Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Forward Error Correction - FEC (sửa lỗi trước)

Forward Error Correction là một kỹ thuật được áp dụng cho việc truyền dữ liệu mà chủ yếu là cho lĩng vực multicast (một phát cho tất cả). FEC là kỹ thuật sữa lỗi, trong đó các lỗi xảy ra có thể được sữa bởi FEC khi dữ liệu đến đầu nhận. Khả năng sữa lỗi của FEC là tùy thuộc vào mã được sử dụng để mã hoá. Forward là do khi áp dụng mã FEC vào thì đầu nhận có khả năng sữa lỗi rồi nên không cần Auto Retransmit reQuest (ARQ), do vậy mà các dữ liệu được gửi đến một cách liên lục.
Thực ra FEC là một kỹ thuật cũ, 1986 người Mỹ lần đầu áp dụng FEC vào trong truyền thông tin giữa tàu Voyager và trạm mặt đất, 1995s thì được đưa vào trong truyền thông cáp quang. Còn đầu những năm 1990s thì nó đã được đưa vào DVB rồi. Nhưng mình đã tìm bằng google tất cả những site Việt Nam rồi nhưng không có site nào nói về FEC cả.


Internet, Intranet và Ethernet

Internet, Intranet và Ethernet
         Bạn thấy đó, cả ba thuật ngữ Internet, Intranet và Ethernet đều chung một họ nhà Net (mạng).
INTERNET:
         Internet thì đã quá quen thuộc. Nó là mạng thông tin liên lạc toàn cầu.
         Xuất xứ của Internet là mạng ARPAnet, một hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra thí nghiệm vào năm 1969. Mục đích ban đầu của nó là để tạo thuận lợi trong việc kết nối thông tin, hợp tác khoa học giữa các thành viên trong các công trình nghiên cứu về quốc phòng. Mạng này đã đặt ra nền tảng truyền thông bình đẳng (peer-to-peer) cho mạng Internet sau này. Nghĩa là, bất cứ máy tính nào hội đủ các điều kiện cơ bản để hòa mạng đều có thể giao tiếp với bất kỳ máy tính thành viên nào khác. Và chính nhờ được phát triển với mục đích gốc là phục vụ việc liên lạc, chia sẻ, hợp tác khoa học, công nghệ Internet cho phép mọi hệ thống đều có thể kết nối với Internet qua cổng điện tử. Hiện nay đã có hơn 100 nước với hàng chục triệu máy tính kết nối vào mạng Internet.
         Mạng máy tính toàn cầu World Wide Web này không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc, chuyển tải dữ liệu, mà cung cấp các dịch vụ cho phép người tiêu dùng có thể mua vô số món hàng hóa theo phương thức trực tuyến (online), nghĩa là chọn hàng, đặt hàng và thanh toán qua mạng.
INTRANET:
         Intranet là mạng thông tin, liên lạc cục bộ cũng dùng giao thức TCP/IP như Internet, của một tổ chức nào đó (thường là một công ty) chỉ cho phép các thành viên công ty hay những người được cấp quyền truy cập. Người dùng máy tính ở Việt Nam trước khi được ngao du trên mạng Internet như hiện nay, hồi nẳm đã được làm quen với mạng Intranet, như Cinet, Phương Nam,...
         Do là mạng cục bộ, tuy bạn cũng dùng giao thức quay số kết nối Dial-up bằng modem tới số điện thoại máy chủ và duyệt thông tin, tải file, gửi và nhận e-mail giống hệt với Internet; nhưng khác là chỉ loanh quanh trong phạm vi mạng mình làm thành viên, không thể liên thông với các mạng khác chứ đừng nói chi héo lánh ra được tới mạng Internet.
         Có thể nói cho dễ hiểu, Intranet là mạng Internet cục bộ.
ETHERNET:
         Ethernet là một kiến trúc mạng cục bộ LAN (local area network, LAN) do hãng Xerox phát triển.
         Mạng Ethernet đầu tiên đã được nhà nghiên cứu Bob Metcalfe thiết kế và chạy thử tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto của hãng Xerox vào năm 1973. Trong mạng này, các máy tính trang bị card mạng có thể kết nối với nhau thông qua một máy chủ bằng một sợi cáp duy nhất. Tới năm 1976, nó đã được nhóm Digital Equipment, Intel và Xerox hợp tác phát triển thành một tiêu chuẩn chung (còn gọi là DIX Ethernet). Nhưng nó chỉ thật sự phổ biến rộng khi hồi đầu thập niên 1980, Viện các Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) chính thức chuẩn hóa một mạng CSMA/CD có chức năng tương tự và gọi là chuẩn IEEE 802.3, hợp chuẩn quốc tế ISO.
         Xin lưu ý, Ethernet và IEEE 802.3 chỉ hơi khác nhau về mặt thuật ngữ và định dạng dữ liệu cho các frame. Còn lại thì chúng như anh em sinh đôi. Vì thế, ngày nay, người ta dùng thuật ngữ Ethernet để gộp chung hai chuẩn DIX Ethernet và IEEE 802.3.
         Ban đầu, mỗi thiết bị trong mạng Ethernet chỉ có thể cách nhau tối đa vài trăm mét. Các ứng dụng công nghệ mới đã giúp kéo dài khoảng cách này tới hàng chục km. Ứng dụng phổ biến nhất của mạng Ethernet quen gọi là mạng LAN (local area network, mạng cục bộ), nối kết các máy tính trong một đơn vị (thường là chung một tòa nhà) lại với nhau thông qua máy chủ. Còn nếu phải kết nối xa hơn, có khi cách nhau nhiều cây số, người ta dùng công nghệ mạng diện rộng WAN (wide area network).






Mô hình kết hợp Ethernet với chuẩn kết nối không dây qua hệ điều hành Windows XP.
         Tốc độ truyền tải dữ liệu ban đầu của Ethernet LAN là 10Mbps (10Base). Sau này phát triển lên 100Mbps (100Base), còn gọi là Fast Ethernet. Chuẩn cao cấp nhất hiện nay là Gigabit Ethernet LAN (1000Base), đạt tốc độ tới 1 Gbps. Nhưng tốc độ của nó cũng đang được một nhóm gọi là Liên minh 10 Gigabit Ethernet (10 Gigabit Ethernet Alliance, 10GEA) thành lập năm 2002 cố gắng đẩy lên tới 10 Gbps (sử dụng cáp sợi quang), gọi là chuẩn 10GbE.
         Hiện nay, các mainboard thế hệ mới nhất đều hỗ trợ chuẩn GigaLAN. Trên thị trường Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện một số LAN switch 1 Gbps.
PHẠM HỒNG PHƯỚC (TPHCM 6-8-2004)

Tài liệu CCNA tiếng việt của VnExperts

Đây là một tài liệu của trung tâm http://vnexperts.net/ soạn để dùng cho học viên CCNA.

Đặc điểm :
Tài liệu tiếng việt, có ví dụ các bài mô phỏng kèm câu lệnh và hướng dẫn cụ thể nên dễ tiếp cận.
Tất nhiên bạn nào đọc được tiếng anh thì nên kiếm tài liệu tiếng anh để đọc để có được những kiến thức cập nhật nhất (nhất là các bạn cần thi chứng chỉ).
Tuy nhiên đây là một tài liệu bổ trợ, có thể tra cứu, thực hành đối với các bạn mới học hoặc cần tham khảo khi làm trên thiết bị thật. Với cả thiết bị mới quá thì cũng làm gì có tiền mà mua, các bạn vẫn dùng thiết bị đời cũ trong 1 thời gian dài nữa nên tài liệu này vẫn ok chán

Mục lục

Phần I Giới thiệu về các thiết bị Cisco
Chương 1 Các loại cáp và các loại kết nối
Chương 2 Giao diện Command-Line Interface
Phần II Cấu hình Cisco Router
Chương 3 Cấu hình một Cisco Router
Phần III Định tuyến
Chương 4 Giao thức định tuyến tĩnh
Chương 5 Giao thức định tuyến RIP
Chương 6 Giao thức định tuyến EIGRP
Chương 7 OSPF đơn vùng
Phần IV Chuyển Mạch (Switching)
Chương 8 Cấu hình một Switch
Chương 9 VLAN
Chương 10 VTP và Inter-Vlan Routing
Chương 11 STP và EtherChannel
Phần V Mở rộng mạng LAN
Chương 12 Triển khai một Wireless LAN
Phần VI Quản trị mạng và xử lý lỗi
Chương 13 Dự phòng và khôi phục phần mềm Cisco IOS và các file cấu hình
Chương 14 Các bước khôi phục Mật khẩu và Configuration Register
Chương 15 Giao thức CDP
Chương 16 Telnet và SSH
Chương 17 Các câu lệnh Ping và Traceroute
Chương 18 SNMP và Syslog
Chương 19 Cơ bản xử lý lỗi
Phần VII Quản lý các dịch vụ IP
Chương 20 Network Address Translation (NAT)
Chương 21 DHCP
Chương 22 Ipv6
Phần VIII WAN
Chương 23 HDLC và PPP
Chương 24 Frame Relay
Phần IX Bảo mật mạng
Chương 25 Access Control List (ACL)


http://www.mediafire.com/download.php?cddehiwhxgg4le5

Các bạn có thể đăng ký 1 tài khoản trên VnExperts để vào đó tải trực tiếp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes