Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Những cách tự học từ vựng hiệu quả cực hay

Mỗi người học có một cách riêng để học từ vựng. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có một số cách học khá phổ biến và hiệu quả như sau:
• Học từ mới có kèm theo nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ
• Học từ mới bằng cách nhóm các từ theo từng chủ điểm, từ loại hay mức độ sử dụng
• Học từ mới qua việc làm các bài tập về từ vựng để có thể biết sử dụng từ một cách chính xác
• Học từ mới bằng cách viết chúng lên các tấm thẻ nhớ và thường xuyên tự kiểm tra xem đã nhớ được các từ mới hay chưa?
• v.v
Những phương pháp kể trên đều có hiệu quả và mỗi phương pháp phù hợp với từng đối tượng người học và từng cách học khác nhau. Tuy nhiên, có một cách học từ vựng rất hiệu quả bạn có thể thử áp dụng trong việc học từ mới của mình, đó là tìm ra mối quan hệ giữa các từ rồi nhóm chúng lại với nhau. Khi tiếp cận với các từ mới, bạn hãy tìm xem chúng có mối quan hệ gì với những từ bạn đã biết không hay giữa chúng có mối quan hệ gì không? Đây là cách giúp học và ghi nhớ từ mới rất hiệu quả. Có một số quan hệ giữa các từ trong tiếng Anh như sau:
Hyponymy (Bao nghĩa)
Chair (ghế tựa), bench (ghế băng trong trường học), armchair (ghế bành), bar-stool (ghế đẩu ngồi quán bar), pew (ghế băng trong nhà thờ), rocking-chair (ghế xích đu), deck-chair (ghế võng) đều là những từ chỉ ghế hay chỗ ngồi (seat). Vì vậy, tất cả chúng đều có liên quan đến nhau vì cùng có liên quan đến từ bao nghĩa “seat”. Ghế tựa (a chair) hay ghế dài (a bench) thì đều là ghế (a seat) nhưng ghế (seat) thì không phải nhất thiết là chair hay bench.
Tương tự như vậy, car (ô tô con), bus (xe buýt), van (xe tải nhỏ), tram (xe điện), lorry (xe tải lớn), motor-cycle (xe máy), taxi (taxi) đều là những từ chỉ phương tiện giao thông.
Bạn cũng sẽ thấy việc ghi chép các từ theo hệ thống mạng lưới như sau rất có ích:

Với những sơ đồ như trên, bất kỳ khi nào có từ mới cùng nhóm, bạn cũng có thể bổ sung từ đó vào sơ đồ từ vựng của mình một cách dễ dàng.
Antonymy (Trái nghĩa)
Đây là mối quan hệ có tác động rất mạnh đến việc ghi nhớ từ vựng. Chẳng hạn khi bạn được hỏi về một từ liên quan đến ‘hot’, bạn sẽ trả lời ngay là ‘cold’, chứ không phải là những từ như ‘desert’, ‘sun’, ‘weather’.
Vì vậy, bạn sẽ thấy việc ghi chép và học từ theo từng cặp trái nghĩa là rất hiệu quả. Chẳng hạn như:

Clines (Cùng trường nghĩa)
Nhiều tính từ mặc dù không phải là từ đồng nghĩa nhưng ý nghĩa của chúng lại gần nhau vì cùng chỉ tính chất của một sự vật, sự việc, hay hiện tượng. Việc ghi chép và học từ theo trường nghĩa cũng chứng tỏ được sự hiệu quả của nó. Những từ mới sẽ dần được bổ sung vào danh mục từ trong quá trình học.
Ví dụ như khi nói về nhiệt độ, chúng ta có hàng loạt tính từ chỉ mức độ từ nhiệt độ thấp đến cao.



Hai từ ‘boiling’ (sôi) và ‘mild’ (âm ấm) có thể được bổ sung vào danh mục từ này.

Collocation (Cách kết hợp từ)
Có những từ thường được kết hợp với nhau thành một cụm từ có nghĩa như ‘perform a task’, ‘make a suggestion’, ‘do one’s homework’, v.v. Bạn cũng nên học cách ghi nhớ từ mới theo cách này vì đây là cách học có tính ứng dụng cao và bạn có thể nắm được cách sử dụng và kết hợp từ có hệ thống.
Các từ sẽ được ghi chép theo dạng sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ và gợi nhớ bằng hình ảnh như sơ đồ sau:

Điểm chung của tất cả những phương pháp ghi nhớ trên là sử dụng sơ đồ, biểu đồ để ghi chép từ mới một cách có hệ thống và hình ảnh. Đó cũng là ưu điểm vượt trội của phương pháp học từ mới này bởi việc ghi nhớ bằng hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với bằng chữ cái. Bạn cũng có thể sử dụng các màu sắc khác nhau trong sơ đồ từ vựng của mình và hãy nhớ là luôn ghi chép từ mới một cách có hệ thống. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn thành công trong việc học từ mới.

Điều khiển lỗi

Trong quá trình truyền frame thì dữ liệu không phải lúc nào cũng đến đích mà luôn có một tỉ lệ lỗi nào đó.
Kiểm soát lỗi là cơ chế phát hiện và sửa lỗi xảy ra, đảm bảo dữ liệu đến đích đúng và chính xác (hay tỉ lệ lỗi thấp hơn một ngưỡng cho phép nào đó, xem thêm ).
Cơ chế kiểm soát lỗi dựa trên một số hoạt động sau :
  • Phát hiện lỗi: dùng các mã phát hiện chẵn lẻ, CRC (thấy hay dùng trong kỹ thuật), còn nếu trong internet người dùng hay tự check file thì dùng md5, SHA256 ...
  • Phúc đáp dương ACK (positive ACKnowledgement): báo rằng truyền ok
  • Phúc đáp âm NAK (Negative AcKnowledgement): báo rằng frame truyền bị lỗi
  • Tự phát lại sau một thời gian nhất định: khi frame bị mất trong quá trình truyền, không nhận được tín hiệu phản hồi hoặc bên thu nhận được nhưng tín hiệu phản hồi bị mất.
Cơ chế này dựa trên kỹ thuật điều khiển luồng, gọi là ARQ (Automatic Repeat Request - tự động yêu cầu phát lại). Có 3 phương án cơ bản :
    Điều khiển lỗi có thể coi là kỹ thuật điều khiển luồng có tính đến sai lệch khi truyền, thực tế chắc cũng ít kênh nào đạt được tỉ lệ lỗi cực thấp đến nỗi có thể dùng thẳng điều khiển luồng mà chắc dùng điều khiển lỗi (thông cảm chưa có kinh nghiệm thực tế gì nên đoán vậy)

    ITU (International Telecommunication Union - Telecommunication Standardization Sector)

    ITU-T là cụm từ viết tắt của International Telecommunication Union - Telecommunication Standardization Sector là lĩnh vực Tiêu chuẩn viễn thông - thuộc Tổ chức Viễn thông quốc tế.

    Giới thiệu về ITU

    • ITU là Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, được thành lập vào năm 1865 (với tên gọi tiền thân là Liên minh Điện báo quốc tế - International Telegraph Union). Các hoạt động của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc ngành Công nghệ Viễn thông và Thông tin gồm có điều phối các quốc gia trên toàn cầu trong việc chia sẻ và sử dụng các tài nguyên Viễn thông như tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các nước đang phát triển và xây dựng các tiêu chuẩn chung trên thế giới về kết nối các hệ thống liên lạc. ITU cũng đang tham gia nghiên cứu và tìm giải pháp cho các thách thức chung trên toàn cầu trong thời đại hiện nay như biến đổi khí hậu và bảo mật, an toàn thông tin.
    • ITU có 3 lĩnh vực hoạt động chính gồm: ITU-T (Viễn thông - Telecom), ITU-R (Thông tin vô tuyến - Radio), ITU-D (Phát triển viễn thông - Telecommunications Development).
    • Trụ sở của ITU hiện được đặt tại Geneva, Thuỵ Sỹ. Tính tới thời điểm hiện nay, số lượng thành viên của ITU là 191 Quốc gia thành viên và hơn 700 thành viên lĩnh vực và thành viên liên kết.

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes