pha đinh lựa chọn tần số vì khi ấy trên mỗi băng con, pha đinh được xem như là pha đinh phẳng;
- Phương pháp này sử dụng kỹ thuật FFT để thực hiện việc điều chế và giải điều chế đem lại hiệu quả cao;
- Có khả năng chống nhiễu tốt đối với nhiễu xuyên kênh.

Bất lợi :

- Tín hiệu OFDM có nhiễu với biên độ dải động rất lớn, vì vậy yêu cầu các bộ khuyếch đại công suất RF với tỷ số giữa công suất đỉnh và công suất trung bình lớn.
- Tín hiệu này rất nhạy cảm với sự di tần sóng mang so với các hệ thống sóng mang đơn. (vì sợ mất tính trực giao của các sóng mang con).

Trong OFDM, một số sóng mang con có dải thông tương đối thấp được điều chế. Tốc độ truyền dữ liệu tổng hợp của các sóng mang con có thể so sánh được với tốc độ truyền dữ liệu của hệ đơn sóng mang tần số cao sử dụng cùng mức điều chế. Vì khoảng thời gian tồn tại của ký hiệu OFDM dài hơn nên việc nhầm lẫn giữa các ký hiệu do phân tán theo thời gian là thấp hơn.

Nguyễn Quang Phổ nói...

Bạn Đức Tiến à !

- Ở bên đông là Dương cực; Ở bên tây là Âm cực.
- Nối giữa đông với tây là dây kim loại (hữu tuyến);
- đông - tây khép kín mạch (hữu tuyến) => điện từ trường đông và tây là đồng phase (đồng ngay từ phase 0) do đó không nói chuyện vận tốc truyền sóng như vô tuyến, chỉ nói đến vận tốc truyền lan khi đi qua các mạng 4 cực - mà điều này thì không phân biệt vô tuyến hay hữu tuyến. Nếu hữu tuyến mà nói đến vấn đề trên thì dây kim loại là ống dẫn sóng mất rồi. Ống dẫn sóng thì khác quái gì là vô tuyến nữa.


Unknown nói...

Mình không hiểu ý bạn phổ lắm, bài này chỉ giải thích theo cách mình nghĩ về tính tiện dụng khi dùng đơn vị tần số và bước sóng với từng trường hợp thôi.

Còn về tốc độ truyền lan thì chắc chắn phải có thì mới có mối liên hệ bước sóng và tần số được.

:) , :D , :)) , =)) , :( , :(( , x-( , :-/ , :|

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes