Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Từ “alô” có từ khi nào?

Đang làm việc say sưa, chuông điện thoại reo vang, bạn liền nhấc máy và “alô”. Ngày nay, từ “alô” đã trở nên quá phổ biến trong “văn hóa điện thoại”, khiến người ta cảm thấy câu mở đầu của mỗi cuộc trò chuyện này hoàn toàn tự nhiên.

Nhưng có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Từ “alô” có từ bao giờ?
Trên thực tế, từ “alô” có trong ngôn ngữ của loài người trước khi chiếc điện thoại ra đời. Đây là từ vốn được dùng trong ngôn ngữ của các thủy thủ ở những chuyến vượt đại dương. Nghĩa gốc của từ “alô” chính là mệnh lệnh: “Nghe này”.
Các thủy thủ thường nói “alô” qua những chiếc loa phóng thanh (bằng gỗ hoặc kim loại có vành miệng loe to) và hướng về những chiếc tàu mà họ muốn giao tiếp khi gặp trên biển hoặc đại dương.
Theo các nhà ngôn ngữ chuyên ngành từ nguyên học, từ "alô” có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Anh. Đó chính là từ “hello” – có nghĩa là “xin chào”. Từ “hello” xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ XVI.
Bản thân từ “hello” trong tiếng Anh lại có nguồn gốc từ tiếng Đức, từ “hail” cũng có nghĩa là “xin chào”. Từ tương tự trong tiếng Pháp là “héler”.
Người ta kể lại rằng, khi mới phát minh ra điện thoại, nhà sáng chế Alexander Graham Bell đã sử dụng từ “ahoy” làm câu chào mở đầu. Tuy nhiên, từ này đã dần biến mất và không còn được sử dụng như một phần của văn hóa điện thoại. Như chúng ta đã biết, ngày nay khi nhấc điện thoại lên là người ta thường nói “alô”.
Ngọc Biên (Theo Báo Nga)

CCNA là gì

CCNA chắc nhiều người cũng nghe loáng thoáng là học về quản trị mạng, nhưng quản trị mạng là gì thì chưa chắc mọi người đã biết quản trị mạng là cái gì. Thực ra thì hiện mình đang theo học 1 khóa về CCNA, học về mạng máy tính, chia địa chỉ ip, các loại định tuyến ... nói chung là làm việc với router và switch của hãng cisco, để quản lý, thao tác cài đặt mạng công ty, tổ chức hay thậm chí hộ gia đình (LAN, WAN) học CCNA ra thì chỉ làm với các mạng nho nhỏ thôi, một vài trăm máy trở xuống còn muốn quản lý mạng lớn hơn thì phải học các chứng chỉ cao hơn.
Học CCNA ra thì có 2 kiểu, một là ra xong lấy chứng nhận trung tâm ra là đã học rồi (thường để kẹp hồ sơ xin việc thì khi xin việc chắc được ưu tiên hơn), hai là thi chứng chỉ Cisco luôn nhưng mà lệ phí 295 đô (tại thời điểm bài viết) nên như tớ đây là giờ cứ học còn chưa thi vội, nếu sau này xin việc mà người ta đòi hỏi thêm thì tính sau chứ lệ phí đắt quá mà ôn thi cũng phải vài tuần đến cả tháng.

Thêm thông tin Về hệ thống chứng chỉ của Cisco
Cisco là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp mạng viễn thông đứng vào hàng lớn nhất thế giới. Khác với Microsoft hay hệ thống Linux/Unix/Solaris, Cisco tập trung vào các công nghệ mạng trục, các hệ thống backbone, các hệ thống mạng của ISP, IXP và các dịch vụ mạng thông minh cao cấp như Content Network, Voice, Truyền hình. Một cách hình tượng, ta ví von hệ thống Microsoft như xây dựng một ngôi nhà lớn hoàn thiện, còn Cisco là xây dựng các con đường bằng phẳng, kết nối những ngôi nhà lớn với nhau, tạo thành những hệ thống thông tin internet đồ sộ hiện nay.
Với những công nghệ phức tạp, tinh xảo, hiện đại vốn biến đổi hàng giờ, Cisco hiểu rằng chỉ có một nguồn nhân lực với kỹ thuật cao, kiến thức nền tảng vững vàng mới có thể đáp ứng được bước tiến, áp lực của sự phát triển ấy. Do đó, từ năm 1996, Cisco đã đưa ra một hệ thống các bằng cấp phân lớp. Ngoài việc thể hiện trình độ của một cá nhân, các bằng cấp này còn thể hiện uy tín, khả năng làm hài lòng khách hàng, khả năng hỗ trợ, làm việc, v.v... của công ty ấy. Hệ thống bằng cấp cùng với chính sách khuyến khích các công ty đối tác (partner) đầu tư vào việc thi lấy các chứng chỉ để công ty tuyển dụng có thể đạt được những danh hiệu như Premier, Bronze, Silver và Gold Partners, từ đó được hưởng những sự ưu đãi vể giá cả, hỗ trợ của Cisco đã thật sự tạo nên cơn sóng ồ ạt thi lấy các chứng chỉ Cisco vào những năm 1999-2000.
Ban đầu, Cisco chỉ có một chứng chỉ duy nhất là CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert). Điều đặc biệt, thay vì đánh số CCIE#1 cho người đầu tiên nhận chứng chỉ CCIE toàn cầu, Cisco lại chọn con số 1024 để làm con số bắt đầu. Và CCIE#1024 được đặt cho Phòng thí nghiệm trọng điểm Cisco Testing Lab (hiện nay vẫn được gắn biển CCIE#1024 ở trước cửa ra vào). Brad Wright - Phụ trách chương trình CCIE đầu tiên, đã lựa chọn Stuart Biggs, kỹ sư cao cấp của Cisco và là người thiết kế đề thi và phòng lab CCIE để trở thành CCIE thứ 2 của thế giới với mã hiệu CCIE#1025. Và thực tế, Terry Slaterry, người được cấp chứng chỉ CCIE vào ngày 03/08/1993 được coi là CCIE đầu tiên của thế giới với mã hiệu CCIE#1026.
Song bởi nhiều tác động, trong đó có thể kể đến độ khó của chứng chỉ (chỉ mới có hơn 20.000 CCIE trên thế giới và 26 CCIE người Việt Nam – tính đến thời điểm hiện tại), các yếu tố về kinh tế, đầu tư tốn kém cho một CCIE đã khiến cho hệ thống bằng cấp hiện tại mất đi sự linh hoạt. Nhận ra điều đó, Cisco đã khôn khéo tách hệ thống chứng chỉ của mình ra thành nhiều cấp, bậc khác nhau, khiến cho hệ thống đó trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, bản thân người học tự nhắm được những mục tiêu “có thể”, và mang đến lợi ích cho các công ty nhỏ hơn, vốn không cần kỹ năng của một CCIE.
Vì vậy, hệ thống chứng chỉ Cisco được tách ra thành những “rãnh chuyên môn” khác nhau, trong đó có 3 cấp cơ bản – Associate / Professional / Expert. Và 1 Expert ~ 16 Professionals ~ 128 Associates.
* Cấp độ chuyên viên (Associate):
CCNA (Cisco Certified Network Associate): chuyên về cấu hình và quản trị mạng
CCDA (Cisco Certified Design Associate): chuyên về thiết kế mạng
* Cấp độ chuyên gia (Professional):
CCNP (Cisco Certified Network Professional): cấu hình và quản trị mạng mức cao
CCDP (Cisco Certified Design Professional): thiết kế mạng mức cao
CCSP (Cisco Certified Security Professional): bảo mật trên mạng
CCVP (Cisco Certified Voice Professional): dịch vụ thoại trên mạng
CCIP (Cisco Certified Internetwork Professional): các giải pháp mạng lõi
* Cấp độ chuyên gia cao cấp (Expert):
Chứng chỉ CCIE - Cisco Certified Internetwork Expert, đây được coi là một trong những chứng chỉ nghề CNTT có giá trị nhất trên thế giới và cũng là chứng chỉ khó đạt nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco.
Chứng chỉ CCDE – Cisco Certified Design Expert, chính thức được Cisco giới thiệu ngày 22/01/2008, dành cho các chuyên gia thiết kế, tích hợp và tối ưu hệ thống công nghệ hạ tầng cao cấp.
Việc tách nhỏ hệ thống bằng cấp là một bước tiến lớn trong quá trình mang các công nghệ phức tạp nhất đến cho từng cá nhân. Đây là một thành công rất lớn về mặt đầu tư không vốn cho nguồn nhân lực của mình.

CCNA - Cisco Certified Network Associate
Khi nói đến các chứng chỉ của Cisco, điều lạ lùng là chính chứng chỉ CCNA - môn căn bản nhất mà mọi người sẽ nhắc đến, thay vì là CCIE. Điều này cũng không có gì bất ngờ, do CCNA đã trở nên quá gần gũi với người học mạng, mang đến cho người học/làm mạng những kiến thức căn bản nhất. Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở mức “kiến thức căn bản”, CCNA còn đi vào khai thác các khái niệm, công nghệ của Cisco, các thiết bị mạng như bộ chuyển mạch (switch), bộ định tuyến (router), v.v...
Về mặt thực nghiệm, một CCNA khi được đào tạo đầy đủ sẽ có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng vừa và nhỏ, bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
Về mặt lý thuyết, công nghệ, CCNA sẽ nắm rõ các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, IGRP.
Học CCNA như thế nào?
Tùy vào trình độ, và điều kiện tài chính của từng người mà cách học CCNA có khác nhau: Tự học, học trực tuyến, học các khóa học CCNA ở các trung tâm luyện thi chứng chỉ, học ở Cisco Network Academy. Tuy nhiên, những điều sau đây là tiên quyết khi bạn học CCNA và muốn bước xa hơn tới các chứng chỉ khác của Cisco và ít bỡ ngỡ khi vào làm việc:
- Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hành với thiết bị thật của Cisco hoặc thông qua các chương trình giả lập, thực tập là yếu tố quyết định của việc học CCNA, mang đến cảm hứng khi học, không chỉ gói gọn là lý thuyết khô khan.
- Đọc nhiều sách, nên là sách tiếng Anh. Hạn chế đọc sách tiếng Việt vì công nghệ của Cisco thay đổi rất nhanh, nếu trông chờ vào sách tiếng Việt thì bạn sẽ luôn... đi sau công nghệ.
- Tìm đọc các case study/technology mới trên www.cisco.com và các nguồn tài nguyên khác trên internet như các bải giảng trực tuyến miễn phí, các bài thực hành trực tuyến.
- Tham gia các nhóm thảo luận, các diễn đàn trao đổi thêm về Cisco Technology/Solutions.
Thi CCNA
Bạn có thể đăng ký thi CCNA thông qua hệ thống thi của Pearson VUE với mã thi 640-802. Lệ phí thi cơ bản, áp dụng ở Việt Nam là 150 USD. Riêng các bạn học viên của chương trình Cisco Networking Academy có thể được nhận Voucher giảm 70% lệ phí thi trong quá trình học tập.


Nguồn http://diendan.cnt45dh.net/showthread.php?t=2530&page=1

Nội dung học (ở trung tâm mình thì chỉ chia 2 kỳ nhưng nội dung cũng thế này)

HỌC KỲ 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH
Học kì này giới thiệu với các bạn kiến trúc, cấu trúc, chức năng, các thành phần, mô hình của Internet và các mạng máy tính khác. Bằng việc sử dụng mô hình OSI và TCP/IP trong kì học, chúng ta có thể kiểm tra bản chất, vai trò của các giao thức và dịch vụ ở các tầng ứng dụng, tầng mạng, tầng liên kết dữ liệu, tầng vật lý. Nguyên lý, cấu trúc đánh địa chỉ IP và các kiến thức cơ bản của môi trường Ethernet cũng là nội dung nền tảng của giáo trình. Các bài lab sử dụng “mô hình Internet” cho phép học viên phân tích dữ liệu thật mà không ảnh hưởng đến hoạt động của mạng. Việc sử dụng phần mềm Packet Tracer (PT) giúp học viên phân tích được giao thức và hoạt động của hệ thống mạng, xây dựng các mạng nhỏ trong một môi trường mô phỏng. Kết thúc kì học, học viên có thể xây dựng được một mạng LAN đơn giản bằng việc áp dụng các nguyên lý cơ bản về việc đi cáp; thực hiện việc cấu hình cơ bản cho các thiết bị mạng, bao gồm router và switch; và phân bổ địa chỉ IP cho mạng. Nội dung các chương:
1. Sống, học tập, làm việc và giải trí trong một thế giới với mạng là trung tâm
2. Giao tiếp với các mạng dữ liệu và Internet
3. Tầng ứng dụng của mô hình OSI
4. Tầng vận chuyển của mô hình OSI
5. Tầng mạng và routing của mô hình OSI
6. Định địa chỉ mạng – IPv4
7. Tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI
8. Tầng vật lý của mô hình OSI
9. Ví dụ về kỹ thuật mạng LAN – Ethernet
10. Hoạch định và kết nối mạng
11. Cấu hình và kiểm tra mạng

HỌC KỲ 2: CÁC GIAO THỨC VÀ KHÁI NIỆM ĐỊNH TUYẾN

Học kì này mô tả kiến trúc, thành phần, hoạt động của router, giải thích nguyên lý cơ bản của định tuyến và các giao thức định tuyến. Học viên được phân tích, cấu hình, kiểm tra, gỡ lỗi các giao thức định tuyến cơ bản RIPv1, RIPv2, EIGRP, OSPF. Đến cuối kì học, học viên sẽ có khả năng nhận dạng và gỡ lỗi những vấn đề định tuyến thường gặp. Ở mỗi chương, học viên được hướng dẫn lần lượt từ việc dựng lab, sau đó thực hành cấu hình, triển khai, gỡ lỗi. Các bài tập liên quan đến phần mềm Packet Tracer giúp củng cố lại những khái niệm mới, cho phép học viên làm mô hình, phân tích các quá trình định tuyến. Nội dung các chương:
1. Giới thiệu về định tuyến và chuyển tiếp gói
2. Định tuyến tĩnh
3. Giới thiệu về định tuyến động
4. Giao thức định tuyến vector khoảng cách
5. RIPv1
6. Các giao thức định tuyến không phân lớp (classless routing protocol), VLSM, CIDR.
7. RIPv2
8. Chi tiết về bảng định tuyến
9. EIGRP
10. Các giao thức định tuyến trạng thái liên kết
11. OSPF

HỌC KỲ 3: CHUYỂN MẠCH LAN VÀ MẠNG KHÔNG DÂY
Học kì này giúp học viên tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của switch và cách triển khai switch trong môi trường mạng LAN quy mô nhỏ và lớn. Bắt đầu với cái nhìn cơ sở về Ethernet, kì học giải thích chi tiết về hoạt động của LAN switch, việc triển khai VLAN, RSTP, VLAN Trunking Protocol (VTP), InterVLAN routing, hoạt động của mạng không dây. Học viên sẽ phân tích, cấu hình, kiểm tra, gỡ lỗi VLAN, RSTP, VTP, các mạng không dây. Kì học cũng đưa ra thiết kế mạng trường học, các khái niệm về mô hình mạng 3 lớp. Nội dung các chương:
1. Thiết kế mạng LAN
2. Cấu hình switch cơ bản
3. Mạng LAN ản - VLANs
4. VLAN Trunking Protocol- VTP
5. Spanning Tree Protocol
6. Inter-VLAN Routing
7. Khái niệm cơ bản và cấu hình mạng không dây
HỌC KỲ 4: TRUY CẬP MẠNG WAN
Kì học này giải thích các nguyên lý điều khiển luồng thông tin và sử dụng ACLs để điều khiển truy cập. Cung cấp một cái nhìn tổng quan về các dịch vụ, giao thức tại tầng liên kết dữ liệu cho truy cập mạng diện rộng. Học viên sẽ học các kỹ thuật truy cập và các thiết bị truy cập, triển khai và cấu hình giao thức PPP, PPPoE, DSL, Frame Relay. Khóa học giới thiệu các khái niệm an ninh mạng WAN, tạo đường hầm dữ liệu, và khái niệm cơ bản về mạng riêng ảo VPN. Khóa học bao gồm thảo luận về QoS và các dịch vụ mạng đặc biệt yêu cầu các ứng dụng tích hợp. Nội dung các chương:
1. Giới thiệu về mạng WAN
2. Point-to-Point Protocok - PPP
3. Frame-Relay
4. Bảo mật mạng
5. Quản lý luồng dữ liệu bằng ACL
6. Các dịch vụ truy cập từ xa
7. Các dịch vụ liên quan đến địa chỉ IP
8. Xử lý sự cố trong mạng

Nguồn http://www.kmasecurity.net/xforce/cong-nghe-mang/4161-gioi-thieu-cong-nghe-frame-relay.html

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes