Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Lịch trình phụ thuộc kênh (Channel-dependent scheduling)

Lịch trình (Scheduling) là quá trình quyết định người dùng sẽ nhận kênh truyền như thế nào tại mỗi khoảng thời gian truyền dẫn TTI (Transmission Time Interval) - trong HSDPA quy định là 2ms.
Các bạn có thể xem trong hình vẽ :

Tại mỗi khoảng thời gian thì trình lập biểu (Scheduler) sẽ xác định nên truyền đến kênh nào, như hình trên là các khoảng thời gian (bằng nguyên lần của 2ms vì cứ sau 2ms thì trình lập biểu sẽ kiểm tra 1 lần).
Vì nếu truyền kênh kênh truyền tốt thì sẽ có thể truyền tốc độ cao: Xem lý do ở đây
Nếu luôn truyền trên những kênh truyền tốc độ cao thì hệ thống sẽ cung cấp được tốc độ tốt nhất, tuy nhiên điều kiện để quyết định người sử dụng nào được ưu tiên truyền dựa trên nhiều tiêu chí :
  • Ưu tiên người dùng có kênh truyền tốt nhất : cái này chính là lý do chính cho lập lịch để làm tăng tốc độ.
  • Tuy nhiên sẽ có người có kênh truyền kém hơn, vẫn cần phải duy một tốc độ nhất định, không để dừng truyền hoàn toàn gây đứt kết nối.
  • Ngay cả với một người dùng đứng yên, cách nodeB một khoảng cố định thì do hiện tượng fading (thăng giáng tín hiệu 1 cách ngẫu nhiêu), trình lập lịch cũng ưu tiên truyền khi tín hiệu "thăng" và giảm khi tín hiệu "giáng", lợi dụng hiện tượng fading (vốn được coi là luôn xấu) làm tăng tốc độ truyền.
  • Lịch trình tùy theo yêu cầu tốc độ của người dùng (và cả vấn đề gói cước): dù kênh truyền tốt nhưng người dùng chẳng dùng gì thì cũng chỉ duy trì kết nối thôi, cần gì phải ưu tiên.
  • Một vấn đề nữa là tùy theo khả năng của thiết bị thu và thiết bị phát: thiết bị phát thì không rõ nhưng với các điện thoại của mình gồm N81 (max tốc độ 384kbps), b7320 (3,6 Mbps), defy (7,2 Mbps) đường xuống thì không lý gì hệ thống truyền tốc độ vượt khả năng thiết bị thu được.
  • .... 
Tóm lại Lịch trình phụ thuộc kênh là quá trình quyết định mức độ ưu tiên truyền dữ liệu cho kênh nào sao cho tối ưu nhất, bám theo sự thay đổi của kênh truyền.

Vì sao phải quản lý lưu lượng và điều khiển quá tải

Trong đời sống hiện nay, chúng ta sử dụng rất nhiều các thiết bị viễn thông khác nhau với những cách kết nối khác nhau, nhu cầu của con người càng ngày càng lớn, nếu chúng ta không quản lý lưu lượng và điều khiển quá tải (Traffic Management & Overload) thì chúng ta theo lẽ tự nhiên mỗi người sẽ được cấp một kênh nào đó (không cấp cho thì truyền tin kiểu gì ???) và mỗi người sẽ có một tài nguyên nhất định, tuy nhiên như vậy là rất lãng phí, vì không phải thiết bị nào cũng luôn kết nối mà dù có luôn kết nối thì không phải thiết bị nào cũng phát hết công suất, vì vậy mà chúng ta luôn thấy việc dùng chung tài nguyên và thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy nghẽn mạng, tốc độ truy cập siêu rùa, trang web lag vô cùng, delay cực lớn, đêm giao thừa lưu lượng nhắn tin tăng đỉnh điểm làm các nhà mạng liệt cục bộ ... đó là quá tải, chúng ta cần phải có các giải pháp điều khiển, gọi là điều khiển quá tải không thì mạng sẽ liệt luôn và không biết bao giờ mới khôi phục được.
Khi không bị quá tải chúng ta vẫn cần quản lý tài nguyên cho tốt, phục vụ tốt nhất nhu cầu người dùng trên cơ sở hạ tầng hiện có, đó là quản lý hay điều khiển lưu lượng.

Mọi hoạt động viễn thông con người sáng tạo ra đều nhằm phục vụ cho người, và do đó lưu lượng cũng phụ thuộc vào các hoạt động của con người :
  • Thời gian kết nối : nam có thể gọi rất ít nhưng nữ thì kiểu khác, internet có thể kết nối 24/7 nhưng điện thoại thì không.
  • Hoạt động của con người : sáng trưa chiều tối, đi làm hay ở nhà, ngày trong tuần hay cuối tuần ..
  • Các ngày lễ : quốc tế phụ nữ, giao thừa, tết ..
  • Thiên tai, các sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn
  • Tác động từ quảng cáo và các phương tiện thông tin đại chúng cũng tác động cả vào traffic
  • ...
Dựa vào những thông số có được do các sự kiện, thống kê, tính toán mà người ta có các giải pháp khác nhau.

Để cho thực tế, các bạn có thể vào http://home.blogtruyen.com/ kéo xuống dưới cùng sẽ thấy thống kê histats.com, bấm vào đó :
http://www.histats.com/viewstats/?sid=892077&act=2&f=1

Sẽ thấy thống kê truy cập blog theo ngày giờ, các bạn cứ để ý hôm nào chủ nhật thì thường traffic cao hơn hẳn và thứ 2 đầu tuần bắt đầu làm việc, học tập thì traffic tụt xuống hẳn. Rồi theo dõi xem giờ nào traffic cao, giờ nào traffic thấp, thường thì đây là truy cập việt nam nên kiểu gì tầm nửa đêm về sáng cũng thấp.

hay như của blog của mình cũng có thống kê histats này nhưng do tính chất là blog kiến thức nên cuối tuần lại bị tụt chứ không tăng như blogtruyen. Độ chênh lệch quá lớn traffic một phần là blog đó lâu đời, một phần là do tính chất giải tri, con người có xu hướng thích hơn, hay nói 1 cách khác "đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng" ^_^.

Qua vài phân tích thực tế bạn sẽ thấy nó phụ thuộc vào yếu tố con người rất nhiều.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes