Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

S-Fone được chấp thuận cho “khai tử” mạng CDMA

S-Fone được chấp thuận cho “khai tử” mạng CDMA

Thông tin này được ông Phạm Hồng Hải - Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây.

S-Fone được chấp thuận cho “khai tử” mạng CDMA

Theo ông Hải, Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn SPT - đơn vị chủ quản mạng di động S-Fone đã chính thức đề nghị được chuyển đổi từ công nghệ CDMA hiện đang cung cấp sang HSPA (3G), và đề nghị này đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý về nguyên tắc.

Thông tin này phần nào lý giải việc tại sao gần đây sóng S-Fone liên tục âm thầm "biến mất" tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam – gây rất nhiều bức xúc cho các thuê bao của nhà mạng này.

Việc S-Fone muốn "thay máu" công nghệ đã được đồn đoán khá nhiều thời gian gần đây, song một số chuyên gia viễn thông nhận định, thất bại của S-Fone chưa hẳn là do công nghệ mà phần lớn nằm ở chiến lược kinh doanh và công tác quản trị tại doanh nghiệp này.

Với quyết định "khai tử" công nghệ đang sử dụng, có vẻ như S-Fone đã sẵn sàng cho việc làm lại tất cả từ đầu.

Đây được đánh giá là "cuộc chơi" có chi phí lên tới hàng trăm triệu USD do đòi hỏi thay thế hạ tầng phát sóng, hỗ trợ khách hàng chuyển đổi, và tái xây dựng thương hiệu đã bị xấu đi rất nhiều trong thời gian qua,...

Câu hỏi giờ đây với S-Fone là ai sẽ sẵn sàng đầu tư số tiền lớn như vậy cho nhà mạng này khi thị trường viễn thông di động Việt Nam gần như đã bão hòa và đang nằm phần lớn trong tay hai "ông lớn" VNPT và Viettel.

(Theo Minh Anh/ICTPress)


EVN thì bị sáp nhập viettel, vietnamobile thì đổi gsm từ trước, và đây là dấu chấm hết cho công nghệ cdma, đây là một công nghệ tốt, ngay cả 3g cũng dùng cdma (W-cdma) chỉ có điều thiết bị đầu cuối cdma thường quá ít mẫu mã, nghèo nàn tính năng, giá không cạnh tranh và các nhà mạng khai thác kém thôi.

Mã Morse

Mã Morse hay mã Moóc-xơ là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp. Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các kí hiệu tường được gọi là "chấm" và "gạch" hay "dot" và "dash" trong tiếng Anh.
Được phát minh vào năm 1835 bởi Samuel Morse nhằm giúp cho ngành viễn thông và được xem như là bước cơ bản cho ngành thông tin số. Từ ngày 1 tháng 2 năm 1999, tín hiệu Morse đã bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là một hệ thống vệ tinh.
Tín hiệu có thể được chuyển tải thông qua tín hiệu radio thường xuyên bằng việc bật & tắt (sóng liên tục) một xung điện qua một cáp viễn thông, một tín hiệu cơ hay ánh sáng.


Để dùng cho tiếng Việt, các chữ cái đặc biệt và dấu được mã theo quy tắc:
 = AA
Ă = AW
Ô = OO
Ê = EE
Đ = DD
ƯƠ= UOW
Ư = UW
Ơ = OW
Sắc = S
Huyền = F
Hỏi = R
Ngã = X
Nặng = J
một số mật mã mới (BV99): dấu "=": -...-:(bắt dầu bản điện); dấu "+": .-.-.-.(kết thúc bản điện); "ch": có bản điện số; "eng":có bản điện chữ;

Packet Tracer

Chương trình Packet Tracer được Cisco xây dựng, hỗ trợ cho việc học tập cấu hình các thiết bị mạng của hãng. Chương trình hỗ trợ việc giả lập các thiết bị: Router  để kết nối các đường mạng với nhau, Switch là thiết bị tập trung kết nối các máy tính,  các loại cáp , thiết bị PC và các servers. Nội dung nghiên cứu: -  Cách thiết lập mô hình, thiết bị -  Các mode hoạt động của Router -  Đặt tên cho thiết bị -  Cách đặt địa chỉ IP - Câu lệnh ping -  Xem cấu hình -  Đặt password cho router


Đây là một phần mềm miễn phí, mình đăng lên chỉ với mục đích giới thiệu, còn link thì các bạn cứ tìm trên mạng để có được phiên bản tốt nhất.
Phần mềm được giới thiệu khi mình học ccna. Search mạng forum vnpro sẽ thấy giới thiệu và hướng dẫn các bài lab từ thấp đến cao

VNPT quyết sáp nhập MobiFone - VinaPhone

VNPT quyết sáp nhập MobiFone - VinaPhone

Theo đề án mới về tái cơ cấu VNPT, chỉ còn một phương án sáp nhập MobiFone và VinaPhone chứ không có lựa chọn khác. Tuy nhiên, việc sáp nhập vướng rào cản pháp lý và trái chiến lược phát triển ngành.
> Sáp nhập MobiFone, VinaPhone sẽ hại cạnh tranh
> Xu hướng thâu tóm trong ngành viễn thông năm 2012

Ông Phan Hoàng Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thông tin, trong đề án tái cấu trúc mới trình Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT sẽ tiến hành sáp nhập MobiFone và VinaPhone làm một. Theo đó, 2 mạng di động này sẽ sử dụng chung hệ thống hạ tầng. Về phía người tiêu dùng, đầu số di động của khách hàng vẫn được giữ nguyên.
Ảnh: X.N
Đề án sáp nhập MobiFone và VinaPhone đang được trình Bộ Thông tin Truyền thông và Chính phủ xem xét. Ảnh: X.N
Nguồn tin từ tập đoàn VNPT cho biết thêm, hiện chưa có kết luận chính thức về việc sáp nhập MobiFone và VinaPhone. "Chúng tôi đã trình đề án lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Dù tiến hành theo phương án nào, quyền lợi của tất cả thuê bao thuộc 2 nhà mạng này vẫn được đảm bảo", ông khẳng định.
Đồng ý kiến như vậy, một lãnh đạo cấp cao của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đề án sáp nhập của VNPT sẽ được trình lên Chính phủ xem xét. Kết luận cuối cùng phải chờ ý kiến của Thủ tướng.
Trước đó, đề án sáp nhập 2 mạng di động của VNPT đã nhận được không ít ý kiến trái chiều của các chuyên gia. Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, để phát triển bền vững và hiệu quả, mỗi thị trường viễn thông quan trọng như di động, Internet băng rộng... phải có ít nhất 3 doanh nghiệp có thị phần tương đồng để tạo thành thế chân vạc, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Điều này đồng nhất với dự thảo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
Theo Sách Trắng Công nghệ thông tin năm 2011 trong thị trường di động, Viettel chiếm 36,72% thị phần, MobiFone chiếm 29,11% và VinaPhone chiếm 28,71% thị phần. Các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm hơn 5% thị phần. Như vậy, nếu VNPT thực hiện sáp nhập MobiFone - VinaPhone, thị trường chỉ còn 2 doanh nghiệp lớn nắm giữ đến 95% thị phần và trái với quy hoạch phát triển của ngành viễn thông. Thêm vào đó, thị trường thông tin di động lại quay trở về thời kỳ độc quyền.
Chưa hết, hồi tháng 4/2011, Chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Theo đó, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Thành Hưng, nghị định trên cũng nhằm không để xảy ra hiện tượng độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Song với quy định này, VNPT buộc phải lựa chọn, hoặc là cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông và được giữ lại 20% vốn điều lệ, và hai là hợp nhất giữa VinaPhone và MobiFone thành một.
Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho hay việc sáp nhập, thâu tóm, giải thể, tham gia thị trường, cạnh tranh là bình thường trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vấn đề sáp nhập MobiFone và VinaPhone vào thời điểm này cần xem xét kỹ trên 2 khía cạnh.
"Một là liên quan đến môi trường cạnh tranh và pháp lý về vấn đề cạnh tranh, nhất là khi ông chủ của các doanh nghiệp này cơ bản đều là nhà nước. Hai là hiện nay, Nhà nước đang thực thi quyết liệt cải cách doanh nghiệp, các tập đoàn. Sáp nhập phải đảm bảo hiệu quả và góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng", ông Thành nói.
Trước quy định một tổ chức không được sở hữu đồng thời quá 20% ở 2 mạng di động, hồi tháng 6/2011, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã đề xuất 3 phương án tái cấu trúc. Đó là sáp nhập VinaPhone và MobiFone; cổ phần hóa một trong hai mạng di động trên hoặc cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn. Tuy nhiên, sau khi chỉnh sửa, tập đoàn này chỉ trình duy nhất một phương án là sáp nhập MobiFone vào VinaPhone.
> VNPT quyết định sáp nhập MobiFone, Vinaphone

Luyện nghe tiếng anh với bộ New Dynamic English kèm text

Một bộ luyện nghe 278 bài (mỗi bài 15 phút) có text kèm mp3 của
http://www.voanews.com/vietnamese/learning-english/



Đối với những phần mềm học Anh ngữ trên Appstore thì đôi khi có nhiều bạn gặp rất nhiều khó khăn khi học trên nó, chính vì toàn là tiếng Anh, chứ không phải song ngữ. Đáp lại yêu cầu của nhiều bạn, mình sẽ làm lại giáo trình này kèm theo text như là lyric cho các bạn dễ dàng theo dõi.

Các bạn chỉ việc đồng bộ qua itunes, mở bài lên là nó tự động hiện text. Dynamic English kèm text - Học Anh ngữ dễ hơn bao giờ hết

Dynamic English kèm text - Học Anh ngữ dễ hơn bao giờ hết

Mình đã cập nhật những bài mới nhất.


LINK TẢI VỀ

Dynamic English 01 - 20
Dynamic English 21 - 40

Dynamic English 41 - 60

Dynamic English 61 - 80

Dynamic English 81 - 100

Dynamic English 101 - 120
Dynamic English 121 - 140

Dynamic English 141 - 160

Dynamic English 161 - 180

Dynamic English 181 - 200

Dynamic English 201 - 220
Dynamic English 221 - 240

Dynamic English 241 - 260

Dynamic English 261 - 280



KHUYẾN MÃI LUÔN BỘ "TỪ VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH"
Tu & Thanh ngu

Hi vọng với giáo trình này, các bạn sẽ nâng cao trình độ giao tiếp của mình hơn nữa


Để hiện lyrics (nội dung text được đặt bên trong file mp3) thì các bạn down phần mềm MiniLyrics http://www.crintsoft.com/
hãy add chương trình vào window media player hoặc itunes khi bật file mp3 nó sẽ tự mở text lên, bạn ấn Ctrl+E sẽ ra cửa sổ soạn thảo, bạn muốn copy ra đâu xem thì copy.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes