Chúng ta hay được xem trên báo chí về nhiều câu truyện, nhiều cuộc đời khác nhau, có cái thật, có cái bịa (hư cấu) về kết thúc có hậu, có nhiều trường phái thể loại khác nhau :
- Theo cách chính thống của gia đình, ông bà mong muốn thì con cái phải học giỏi, chăm ngoan, vâng lời gia đình và thày cô, lớn lên có một sự nghiệp ổn định, cưới vợ, không bị vô sinh để có người nối nghiệp tổ tông (ưu tiên đẻ con trai) ...
- Theo cách của các bạn trẻ thì đối với các bạn nào năng động thì muốn một cuộc sống nhiều thử thách, nhiều niềm vui, chinh phục nhiều đỉnh cao... nói chung là sôi động và nổi trội ; còn với các bạn từ tốn hơn thì muốn sự ổn định, an toàn, có thời gian để thực hiện những sở thích, giấc mơ riêng ...
- Đối với học sinh thì thích học giỏi này, được các bạn khác ngưỡng mộ này, còn với các bạn không thích học lắm thì thích đi tắt đón đầu, muốn trở thành ông nọ, bà kia luôn, chạy theo mốt, sắm đồ hi tech để sành điệu này ...
Mấy cái này xưa rồi, với cả là lối viết của dân bên khoa học xã hội, là dân kỹ thuật, khoa học thì mình sẽ giải thích theo cách khác.
Tình hình là ở nhà làm đồ án nên rỗi (không thể lúc nào cũng cắm đầu vào học được), có con nook color (máy đọc sách) mà để lâu không để ý nó cạn pin rồi sạc nó đếch lên nữa thì buồn nên có down 1 số sách, tài liệu về nhận thức, tâm lý về đọc và tìm thấy 1 cái mà có thể giải thích rất nhiều sự việc mà trước đến giờ mình vẫn thắc mắc. Với kiến thức vừa mới đọc ở mức vỡ lòng và cũng chưa có nhiều thời gian để suy ngẫm nên có thể sai, sau này level cao hơn thì sẽ bổ xung, sửa đổi sau. Sai thì thôi, không chịu trách nhiệm.
Theo như văn phong của những cuốn sách best-seller, giật tít quảng cáo hay của các diễn giả thì cần 1 câu mở đầu thật hay để bắt đầu nội dung, bắt chước phát :
Để đạt được hạnh phúc, nhiều người nghĩ cần gia đình hạnh phúc, nhiều người muốn được thể hiện, nhiều người muốn nhiều tiền, sai hết đó đều là những nhận thức không đầy đủ, cần nhiều hơn thế để hạnh phúc thực sự, không thái quá cái nào, tuy nhiên có phân cấp ưu tiên cho từng nhu cầu, đọc đi nhé :
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Trước đây mình luôn không hiểu vì sao cuộc sống lại khắc nghiệt đến vậy, con người lại đấu đá lẫn nhau,sao bố mẹ luôn quá đòi hỏi, sao mình dù có thành superman đi chăng nữa vẫn có quá nhiều vấn đề trong cuộc sống mà mình luôn cảm thấy đuối, trong xã hội sao có người xấu, một số lại còn bệnh hoạn, suy nghĩ lệch lạc, cán bộ quan liêu, vì sao người ta dạy trẻ "Việt Nam rừng vàng biển bạc" thì trẻ lại không muốn phấn đấu ... (chắc do xem phim và đọc manga nhiều nên có suy nghĩ ở mức - lo thân chưa xong mà cứ nghĩ trên giời dưới biển), ngày xưa thì suy nghĩ lung tung lắm nên thuộc loại người viển vông, nhưng lớn lên cũng đỡ hơn rồi he he, giờ khá thực tế là đằng khác.
Theo suy nghĩ cá nhân thì con người luôn tìm cách để đạt được các nhu cầu trên, mình chỉ xét đến 5 tầng cho đơn giản và thấy đủ để giải thích những băn khoăn của bản thân rồi. Con người thỏa mãn được các nhu cầu trên thì sẽ có được sự phát triển đầy đủ tâm trí, thể chất và có cuộc sống tốt đẹp.
Con người đấu tranh vì đồng tiền và xã hội ngày nay thì cuộc cạnh tranh đó rất khốc liệt vì nhu cầu này ở tầng thứ nhất, cần thiết nhất. Nếu không đủ giỏi hoặc giỏi nhưng vẫn muốn hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu thứ nhất tốt hơn và nhiều tiền cũng có nghĩa làm việc gì cũng dễ dàng hơn, trước các biến động (lạm phát, tăng giá, thuốc men, nhà cửa, con cái ... ) thì có thể vung tiền ra xoay sở (nhu cầu an toàn), khi việc này trở thành một hệ thống thì nó càng "an toàn" hơn, chạy trọt làm sếp ngoài tiền còn để được kính trọng hơn (có thể người dưới thì không nhưng ông sếp thì nghĩ thế) và có thể xử bất cứ thằng nào phía dưới (cảm thấy mình là người quan trọng)...
Trò chơi điện tử một phần là để giải trí (nhu cầu tầng thứ nhất) thư giãn, cũng có thể để giao lưu, và dễ dàng để trở thành người quan trọng (dễ hơn rất nhiều so với đời sống thực), thử tưởng tượng một trò chơi như kim cương mà bỏ đi điểm số, bỏ đi việc qua bài, chỉ có hiệu ứng để giải trí giết thời gian thì để bỏ thời gian chơi tương đương người cày bao nhiêu triệu điểm liệu còn được bao nhiêu người nữa (trừ thừa thời gian quá không biết làm gì thôi)
Một lý giải hợp lý cho 1 trường hợp trở thành tội phạm :
Khi chúng ta dạy "rừng vàng biển bạc" hay được gia đình lo cho từng ly từng tí, trong đầu học sinh sẽ nghĩ nhu cầu 1 đáp ứng được rồi , không cần làm cũng không lo chết đói (nhu cầu 2), và nhảy lên các tầng nhu cầu cao hơn với một suy nghĩ chưa chín chắn thì nó thành thế này : ăn chơi sành điệu (Nhu cầu 5), yêu sớm (Nhu cầu 3 và để cả không thua kém bạn bè - nhu cầu 5), phá phách (để được chú ý) ...
Và cũng có thể đây là lý do khi teen hiện giờ đời sống cao, gia đình đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu bậc thấp và lại thiếu kiến thức, thiếu kiên nhẫn để giải quyết các nhu cầu bậc cao nên dư luận hiện nay mới tốn giấy mực báo chí đến vậy.
Thậm chí người lớn cũng mắc sai lầm đầy ra : xem thêm (nhu cầu vật chất, cũng có thể là muốn thể hiện, được thừa nhận khả năng), hàng ngày đọc tin dantri, vietnamnet, vnexpress thì sẽ thấy cả đống.
Và đương nhiên chẳng ai muốn đi đường vòng, muốn càng nhanh càng tốt, nhưng đường thẳng lại lắm cạm bẫy (đường vòng biết bao nhiêu đường, đặt bẫy bao nhiêu cho nó vừa ^^), kẻ gian, trục lợi trong xã hội cũng đánh vào tâm lý ham tiền, hám của lạ (nhu cầu 1), đầu tư cái này đảm bảo trúng (nhu cầu 2), bỏ vợ theo gái (nhu cầu 3 - ở đây là trường hợp xét về việc đáp ứng nhu cầu tình cảm tinh thần), vung tiền thác loạn, thể hiện bản lĩnh (nhu cầu 4) hay sếp bị nhân viên nịnh nọt lừa phỉnh (nhu cầu 5- sếp là nhất, kiến thức tài năng sếp thật siêu việt ...), vân vân và vân vân. Và các kiểu này đều có chung 1 điểm : mỳ ăn liền
Nói chung thì mấy cái mặt xấu nói ra không phải để bàn chuyện xã hội (vấn đề này là của cơ quan chuyên ngành nào đó), ở đây chỉ để giải thích theo quan điểm cá nhân là dù xấu dù tốt, con người đều chỉ làm theo những cách khác nhau để thỏa mãn nhu cầu tâm lý bản thân và dẫn đến những kết quả khác nhau (đây là nhu cầu chính đáng).
Viết bài này tớ cũng chỉ muốn chia sẻ với độc giả, không có 1 con đường cụ thể vì mỗi người 1 tính, 1 hoàn cảnh nhưng mình cần phấn đấu để thỏa mãn các nhu cầu trên theo cách nó trong sáng 1 chút. Với những bạn không có điều kiện thì càng phải phấn đấu hơn rồi, và nên chú ý kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình đầu tiên, hơn là đua đòi đú đởn trước, tuy nhiên nếu ăn mặc rách rưới, đi xe vớ vẩn mà gặp đối tác làm ăn hay là bộ mặt công ty mà thế thì chết, gặp bạn bè cũng cần phải thế nào đó tránh cảm thấy mình thấp kém, tự ti. Theo mình thì phải thỏa mãn tất cả nhưng cần phải biết cái nào cần hơn cái nào. Với các bạn gia đình trung bình hoặc có điều kiện thì cũng cần phấn đấu hơn là để bọn xung quanh nó khinh, kém cỏi thì ngay người trong gia đình anh chị em họ hàng cũng nhiều người chán, còn nếu gia đình yêu cần quá thể đáng thì phấn đấu ở mức tự lo được cho bản thân và có tích lũy, sau này bố mẹ về hưu rồi thì đừng hòng áp đặt được (thoát khỏi cảnh ngửa tay xin tiền càng nhanh càng tốt).Và nhớ là đừng nóng vội, đừng tìm giải pháp không làm mà vẫn muốn ăn hay dễ dàng đến mức phi lí, chỉ dựa vào vận may, vì tỉ lệ không thành công và bị lừa rất cao.
- Theo cách chính thống của gia đình, ông bà mong muốn thì con cái phải học giỏi, chăm ngoan, vâng lời gia đình và thày cô, lớn lên có một sự nghiệp ổn định, cưới vợ, không bị vô sinh để có người nối nghiệp tổ tông (ưu tiên đẻ con trai) ...
- Theo cách của các bạn trẻ thì đối với các bạn nào năng động thì muốn một cuộc sống nhiều thử thách, nhiều niềm vui, chinh phục nhiều đỉnh cao... nói chung là sôi động và nổi trội ; còn với các bạn từ tốn hơn thì muốn sự ổn định, an toàn, có thời gian để thực hiện những sở thích, giấc mơ riêng ...
- Đối với học sinh thì thích học giỏi này, được các bạn khác ngưỡng mộ này, còn với các bạn không thích học lắm thì thích đi tắt đón đầu, muốn trở thành ông nọ, bà kia luôn, chạy theo mốt, sắm đồ hi tech để sành điệu này ...
Mấy cái này xưa rồi, với cả là lối viết của dân bên khoa học xã hội, là dân kỹ thuật, khoa học thì mình sẽ giải thích theo cách khác.
Tình hình là ở nhà làm đồ án nên rỗi (không thể lúc nào cũng cắm đầu vào học được), có con nook color (máy đọc sách) mà để lâu không để ý nó cạn pin rồi sạc nó đếch lên nữa thì buồn nên có down 1 số sách, tài liệu về nhận thức, tâm lý về đọc và tìm thấy 1 cái mà có thể giải thích rất nhiều sự việc mà trước đến giờ mình vẫn thắc mắc. Với kiến thức vừa mới đọc ở mức vỡ lòng và cũng chưa có nhiều thời gian để suy ngẫm nên có thể sai, sau này level cao hơn thì sẽ bổ xung, sửa đổi sau. Sai thì thôi, không chịu trách nhiệm.
Theo như văn phong của những cuốn sách best-seller, giật tít quảng cáo hay của các diễn giả thì cần 1 câu mở đầu thật hay để bắt đầu nội dung, bắt chước phát :
Để đạt được hạnh phúc, nhiều người nghĩ cần gia đình hạnh phúc, nhiều người muốn được thể hiện, nhiều người muốn nhiều tiền, sai hết đó đều là những nhận thức không đầy đủ, cần nhiều hơn thế để hạnh phúc thực sự, không thái quá cái nào, tuy nhiên có phân cấp ưu tiên cho từng nhu cầu, đọc đi nhé :
Tháp nhu cầu của Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing.
Căn bản của lý thuyết
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
Chi tiết nội dung tháp nhu cầu
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
- Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Mở rộng tháp
Sau Maslow, có nhiều người đã phát triển thêm tháp này như thêm các tầng khác nhau, thí dụ:- Tầng Cognitive: Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết: - Học để hiểu biết, góp phần vào kiến thức chung.
- Tầng Aesthetic: Nhu cầu về thẩm mỹ - có sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc nội tại.
- Tầng Self-transcendence: Nhu cầu về tự tôn bản ngã - một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.
Nguồn http://vi.wikipedia.org
Trước đây mình luôn không hiểu vì sao cuộc sống lại khắc nghiệt đến vậy, con người lại đấu đá lẫn nhau,sao bố mẹ luôn quá đòi hỏi, sao mình dù có thành superman đi chăng nữa vẫn có quá nhiều vấn đề trong cuộc sống mà mình luôn cảm thấy đuối, trong xã hội sao có người xấu, một số lại còn bệnh hoạn, suy nghĩ lệch lạc, cán bộ quan liêu, vì sao người ta dạy trẻ "Việt Nam rừng vàng biển bạc" thì trẻ lại không muốn phấn đấu ... (chắc do xem phim và đọc manga nhiều nên có suy nghĩ ở mức - lo thân chưa xong mà cứ nghĩ trên giời dưới biển), ngày xưa thì suy nghĩ lung tung lắm nên thuộc loại người viển vông, nhưng lớn lên cũng đỡ hơn rồi he he, giờ khá thực tế là đằng khác.
Theo suy nghĩ cá nhân thì con người luôn tìm cách để đạt được các nhu cầu trên, mình chỉ xét đến 5 tầng cho đơn giản và thấy đủ để giải thích những băn khoăn của bản thân rồi. Con người thỏa mãn được các nhu cầu trên thì sẽ có được sự phát triển đầy đủ tâm trí, thể chất và có cuộc sống tốt đẹp.
Con người đấu tranh vì đồng tiền và xã hội ngày nay thì cuộc cạnh tranh đó rất khốc liệt vì nhu cầu này ở tầng thứ nhất, cần thiết nhất. Nếu không đủ giỏi hoặc giỏi nhưng vẫn muốn hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu thứ nhất tốt hơn và nhiều tiền cũng có nghĩa làm việc gì cũng dễ dàng hơn, trước các biến động (lạm phát, tăng giá, thuốc men, nhà cửa, con cái ... ) thì có thể vung tiền ra xoay sở (nhu cầu an toàn), khi việc này trở thành một hệ thống thì nó càng "an toàn" hơn, chạy trọt làm sếp ngoài tiền còn để được kính trọng hơn (có thể người dưới thì không nhưng ông sếp thì nghĩ thế) và có thể xử bất cứ thằng nào phía dưới (cảm thấy mình là người quan trọng)...
Trò chơi điện tử một phần là để giải trí (nhu cầu tầng thứ nhất) thư giãn, cũng có thể để giao lưu, và dễ dàng để trở thành người quan trọng (dễ hơn rất nhiều so với đời sống thực), thử tưởng tượng một trò chơi như kim cương mà bỏ đi điểm số, bỏ đi việc qua bài, chỉ có hiệu ứng để giải trí giết thời gian thì để bỏ thời gian chơi tương đương người cày bao nhiêu triệu điểm liệu còn được bao nhiêu người nữa (trừ thừa thời gian quá không biết làm gì thôi)
Một lý giải hợp lý cho 1 trường hợp trở thành tội phạm :
Chắc bạn còn nhớ một thời báo chí đăng tin ầm ĩ về trường hợp sinh viên Cho Seung-Hui ở trường US Virginia Tech (Mỹ) đã bắn chết 32 sinh viên vào ngày 16 tháng 4 năm 2007. Cái gì đã xô đẩy một sinh viên có học làm chuyện điên rồ mất hết nhân tính như vậy? Có giả thuyết cho rằng hắn làm việc đó đơn giản là vì nhu cầu được nhìn nhận và trở nên quan trọng của hắn quá bức bách. Trong cuộc sống yếm thế ở nhà và ở trường, hắn cảm thấy mình chẳng có “kilôgram” nào đối với những người chung quanh. Nhu cầu này ngày một lớn lên đẩy hắn đến chỗ bất chấp tiếng nói của nhân tính mà xả súng giết người hàng loạt và cuối cùng cướp đi mạng sống của chính mình. Có lẽ trong tâm trí của Cho Seung-Hui lúc ấy chỉ có một điều: thà chết với tội ác ngàn năm không rửa được còn hơn sống mà không được ai biết tới. Xem thêmQuyển sách mà mình trích dẫn trên cũng là một kiểu phân loại nhu cầu tâm lý và có nhiều điểm tương đồng với tháp nhu cầu này. Trong đó có cả lý do vì sao ở Việt Nam lại hay có kiểu học sinh giỏi không dám giơ tay, thể hiện kiến thức, khả năng trước lớp (vì bị các bạn coi khinh, lườm nguýt - nhu cầu 3 và 4, hay bị đánh hội đồng vì nhìn ngứa mắt - nhu cầu 2: cần được an toàn).
Khi chúng ta dạy "rừng vàng biển bạc" hay được gia đình lo cho từng ly từng tí, trong đầu học sinh sẽ nghĩ nhu cầu 1 đáp ứng được rồi , không cần làm cũng không lo chết đói (nhu cầu 2), và nhảy lên các tầng nhu cầu cao hơn với một suy nghĩ chưa chín chắn thì nó thành thế này : ăn chơi sành điệu (Nhu cầu 5), yêu sớm (Nhu cầu 3 và để cả không thua kém bạn bè - nhu cầu 5), phá phách (để được chú ý) ...
Và cũng có thể đây là lý do khi teen hiện giờ đời sống cao, gia đình đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu bậc thấp và lại thiếu kiến thức, thiếu kiên nhẫn để giải quyết các nhu cầu bậc cao nên dư luận hiện nay mới tốn giấy mực báo chí đến vậy.
Thậm chí người lớn cũng mắc sai lầm đầy ra : xem thêm (nhu cầu vật chất, cũng có thể là muốn thể hiện, được thừa nhận khả năng), hàng ngày đọc tin dantri, vietnamnet, vnexpress thì sẽ thấy cả đống.
Và đương nhiên chẳng ai muốn đi đường vòng, muốn càng nhanh càng tốt, nhưng đường thẳng lại lắm cạm bẫy (đường vòng biết bao nhiêu đường, đặt bẫy bao nhiêu cho nó vừa ^^), kẻ gian, trục lợi trong xã hội cũng đánh vào tâm lý ham tiền, hám của lạ (nhu cầu 1), đầu tư cái này đảm bảo trúng (nhu cầu 2), bỏ vợ theo gái (nhu cầu 3 - ở đây là trường hợp xét về việc đáp ứng nhu cầu tình cảm tinh thần), vung tiền thác loạn, thể hiện bản lĩnh (nhu cầu 4) hay sếp bị nhân viên nịnh nọt lừa phỉnh (nhu cầu 5- sếp là nhất, kiến thức tài năng sếp thật siêu việt ...), vân vân và vân vân. Và các kiểu này đều có chung 1 điểm : mỳ ăn liền
Nói chung thì mấy cái mặt xấu nói ra không phải để bàn chuyện xã hội (vấn đề này là của cơ quan chuyên ngành nào đó), ở đây chỉ để giải thích theo quan điểm cá nhân là dù xấu dù tốt, con người đều chỉ làm theo những cách khác nhau để thỏa mãn nhu cầu tâm lý bản thân và dẫn đến những kết quả khác nhau (đây là nhu cầu chính đáng).
Viết bài này tớ cũng chỉ muốn chia sẻ với độc giả, không có 1 con đường cụ thể vì mỗi người 1 tính, 1 hoàn cảnh nhưng mình cần phấn đấu để thỏa mãn các nhu cầu trên theo cách nó trong sáng 1 chút. Với những bạn không có điều kiện thì càng phải phấn đấu hơn rồi, và nên chú ý kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình đầu tiên, hơn là đua đòi đú đởn trước, tuy nhiên nếu ăn mặc rách rưới, đi xe vớ vẩn mà gặp đối tác làm ăn hay là bộ mặt công ty mà thế thì chết, gặp bạn bè cũng cần phải thế nào đó tránh cảm thấy mình thấp kém, tự ti. Theo mình thì phải thỏa mãn tất cả nhưng cần phải biết cái nào cần hơn cái nào. Với các bạn gia đình trung bình hoặc có điều kiện thì cũng cần phấn đấu hơn là để bọn xung quanh nó khinh, kém cỏi thì ngay người trong gia đình anh chị em họ hàng cũng nhiều người chán, còn nếu gia đình yêu cần quá thể đáng thì phấn đấu ở mức tự lo được cho bản thân và có tích lũy, sau này bố mẹ về hưu rồi thì đừng hòng áp đặt được (thoát khỏi cảnh ngửa tay xin tiền càng nhanh càng tốt).Và nhớ là đừng nóng vội, đừng tìm giải pháp không làm mà vẫn muốn ăn hay dễ dàng đến mức phi lí, chỉ dựa vào vận may, vì tỉ lệ không thành công và bị lừa rất cao.