Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Méo tuyến tính và méo phi tuyến

Đây là một tác động của môi trường truyền tới việc truyền tín hiệu Méo tuyến tính là méo gây ra cho tín hiệu bởi các phần tử tuyến tính trên kênh truyền, trong đó các phần tử (trong nhiều trường hợp lại có thể xem chúng như các hệ thống - đơn giản là xem chúng như những khối/block) tuyến tính là các phần tử mà phép toán biểu diễn quan hệ đầu ra theo đầu vào thỏa mãn tính chất xếp chồng. Nôm na thì đặc tuyến biên độ vào-ra là một đường thẳng. Nói chung, các phần tử thụ động trên các kênh (trừ diode) đều có thể xem là các phần tử tuyến tính, miễn là tín hiệu lối vào không quá lớn. Kênh fading đa đường do vậy là một phần tử tuyến tính, gây méo tuyến tính tín hiệu. Xét đến cùng kỳ lý thì chẳng có phần tử nào là hoàn toàn tuyến tính cả, chỉ là trong thực tế thì nếu đặc tuyến đủ thẳng...

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS)

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là 1 trong các công nghệ di động 3G. UMTS dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát triển 3G (3GPP), và là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống. Lịch sử Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các...

Phân biệt ghép kênh và đa truy nhập

Ở đây xét đến trường hợp cụ thể TDM và TDMA TDM=time division multiplexing TDMA=time division multiple access TDM và TDMA là hai khái niệm khác hẳn nhau. Tuy nhiên, sự na ná nhau giữa chúng rất dễ gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, kể cả đối với một số thày ở ta. Tôi sẽ cố gắng trình bày thật vắn tắt, đôi chỗ sẽ có thể có các ví dụ two in one, mong các bạn chịu khó suy nghĩ đôi chút. TDM là khái niệm ghép kênh, thuộc phạm vi truyền dẫn, trong khi TDMA là khái niệm đa truy nhập, thuộc phạm vi access (truy nhập mạng). Việc kiểm soát điều khiển TDM thuộc chức năng lớp 1 (transmission layer) trong mô hình OSI còn kiểm soát điều khiển TDMA thuộc chức năng lớp 2 (hoặc 3), chí ít cũng không thuộc lớp 1. Ghép kênh là khái niệm về tổ chức truyền dẫn giữa hai nút của một mạng, trong khi đa truy...

Máy thu tối ưu, máy thu tương quan, máy thu lọc phối hợp

Thủ tục thu Máy thu chia không gian tín hiệu thành M miền không giao nhau, mỗi miền chứa một vector tín hiệu , khi thu được vector r. r rơi vào miền nào thì q định là vector ứng với miền đó đã được phát đi ở phần phát. Đoạn trên là trích nguyên văn trong vở, vec tơ hay tọa độ thì cũng đều biểu diễn bằng một tập hợp các giá trị ở các trục của không gian, mình thích dùng khái niệm tọa độ hơn và thấy nó cũng dễ hiểu hơn. Giả sử không gian tín hiệu chỉ có 2 trục (biên độ và pha - như QAM), và mỗi góc phần tư là vị trí 1 tín hiệu được nhận dạng, nếu tín hiệu được định là sẽ phát ở góc phần tư thứ nhất khi thu không bị nhiễu nặng đến nỗi lệch sang các góc phần tư khác thì là tín hiệu thu đúng. Máy thu tối ưu sẽ chia miền tốt nhất nghĩa là sao cho nếu đã rơi vào miền quyết định của tín hiệu nào...

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Các thiết bị mạng cơ bản

Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được một những hiểu biết cơ bản về các thiết bị mạng kể trên: Repeater Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới...

Biểu diễn vector tín hiệu số

Cách hiểu đơn giản về biểu diễn vector (véc tơ), các bạn có thể xem ở đây (chòm sao tín hiệu). Vở ghi của mình  như sau: Máy thu biết trước tập M dạng sóng ở phần phát và trữ sẵn chúng ở máy thu. Máy thu chỉ không biết tại thời điểm cụ thể, phần phát phát đi dạng sóng nào. Khi nhận được tín hiệu thì máy thu tiến hành so sánh với các dạng sóng đã được phát đi ở phần phát. Để có thể ra quyết định đúng nhất, việc so sánh phải định lượng và có thể so sánh định lượng ta phải biểu diễn tín hiệu phát và thu ở dạng có thể so sánh định lượng. Việc biểu diễn các tín hiệu ở dạng vector cho phép so sánh định lượng điểm mút tín hiệu nhận được đến tất cả các điểm mút tín hiệu phát. .... Thủ tục Gram - Schmidt  : ... Sau khi biến đổi một hồi thì kết luận mọi tín hiệu số đều có thể biểu diễn...

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Chuyển đổi giữa các hệ cơ số

Các bạn nên xem trước bài giới thiệu về các hệ cơ số cơ bản Nguyên tắc để chuyển đổi giữa các hệ cơ số Nguyên tắc 1 : chuyển từ hệ cơ số thập phân sang một hệ cơ số bất kỳ Để chuyển từ hệ cơ số bất kỳ sang thập phân, nguyên tắc là cứ chia số đó lấy phần dư rồi tiếp tục chia phần nguyên lấy phần dư tiếp sau đó xếp thứ tự ngược từ dưới lên. Lấy số 3295 (trong hệ thập phân) làm ví dụ: 3295 chia 2 = 1647.5  (1647 -> Dư 1) 1647 (phần nguyên) chia 2 = 823.5 -> Dư 1 823 chia 2 = 411.5 -> Dư 1 411 chia 2 = 205.5 -> Dư 1 205 chia 2 = 102.5 -> Dư 1 102 chia 2 = 51 -> Dư 0 51 chia 2 = 25.5 -> Dư 1 25 chia 2 = 12.5 -> Dư 1 12 chia 2 = 6 -> Dư 0 6 chia 2 = 3 -> Dư 0 3 chia 2 = 1.5 -> Dư 1 1 chia 2 = 0.5 -> Dư 1 (phần nguyên < 1 thì dừng) Sắp xếp các...

Các hệ đếm thông dụng

Bài này sẽ trình bày 1 số khái niệm cơ bản về các hệ đếm (hệ cơ số) được dùng phổ biến hiện nay như: Hệ thập phân (DEC/decimal) Hệ nhị phân (BIN/binary) Hệ thập lục phân (HEX/hexadecimal) 1. Hệ thập phân Hệ thập phân (hay hệ đếm cơ số 10) là một hệ đếm có 10 ký tự (0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) dùng chỉ số lượng. Những con số này còn được dùng cùng với dấu phân cách thập phân – để định vị phần thập phân sau hàng đơn vị. Con số còn có thể được dẫn đầu bằng các ký hiệu “+” hay “-” để biểu đạt số dương và số âm. 2.  Hệ nhị phân Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, hai ký tự đó là 0 và 1; chúng thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes