Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Truyền dẫn tín hiệu trên kênh thực

Mình lấy luôn sơ đồ khối mô hình trong mô phỏng Astras (cuối kỳ học truyền dẫn 2) để minh họa mô hình kênh thực:


Thực ra một môn truyền dẫn thì cũng không thể đủ được, đây chỉ là một mô hình trình bày về truyền dẫn tín hiệu trên kênh thực với các vấn đề và các giải pháp (các khối cần thêm để xử lý) ở mức cơ bản thôi. Các bạn có thể xem thêm chuyên mục "Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin" để biết thêm về các vấn đề khi truyền tín hiệu trong nhiều môi trường khác nhau, giải pháp thì có rất rất nhiều và hiện tại vẫn luôn có những công nghệ mới đang được nghiên cứu. Ở đây cũng chỉ xét trên một kênh, các kênh khác có tác động như nhiễu. Nếu các bạn muốn xem tổng quát thì xem hệ thống thông tin số hay hệ thống truyền dẫn số

Đầu vào là các symbol (nguồn tín hiệu), qua điều chế để truyền thông tin đi xa, ... mô hình rummler mô hình ảnh hưởng của kênh vi ba số tiêu biểu) và tạp âm Gao-xơ tiêu biểu cho nhiễu cơ bản trên đường truyền ... đến giải điều chế để lấy tín hiệu.
Khả năng thày giáo cho mô phỏng kênh vi ba (vô tuyến).

Các khối xử lý chưa đề cập ở trên gồm :
- Lọc phát để tránh nhiễu ISI : Nguyên lý là tại thời điểm lấy mẫu (thời điểm thu tín hiệu) thì các kênh khác phải có tín hiệu bằng 0 (xem hình 3 trong nhiễu ICI ấy, phần hình bên tay trái, tại các điểm ---- lấy mẫu chỗ khác = 0 hết). Để có làm được điều đó thì người ta đề ra bộ lọc gọi là bộ lọc lý tưởng (Brick-wall filter) với đặc tuyến lọc dựng đứng (trên miền tần số), tuy nhiên không triển khai được vì :
  • Bộ lọc lý tưởng không thể chế tạo (sườn của đặc tuyến dựng đứng)
  • Giả sử có chế tạo được thì cũng không dùng được vì sai lệch đồng hồ phát là ISI ngay và ISI sẽ rất lớn nữa.
 Người ta đã nghĩ ra được một bộ lọc khác gọi là bộ lọc cosin nâng
  • Vẫn có tính chất bộ lọc lý tưởng.
  • Sườn đặc tuyến phải thoải (thì mới chế tạo được, nhưng thực ra các bộ lọc thực tế cũng chỉ gần đạt được cái đặc tuyến bộ lọc cosin nâng này).
  • Tương đối tiết kiệm phổ (chấp nhận đòi hỏi tốn phổ hơn bộ lọc lý tưởng nhưng mà ở mức chấp nhận được)
  • Khi có sai lệch đồng hồ -> ISI phải nhỏ (tổng các symbol đến vô hạn phải hội tụ - không tiến tới vô cùng)
Để triển khai cái bộ lọc này thì người ta phân chia đặc tính lọc ra thành 2 bộ lọc căn cos (square root raised cosine filters) nên mới có loc phát và lọc thu như ở sơ đồ.

- Trong tính toán tổng quát thì người ta xét xung PAM, và cái bộ lọc căn cos ở trên cũng chỉ đúng với xung PAM, với các tín hiệu khác thường là dạng NRz, có phổ dạng sinx/x, thì cần sửa nó lại thành dạng xung, và cái mạch này có dạng ngược (x/sinx) nên gọi là mạch sửa dạng xung x/sinx (x/sinx corrector). Lưu ý là nếu là tín hiệu dạng khác thì dùng mạch sửa dạng khác chứ không phải cái nào cũng tống x/sinx vào đâu nhé.

Trong hình vẽ kia thì mạch lọc phát bao gồm cả 2 tính năng căn cos và x/sinx luôn.

- HPA : khuếch đại tín hiệu

- Khối san bằng thích nghi  trên miền thời gian (ATDE - Adaptive Time Domain Equalizer) và AGC (Automatic Gain Control):
Dùng để chống fading (mở bài fading ra search ATDE và AGC nhé). Cũng trong bài fading đó đã giới thiệu nhiều biện pháp chứ không phải chỉ có mỗi 2 cái này.

- Khôi phục sóng mang và khôi phục đồng hồ : dùng để khôi phục thông tin và lấy tín hiệu đồng bộ

3 nhận xét:

Nguyễn Tuấn nói...

cho em hỏi chút. về ISI. việc xuyên nhiễu giữa symbol trước và symbol sau là tất nhiên. còn xuyên nhiễu giữa symbol sau tới symbol phát trước nó ạ? điều này có vẻ vô lý vì khi symbol chưa phát đi thì làm sao xuyên nhiễu được.

Unknown nói...

Đấy là mô tả toán học, thực tế thì đúng như bạn nói, cái này ngày xưa thày có nói lưu ý khi mô phỏng cần có điều kiện gì gì đó mình lại quên hết rồi, bạn nên hỏi thày giáo bạn, vở mình lại không gi nên không tra lại được

Unknown nói...

=))

:) , :D , :)) , =)) , :( , :(( , x-( , :-/ , :|

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes