Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

POP3

Post Office Protocol phiên bản 3 (POP3) là một giao thức tầng ứng dụng, dùng để lấy thư điện tử từ server mail, thông qua kết nối TCP/IP. POP3 và IMAP4 (Internet Message Access Protocol) là 2 chuẩn giao thức Internet thông dụng nhất dùng để lấy nhận email. Hầu như các máy tính hiện nay đều hỗ trợ cả 2 giao thức

Tổng quan

Trước POP3, đã có 2 phiên bản là POP1 và POP2. Khi POP3 ra đời, đã ngay lập tức thay thế hoàn toàn các phiên bản cũ. Vì vậy, ngày nay, nhắc đến POP thì thường là ám chỉ POP3.
Thiết kế của POP3 hỗ trợ chức năng cho người dùng có kết nối internet không thường trực (như kết nối dial-up), cho phép người dùng kết nối với server, tải mail về, sau đó có thể xem, thao tác với mail offline. Mặc dù trong giao thức hỗ trợ leave mail on server (để nguyên mail trên server), nhưng hầu hết người dùng đều thực hiện mặc định, tức là: kết nối, tải mail về, xóa mail trên server rồi ngắt kết nối.
POP3 (Post Office Protocol phiên bản thứ 3) Đây là một cách thức để nhận các thông báo e-mail trong đó thông báo được lưu giữ trên server đến khi người nhận lấy nó. Một khi được nhận bởi người dùng, chúng bị xóa ra khỏi hộp thư của server.

Bittorrent

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Frame Relay

Dịch vụ Frame Relay là một dịch vụ truyền thông theo phương thức chuyển mạch khung tốc độ cao lên đến 45Mbps, thời gian trễ gói thông tin thấp, do đó hiệu suất truyền thông tin khá cao.
Dịch vụ Frame Relay do VDC cung cấp phạm vi toàn quốc và quốc tế.
Giới thiệu chi tiết
2.1. Đc đim công ngh
- Frame Relay là công nghệ mạng diện rộng (WAN), có khả năng tích hợp và hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau như X.25, TCP/IP, SNA/IBM, và ATM.
- Truyền thông tốc độ cao, độ tin cậy cao, độ trễ thấp: được nhà cung cấp dịch vụ Frame Relay cam kết tốc độ CIR (Committed Information Rate)
- Truyền thông tin giữa các điểm cuối người dùng dựa trên cơ chế mạch ảo PVC (Permanent Virtual Circuit) và SVC (Switched Virtual Circuit).
- Xử lý tách ghép kênh ở lớp 2 của mô hình OSI (do tổ chức ISO định nghĩa).
- Mỗi VC được gán một địa chỉ cục bộ (trong khoảng 16-1007) gọi là DLCI (Data Link Connection Identifier).
- Dễ dàng thực hiện việc truyền thông theo các mô hình kết nối mạng đim-đim (point-to-point) và đim-đa đim (point-to-multi points).
- Kiểm soát tốt vấn đề nghẽn mạng thông qua cơ chế FECN/ BECN và DE.

- Giảm nhiễu trên đ­ường truyền và chất lư­ợng dịch vụ QoS (Quality of Service) cao hơn so với các công nghệ truyền thông khác.
- Các thành phần của mạng Frame Relay:
    + Thiết bị mạng (internetwork device): router hoặc bridge.
    + Giao tiếp DTE/DCE (DTE/DCE interface) : V.35, RS-449, X21
    + Thiết bị truy nhập WAN : CSU/DSU.
    + Access line
    + Tổng đài Frame Relay.
2.2. Dch vFrame Relay VDC cung cp có nhng đc đim chính nhưsau:
- Đăng ký dịch vụ “một cửa” – One-Stop-Shop. Đáp ứng mọi nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Giao dịch cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.
- Phạm vi cung cấp dịch vụ: trong nước và quốc tế.
- Được hỗ trợ dịch vụ 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần.
2.3. Li ích cho người dùng – Các gii pháp ng dng:
- Ứng dng đa dng, ddàng: truyền thông tin tích hợp data, voice và video phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Cht lượng cao: hiệu suất truyền thông cao, được nhà cung cấp dịch vụ cam kết về chất lượng dịch vụ thông qua CIR (Committed Information Rate).
- Chi phí thpso với việc sử dụng đường truyền leased-lines khi thiết lập mạng diện rộng (WAN) truyền thông đim-đimđim-đa đim, trong nước và quốc tế. Đặc biệt chi phí đầu tư càng giảm khi mở rộng mạng với số lượng điểm kết nối tăng.
- An toàn và bo mt: truyền thông tin với độ tin cậy cao và bảo mật hơn khi truyền thông tin trên các mạch ảo Frame Relay.
3. Mô hình sdng dch v

Bão từ

Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời (gió Mặt Trời) tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ[1]) cũng có hiện tượng tương tự.

Trên Trái Đất

Các quá trình được miêu tả như sau:
  1. Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9 tesla.
  2. Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.
  3. Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz).
  4. Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.
  5. Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.
Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.
Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh.
Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này.

Bão từ trên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời

Bão từ nói chung không chỉ xuất hiện trên Trái Đất (dưới tên bão địa từ-Geomagnetic storm) mà còn được quan sát thấy ở trên các hành tinh khác, tên tiếng Anh gọi là Magnetosphere

Dò mìn bằng sóng cực ngắn với chi phí 'bình dân'

Do các khu vực có mìn chủ yếu là ở những nước đang phát triển, các nhà vật lý Mỹ đã thiết kế một hệ thống rà phá bom mìn bằng sóng vi-ba từ các vật dụng bán trên mạng, với chi phí thấp, chỉ bằng 1/100 so với thiết bị thông thường.
>> Hàng rào hai tỷ USD của McNamara
>> Thi thiết kế robot rà phá bom mìn

Những quả mìn “dấu mặt” dưới lòng đất được cho là vũ khí rất đáng sợ và nguy hiểm, gây nhiều thương vong cho cả binh lính và người dân thường. Nhiều nhóm quân sự và dân sự đã sáng tạo ra các phương pháp dò mìn, tuy nhiên đa số chúng đều ẩn chứa rủi ro, không đáng tin cậy và chi phí đắt.

Vì thế, mới đây các nhà vật lý đã phát minh ra hệ thống phát hiện mìn dưới đất với chi phí thấp bằng cách sử dụng những vật liệu “bình dân”, bao gồm cả đồ rao bán trên mạng.

Trong dự án do Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu quân sự Mỹ bảo trợ, giáo sư vật lý John Scales và cộng sự Martin Smith cùng các sinh viên trường mìn Colorado đã xây dựng một hệ thống sử dụng các thiết bị cảm biến sóng cực ngắn để phát hiện những rung động trong lòng đất hay các khối cấu trúc khác từ xa.

Sử dụng sóng cực ngắn có rất nhiều lợi ích khác, như khả năng “nhìn xuyên thấu” các tán lá.

Nhiều dụng cụ rà phá mìn thô sơ, nguy hiểm.

“Dò mìn là một vấn đề rất lớn trên thế giới, thách thức cả các cơ quan quân sự và dân sự. Chúng tôi đã phát triển kỹ thuật sóng siêu âm đầu tiên là gây rung mặt đất, sau đó sử dụng sóng siêu ngắn để phân tích chuyển động mặt đất và từ đó xác định vị trí của mìn. Chúng tôi hy vọng kết hợp hai yếu tố này sẽ giúp đảm bảo quá trình dò mìn được an toàn”, giáo sư Scales giải thích.

Với nhiều bãi mìn còn nằm sâu dưới lòng đất ở các nước đang phát triển, chi phí luôn là vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng một hệ thống mới. Tận dụng những vật liệu rẻ, bán trên mạng làm thành phần chính nên nhóm nghiên cứu có thể giữ mức chi phí chế tạo chỉ dưới 10.000 USD. Con số này nghe còn khá tốn kém, tuy nhiên, nó đã giảm đáng kể so với hệ thống rà phá mìn từ xa bằng laser có trị giá 1 triệu USD.

Có rất nhiều cách đã sử dụng trong việc rà phá mình, từ dùng chó hay chuột huấn luyện để phát hiện hóa chất sử dụng trong thuốc nổ cho đến các thiết bị cảm biến sinh học có thể đổi màu ở đất chứa mìn. Nhưng theo giáo sư Scales, “không có bất kỳ một hệ thống nào có thể hoạt động tốt mọi lúc. Cần phải có thêm nhiều thiết bị khác để sử dụng thay thế”.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm có nhiều ứng dụng khác đối với hệ thống cảm biến rung từ xa như kiểm soát cấu trúc của các tòa nhà, cầu cống và đập nước.

Theo Tổ chức kiểm soát mìn, trên 75 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới bị ảnh hưởng bởi bom mìn và ít nhất 5.197 người bị thương vong do nổ mìn hoặc nổ những mảnh bom còn lại của chiến tranh dưới đất chỉ trong năm 2008.
Phan Anh (theo Gizmag)
 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes