Định nghĩa chuyển mạch
Là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác CM trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin.
Như vậy theo khía cạnh thông thường nó gắn liền với lớp mạng (lớp 3) và lớp liên kết dữ liệu (lớp 2) trong mô hình OSI (Open System Interconnection).
Quá trình chuyển mạch được thực hiện ở các nút mạng, trong mạng chuyển mạch kênh các nút mạng thường gọi là các HTCM (Tổng đài), trong mạng chuyển mạch gói thường gọi là Thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến).
Trong một số mạng đặc biệt phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò TBĐC (thiết bị đầu cuối) vừa đóng vai trò CM và chuyển tiếp thông tin.
Tại sao phải chuyển mạch ?
Nếu chỉ có 2 thiết bị kết nối với nhau thì chúng ta không cần chuyển mạch, điều này có thể thấy trong "điện thoại đồ chơi" (chỉ có 2 thiết bị nối với nhau bằng 1 dây dẫn) hay theo kiểu nguyên thủy thì dùng "điện thoại ống bơ" (thiết bị đầu cuối là các ống bơ hoặc tương đương, nối nhau bằng dây chỉ ^^). Đấy là với các trường hợp nối nhau chỉ có một đường kết nối và 2 thuê bao mà không có chung đụng gì.Là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác CM trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin.
Như vậy theo khía cạnh thông thường nó gắn liền với lớp mạng (lớp 3) và lớp liên kết dữ liệu (lớp 2) trong mô hình OSI (Open System Interconnection).
Quá trình chuyển mạch được thực hiện ở các nút mạng, trong mạng chuyển mạch kênh các nút mạng thường gọi là các HTCM (Tổng đài), trong mạng chuyển mạch gói thường gọi là Thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến).
Trong một số mạng đặc biệt phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò TBĐC (thiết bị đầu cuối) vừa đóng vai trò CM và chuyển tiếp thông tin.
Tại sao phải chuyển mạch ?
Trong môi trường làm việc thực tế, nếu không muốn dùng chuyển mạch thì có được không ?
Cũng được luôn, ta có thể thấy được cách thức làm qua các ví dụ sau :
a, Đấu trực tiếp các thuê bao
Nếu ta gọi số điểm cần liên lạc trong mạng là: N.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: (N-1).
Số thuê bao trong toàn mạng là: Nx (N-1).
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: Nx(N-1)/2.
Mới chỉ có 4 điểm mà số lượng thuê bao và dây nối đã thế kia rồi, nếu là 100 điểm liên lạc thì con số đã là rất lớn, với thuê bao hàng triệu người thì chẳng ai chịu được để trong nhà hàng triệu điện thoại cùng đống dây tương đương, chưa kể chi phí mua nữa.
Nếu là mạng vô tuyến, máy nào cũng dò, bắt tần số hàng triệu kênh thì chắc phải dùng pin năng lượng nguyên tử cho điện thoại, he he.
b, Đấu qua các chuyển mạch đơn lẻ
Ở đây đã có sự xuất hiện của chuyển mạch
Vẫn là một đống dây nối, nhưng là nối đến chuyển mạch, khi có tín hiệu đi đến thì chuông sẽ rung, trong hình nhìn không hiểu là người ta làm thế nào để chuông luôn thường trực báo các thuê bao gọi đến, chắc ngầm hiểu là cái bảng mạch treo chuông có thể tự xử lý, nhận biết dây nào có tín hiệu để người dùng kết nối.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: 01.
Số thuê bao trong toàn mạng là: N.
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: Nx(N-1)/2
Kết quả là số thiết bị giảm đi rất nhiều, chỉ cần 1 thiết bị ở 1 điểm liên lạc.
c, Tổng đài chuyển mạch
Và tổng đài chuyển mạch ra đời để giảm cả số lượng đôi dây tín hiệu lẫn thiết bị đầu cuối, người ta cần đến tổng đài.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: 01.
Số thuê bao trong toàn mạng là: N.
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: N.
d, Đấu theo các cấu hình mạng cơ bản
Một tổng đài cũng chỉ phục vụ được một số lượng thuê bao nhất định thôi, để phục vụ nhiều hơn, ở nhiều nơi hơn thì người ta phải dùng nhiều tổng đài và các tổng đài liên kết thành một mạng, ở trong slide thày chuyển mạch thì giới thiệu 2 loại cấu hình là mesh (mắt lưới) và hình sao, xem thêm
http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/03/topo-mang-cau-truc-hinh-hoc-khong-gian.html
e, Phân cấp mạng
Khi một mạng có quy mô nhỏ thì nó có thể không phân cấp được cấu hình theo mạng hình sao. Nhưng khi mạng này lớn lên thì việc sử dụng mạng mắt lưới (không phân cấp) là rất phức tạp và không hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó, việc phân cấp mạng được áp dụng cho các mạng có kích thước lớn để đảm bảo thuận tiện cho khai thác và quản lý mạng.
Mạng quốc gia có từ 3 đến 5 cấp tổng đài trước khi đến cấp quốc tế
Phân loại
Có 2 loại mạng chuyển mạch cơ bản: Mạng CM kênh và Mạng CM gói. Tuy nhiên dưới góc độ truyền và xử lý thông tin, CM còn có thể phân thành 4 kiểu: CM kênh; CM bản tin; CM gói và CM tế bào (xem trong chuyển mạch gói) trong đó chuyển mạch bản tin, gói và tế bào đều thuộc loại chuyển mạch gói nếu phân làm 2 loại cơ bản
Nguồn : trích slide môn chuyển mạch trên lớp