Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

SÓNG HẠ ÂM: Tác động của nó đến sức khoẻ con người như thế nào?

Một vụ án mạng ly kỳ …
Tháng 2 năm 1948, trên một chiếc tàu chở hàng của Hà Lan khi đi qua eo biển Malaca của Malaysia, toàn thể thuỷ thủ đoàn và một con chó ở trên tàu đã đột ngột chết. Họ không và cũng không có dấu hiệu trúng độc mà hình như do bệnh tim bột phát mà chết. Vụ án li kỳ trên biển này lập tức làm cho mọi người hết sức xôn xao. Mấy chục năm đã trôi qua, công tác đều tra không có một chút tiến triển nào. Mãi cho đến gần đây vụ án này mới có một số manh mối. Hung thủ tìm thấy được chính  là ²sóng hạ âm² nhìn không thấy, nghe không được …
Thủ phạm chính là sóng hạ âm!
Sóng hạ âm là môt loại sóng âm, so với âm thanh bình thường nó rung động chậm hơn một chút, mỗi giây rung không đến 20 lần. Do nó rung động quá chậm nên tai người không nghe thấy. Tuy nghe không được nhưng đối với thân thể con người nó rất có hại. Đó là vì tổ chức và lục phủ ngủ tạn trong thân người vô cùng nhạy cảm với sóng hạ âm, hấp thu rất dễ dàng năng lượng chấn động của sóng hạ âm để rồi rung động mãnh liệt lên. Khi chiếc tàu Hà Lan nói trên đi qua eo biển Malacca đúng lúc trên biển có  bão, sóng hạ âm trong bão không chỉ ở cường độ lớn  mà sự nhanh chậm của rung động lại ở phạm vi mà tim người nhạy cảm. Dưới sự kích thích, không ngừng của sóng hạ âm bên ngoài, tim người đã hấp thu năng lượng của sóng hạ âm để rồi rung động dữ dội, dẫn đến tim đập loạn xạ, mạch máu bị vỡ cuối cùng tim bị tê liệt, máu ngừng chảy, rồi chết.
Sóng hạ âm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Trong sinh hoạt hàng ngày người ta thường bị ảnh hưởng của những rung động bên ngoài, như chịu ảnh hưởng của sự lúc lắc của xe tàu, rung động cơ khí và tiến ồn v.v… Khi mà những rung động đó phù hợp với phạm vi của sóng hạ âm thì ảnh hưởng của con người càng lớn. Nó có thể làm cho say xe, say tàu, thậm chí rứt đầu, nôn mửa, tình hình tương tự cũng xảy ra trong con tàu vũ trụ. Trong quá trình phóng con tàu vũ trụ, sự rung động dữ dội của máy móc cũng gây ra sóng hạ âm, nếu biện pháp cách li rung động và phòng ngừa rung động của con tàu không tốt thì không những làm cho thân thể của các phi công vũ trụ không thích ứng mà do đó còn có thể tri giác, dẫn tới việc gây ra sự cố nghiêm trọng.
Giảm tác động của sóng hạ âm bằng cách nào?
Vì vậy trong thiết kế ô tô và tàu bè nhất là ở con  tàu vũ trụ, đều phải dùng những biện pháp có hiệu quả để giảm rung động, cách li rung động. Khi không thể ngăn ngừa được thì phải thay đổi kết cấu thiết kế để làm cho rung động do chúng gây ra cách xa phạm vi mà thân người nhạy cảm với sóng hạ âm. Ngoài ra khống chế nghiêm ngặt tiếng ồn của môi trường, cũng là một biện pháp quan trọng để giảm thấp sự nguy hại của sóng hạ âm đối với con người …
VL&CS tổng hợp và phân tích

HDMI

HDMI (là từ viết tắt của High-Definition Multimedia Interface) chỉ một ngõ cắm HDMI hoàn toàn tương thích với máy vi tính, màn hình hiển thị và những thiết bị điện tử gia đình theo chuẩn Giao Tiếp Hình Ảnh KTS (DVI). Cả hai chuẩn HDMI và DVI đều là phát minh của công ty Silicon Image dựa trên công nghệ TMDS®, là công nghệ kết nối tuần tự tốc độ cao, mạnh mẽ của công ty Silicon Image.
HDMI hỗ trợ tất cả các chuẩn hình ảnh tiêu chuẩn, tăng cường, hoặc độ nét cao, cũng như tín hiệu âm thanh đa kênh trên một dây cáp duy nhất. Nó truyền tải tín hiệu TV độ nét cao ATSC và hỗ trợ âm thanh KTS 8 kênh, với băng thông là 5 Gbps. HDMI có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mở rộng băng thông trong tương lai.Vì HDMI được thiết kế cho những ứng dụng trong thiết bị gia đình, nên nó có khả năng hỗ trợ tốt cho nhu cầu của khách hàng dân dụng và trong các cơ quan xí nghiệp.

Loài khỉ bé nhỏ Tarsier có thể nói bằng sóng âm

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 8/2, một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất trên thế giới, giống khỉ lùn Tarsier của Philippines, có khả năng giao tiếp với nhau bằng tần suất sóng siêu âm mà các con mồi hay kẻ săn mồi khác không thể nghe thấy được.

Chỉ nhỏ bằng một bàn tay người, loài khỉ họ Tarsius có thể nghe và phát ra âm thanh ở một tần số riêng, tạo thành kênh liên lạc cá nhân nhằm cảnh báo nguy hiểm hoặc săn côn trùng cho bữa ăn về đêm.

Số lượng động vật có vú có khả năng phát và nhận những tín hiệu âm thanh trong tần suất sóng siêu âm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trên 20 ki-lo-héc (kHz), bao gồm cả cá voi, mèo và một số loại dơi.

Và càng ít loài có thể vừa rít, kêu và thét lên trong cùng một tần số âm thanh như loài khỉ mắt to Tasier này, từ trước tới nay luôn bị các nhà khoa học nhầm lẫn rằng chúng “im lặng một cách bình thường” cho tới khi có kết quả cuộc nghiên cứu trên.

Đôi tai của loài khỉ này có khả năng bắt được tần số trên 90 kHz, và có thể phát ra âm thanh đạt tầm 70 kHz.

Nếu đem so sánh thì loài người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 kHz, và một tiếng huýt gọi chó cũng chỉ giao động tầm giữa 22 và 23 kHz.

Một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Philippines được dẫn đầu bởi bà Marissa Ramsier thuộc đại học Humboldt State tại California đã đem lại kết luận trên bằng hai phương pháp.

Đầu tiên họ bắt sáu sinh vật ngoan ngoãn sống về đêm thuộc họ Tarstier và đặt chúng vào một căn phòng âm thanh được xây đặc biệt để kiểm tra độ nhạy cảm của chúng với các âm thanh có tần số cao.

Sau khi hoàn tất thí nghiệm, loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này đã được đưa về nơi sinh sống tự nhiên của mình một cách an toàn, trên hòn đảo Mindanao thuộc Philippines.

Để đo được tần suất sóng siêu âm của loài khỉ này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 35 con khỉ sống trong tự nhiên.

“Tần suất tối thiểu của tiếng gọi là 67 kHz, cao nhất trong số các sinh vật có vú, ngoại trừ dơi và một số loài gặm nhấm khác,” là kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tờ Tạp chí sinh vật của cộng đồng Hoàng gia Anh.

Loài khỉ Tarsier có lợi thế gì với tần suất âm thanh cao đến như vậy? Theo các nhà khoa học thì có khó nhiều tiện ích cho chúng. Một trong số đó là khả năng nghe được một âm thanh báo động im lặng.

“Những tiếng gọi bằng sóng siêu âm có thể đem lại lợi ích cho cả người phát sóng lẫn người nhận được nó, khi những âm thanh này khiến cho kẻ săn mồi gặp khó khăn trong việc định vị chúng,” các nhà nghiên cứu giải thích.

Khả năng đặc biệt của loài khỉ Tarsier còn giúp chúng có thể nghe lén được những tiếng động phát ra từ con mồi, từ những loài như dế, gián (thực đơn ăn kiêng của chúng) cho tới các loài bướm, châu chấu voi hay chim non.

Cuối cùng, cuộc nghiên cứu kết luận rằng khả năng liên lạc bằng tần suất sóng siêu âm khiến chúng sàng lọc được hết những “tiếng ồn” tần số thấp cũng như các tiếng ồn khác trong môi trường nhiệt đới.

Loài khỉ Tarsier có năm ngón tay, tương tự như loài người. Là loài sống về đêm song chúng không có khả năng nhìn trong bóng đêm như các loài khác. Bù lại chúng có cặp mắt - nếu so với tỉ lệ cơ thể - to nhất trong số tất cả các loài linh trưởng trên Trái Đất./.
 

Vi ba

Vi ba (hay vi sóng / sóng ngắn) là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio.
Vi ba, còn gọi là tín hiệu tần số siêu cao (SHF), có bước sóng khoảng từ 30 cm (tần số 1 GHz) đến 1 cm (tần số 30 GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) rất là tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ.
Chú thích: trên 300 GHz, khí quyển Trái Đất hấp thụ bức xạ điện từ mạnh đến nỗi khí quyển thực sự không trong suốt đối với các tần số cao của bức xạ điện từ, nhưng khí quyển lại trở nên trong suốt trong phần quang phổ nhìn thấy được và vùng hồng ngoại.

Phát sinh

Có thể tạo ra vi ba bằng nhiều thiết bị, chia làm hai loại: thiết bị chất rắn và thiết bị ống chân không.
Thiết bị vi ba chất rắn dựa trên chất bán dẫn như silicon hoặc arsenur galli, và ngay cả các transistor hiệu ứng trường (FET), transistor tiếp xúc mặt lưỡng cực (BJT), các diode Gunn và diode IMPATT (diode dòng thác va chạm có thời gian quá cảnh). Từ các transistor tiêu chuẩn người ta phát triển những linh kiện tốc độ cao hơn dùng trong các ứng dụng vi ba. Biến thể vi ba của transistor BJT có loại HBT (heterojunction bipolar transistor), biến thể vi ba của transistor FET thì có loại MESFET (transistor hiệu ứng trường có màng bán dẫn kim loại), loại HEMT (còn gọi là HFET), và transistor LDMOS.
Thiết bị ống chân không hoạt động dựa trên chuyển động của electron trong chân không dưới ảnh hưởng của điện trường hoặc từ trường, gồm có magnetron, klystron, đèn sóng chạy (TWT), và gyrotron.

Ứng dụng

  • Lò vi sóng (cũng gọi là lò vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có tần số khoảng 2,45 GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.
  • Vi ba được dùng trong thông tin vệ tinh vì vi ba dễ dàng truyền qua khí quyển Trái Đất, ít bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngoài ra, trong phổ vi ba còn nhiều băng thông hơn phần còn lại của phổ radio.
  • Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin vô tuyến chuyển tiếp đến nỗi từ vi ba thực tế đồng nghĩa với vô tuyến chuyển tiếp (thường gọi "liên lạc vi ba", "tuyến vi ba", "trạm vi ba"...) mặc dù có 1 số thiết bị vô tuyến chuyển tiếp hoạt động trong dải tần số 410-470 MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF).
  • Radar cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc trưng khác của những đối tượng ở xa, như ô-tô và các phương tiện giao thông.
  • Các giao thức mạng không dây (wireless LAN) như Bluetooth và các chuẩn IEEE 802.11g và 802.11b dùng vi ba trong dải 2,4 GHz (thuộc băng tần ISM, tức băng tần công nghiệp, khoa học và y tế), còn chuẩn 802.11a dùng băng tần ISM dải 5,8 GHz. Nhiều nước (trừ Hoa Kỳ) cấp phép cho dịch vụ truy cập Internet không dây tầm xa (đến 25 km) trong dải 3,5–4,0 GHz.
  • Truyền hình cáp và truy cập Internet bằng cáp đồng trục cũng như truyền hình quảng bá dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào cũng dùng dải tần số vi ba thấp.
  • Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau Đệ nhị thế chiến người ta đã khảo sát khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 NASA tiến hành nghiên cứu khả năng dùng hệ thống Vệ tinh sử dụng năng lượng Mặt Trời (SPS, Solar Power Satellite) với những tấm pin mặt trời lớn có thể truyền tải điện xuống bề mặt Trái Đất bằng vi ba.
  • Maser là thiết bị tương tự laser, chỉ khác là hoạt động trên tần số vi ba.

Băng tần vi ba

Phổ vi ba thường được xác định là năng lượng điện từ có tần số khoảng từ 1 GHz đến 1000 GHz, nhưng trước đây cũng bao gồm cả những tần số thấp hơn. Những ứng dụng vi ba phổ biến nhất ở khoảng 1 đến 40 GHz. Băng tần vi ba được xác định theo bảng sau:
Băng tần vi ba
Ký hiệu Dải tần
Băng L 1 đến 2 GHz
Băng S 2 đến 4 GHz
Băng C 4 đến 8 GHz
Băng X 8 đến 12 GHz
Băng Ku 12 đến 18 GHz
Băng K 18 đến 26 GHz
Băng Ka 26 đến 40 GHz
Băng Q 30 đến 50 GHz
Băng U 40 đến 60 GHz
Băng V 50 đến 75 GHz
Băng E 60 đến 90 GHz
Băng W 75 đến 110 GHz
Băng F 90 đến 140 GHz
Băng D 110 đến 170 GHz
Bảng trên theo cách dùng của Hội vô tuyến điện Anh (Radio Society of Great Britain, RSGB). Đôi lúc người ta ký hiệu dải tần số cực cao (UHF) thấp hơn băng L là băng P. Xem thêm các định nghĩa khác: Letter Designations of Microwave Bands.

Điện thoại SIP

Điện thoại SIP giống như Điện thoại VoIP hoặc điện thoại mềm. Đây là các điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ VoIP (giao thức truyền giọng nói qua Internet).
Có hai loại điện thoại SIP. Loại thứ nhất là điện thoại SIP chạy trên phần cứng giống như điện thoại để bàn nhưng có thể nhận và thực hiện các cuộc gọi qua internet thay vì hệ thống PSTN truyền thống.
Điện thoại SIP cũng có thể chạy trên phần mềm. Các tùy chọn này cho phép mọi máy tính được sử dụng như điện thoại qua tai nghe có micrô và/hoặc card âm thanh. Ngoài ra, cần phải kết nối băng thông rộng và kết nối với nhà cung cấp VOIP hoặc máy chủ SIP.
Hệ thống điện thoại 3CX nền Windows có thể được sử dụng với Điện thoại SIP chạy phần cứng thông dụng nhất. Nó cũng tương thích với Điện thoại SIP chạy phần mềm hoàn toàn MIỄN PHÍ vốn hoạt động như một Ứng dụng VoIP cho hệ thống điện thoại 3CX.


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes