Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Điều khiển công suất trong hệ thống trải phổ CDMA

Bài trích dẫn dưới đây là đề cập đến UMTS (một nhánh của WCDMA), các bạn có thể xem thêm ở đây

1-Giới thiệu.     
     Trong hệ thống UMTS rất nhiều người sử dụng cùng hoạt động trên cùng một tần số, nên mức nhiễu phụ thuộc vào số lượng người sử dụng. Để hệ thống WCDMA hoạt động bình thường, cần có một cơ chế điều khiển công suất tốt để duy trì tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) tại mức cho phép nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) theo yêu cầu.
2-Ý nghĩa của ĐKCS.
     Việc điều khiển công suất được đưa vào để giải quyết vấn đề “xa–gần” và để tăng tối đa dung lượng hệ thống. Điều khiển công suất là điều khiển công suất  phát từ mỗi thuê bao sao cho công suất thu của mỗi thuê bao ở trạm gốc là bằng nhau. Điều khiển công suất  nhằm mục đích để chống lại hiệu ứng Fading Rayleigh trên tín hiệu truyền đi bởi việc bù cho Fading nhanh của kênh truyền. Ngoài ra việc điều khiển công suất  còn có tác dụng giảm nhiễu đa đường.
3-Phân loại.
     Có 2 loại điều khiển công suất chính trong UMTS đó là : Đkcs vòng trong và vòng ngoài. Vòng trong là đk từ BS đến MS, vòng ngoài là đk tại RNC. Trong đkcs vòng ngoài được chia làm 2 kiểu là đkcs vòng mở và vòng kín.
4-Hoạt động.
- Vòng ngoài : Đkcs vòng ngoài được sử dụng để thiết lập các thông số SIR cho từng dịch vụ của hệ thống để từ đó tối ưu BLER của từng dịch vụ.
- Vòng trong : Gồm vòng hở và vòng kín cho cả 2 đường lên và xuống.
Vòng mở : Khi MS khởi động sẽ bắn tín hiệu về trạm, các thông số như cường độ tín hiệu, chu kỳ ... sẽ được MS tự quyết định, và các thông số đó được cấu hình cứng trên hệ thống nên được gọi là vòng mở. Và đkcs vòng hở chỉ được sử dụng để thiết lập công suất ban đầu cho MS và tạo nền tảng để đkcs vòng kín cho đường xuống.
Vòng kín : Đkcs vòng kín xảy xa khi kết nối giữa MS và BS đã được thiết lập, và BS sẽ bắt đầu điều khiển với chu kỳ 1500 lần/s, lệnh điều khiển được gửi xuống MS tùy thuộc vào sự so sánh giữa SIR đo đạc được và SIR đích được thiết lập từ trước trong đkcs vòng ngoài. Nếu SIR đo đạc được lớn hơn SIR đích thì BS sẽ gửi một lệnh đk (TPC) có tham số là '0' để giảm công suất phát của MS lại, và ngược lại thì TPC = 1 để tăng công suất >>> đáp ứng đủ SIR và BLER (tỷ lệ lỗi khối) của từng dịch vụ khác nhau.
Mọi người cùng bổ sung nhé !




Giải thích theo ý mình thì ngắn gọn như sau :
Máy gần trạm bts thì tín hiệu khỏe và gây nhiễu khỏe (cho máy khác), máy xa trạm thì tín hiệu yếu và gây nhiễu yếu. Nếu không có điều khiển không suất, để đảm bảo luôn có liên lạc thì máy phải đảm bảo luôn phát ở mức cao (để ở vị trí xa vẫn liên lạc được), vấn đề thấy luôn là tốn pin, nóng máy, ảnh hưởng sức khỏe ^^ (sóng phát mạnh tác động lên cơ thể), vấn đề cũng dễ thấy gây nhiễu.
Để liên lạc được thì tín hiệu nhiễu luôn phải ở một mức chấp nhận được, nếu không điều khiển thì một máy xa một máy gần sẽ gây nhiễu như sau :

 Còn điều khiển thì nó sẽ như sau, rõ ràng là trường hợp này dùng được nhiều máy hơn và đứng gần trạm thì tốn ít pin hơn rất nhiều :

 Ngoài CDMA, có vẻ như quan tâm đến điều khiển công suất nhiều nhất vì các tín hiệu thiết bị khác đều là nhiễu và xếp chồng lên nhau trong toàn bộ dải tần nên không điều khiển sẽ ảnh hưởng toàn bộ. Tuy nhiên các hệ thống khác cũng có điều khiển công suất như GSM .

3 nhận xét:

Dicky KTVT nói...

GSM không diều khiển công suất đâu nha! mà nó chỉ điều chỉnh công suất thôi,tại trong mỗi trạm BTS có mấy bộ phát công suất luôn mà, nhưng người ta không sử dụng hết đâu. để làm tăng dung lượng của hệ thống trong GSM , nguời ta thường nghiêng aten của BTS chệch xuống đất, lý do làm như vậy là: để công suất của nó phát lớn hơn trong vùng này-> phục vụ cho nhiều MS hơn.

Unknown nói...

Search mạng ra có thêm bài so sánh 2 cái
http://thongtin47.com/diendan/showthread.php?189-M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-c%C3%A2u-h%E1%BB%8Fi-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-GSM

Thấy người ta vẫn dùng thuật ngữ điều khiển mà :D

Câu 5. Điều khiển công suất là gì? Mục đích của điều khiển công suất. Trình bày những cách điều khiển công suất trong di động và cho biết cách nào tối ưu hơn? Vì sao?
- Điều khiển công suất là quá trình điều chỉnh mức công suất phát của BTS và MS khi MS di chuyển lại gần hay ra xa BTS
Với hệ thống GSM, BTS chỉ điều chỉnh công suất 1 lần khi cài đặt (do BTS chỉ quản lý 1 vùng cố định), còn MS phải thay đổi mức công suất phát của mình do sự thay đổi vị trí của nó so với BTS.
- Mục đích của điều khiển công suất là cho phép chỉ cần phát với mức tín hiệu cần thiết (thấp nhất có thể) mà vẫn duy trì được chất lượng cuộc đàm thoại. Lợi ích chính từ việc điều chỉnh công suất là giảm nhiễu kênh vô tuyến với các thiết bị khác và tăng thời gian sử dụng pin của MS.
- Những cách điều khiển công suất
(1) Điều khiển vòng hở: MS đo công suất mà nó nhận được từ BTS để tự điều chỉnh công suất phát của nó. Dùng điều khiển ở cấp thô.
Ưu điểm: Đáp ứng nhanh
Nhược điểm: Không chính xác do: (i) suy hao đường lên và đường xuống khác nhau; (ii) công suất mà MS nhận được là tổng công suất của tất cả các BTS xung quanh.
(2) Điều khiển vòng đóng: BTS dựa vào công suất nhận được từ MS, kết hợp tính toán dựa trên các thông số truyền sóng để quyết định mức công suất phát của MS. Dùng điều khiển ở cấp tinh; kết hợp bổ sung cho kiểu điều chỉnh ở cấp thô ở cách 1.
Như vậy cách 2 sẽ tối ưu hơn do có sự tính toán tối ưu ở BSC.
Thực tế sử dụng kết hợp cả 2 cách vì lần đầu khi MS truy nhập mạng thì sử dụng vòng hở (định mức công suất cần phát lên BTS lần đầu tiên), sau khi truy nhập mạng sử dụng vòng đóng để có được mức công suất phát phù hợp nhất.
Câu hỏi thêm về điều khiển công suất: Điều khiển công suất trong hệ thống CDMA có gì khác biệt so với hệ thống GSM?
- Ngoài tiết kiệm công suất phát của BTS và MS, khác với GSM, điều khiển công suất trong
CDMA còn phải điều chỉnh công suất phát của các MS sao cho các tín hiệu uplink đến BTS có
mức công suất bằng nhau để giảm ảnh hưởng lẫn nhau giữa các kênh uplink của MS (hiệu ứng
gần xa).
- Bước điều chỉnh công suất trong hệ thống GSM là 2dB, nhịp độ điều chỉnh là 60ms (khoảng 16
lần mỗi s); trong CDMA, mỗi step điều chỉnh là 1dB, ở nhịp độ 1,25ms (800 lần mỗi s).
- Trong CDMA, BTS liên tục giảm dần công suất phát và khi FER bắt đầu tăng (tín hiệu hồi tiếp từ
MS) thì BTS sẽ tăng công suất phát.
- Trong GSM, công suất phát của BTS thường được điều chỉnh trước ở một mức cố định nào đó
chứ không điều chỉnh như trong CDMA.

ĐTVT nói...

Bạn ơi bạn có tài liệu nào về cách đặt tram BTS của các nhà mạng sao cho phù hợp với vấn đề Điều khiển công suất trong WCDMA không

:) , :D , :)) , =)) , :( , :(( , x-( , :-/ , :|

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes