Giao thức ALOHA
Một tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính
hoặc hai thiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức (Protocol).Các
giao thức còn được gọi là nghi thức hoặc định ước của mạng máy tính.
Để đánh giá khả nǎng của một mạng được phân chia bởi các trạm như thế
nào. Hệ số này được quyết định chủ yếu bởi medium access (hiệu quả sử
dụng môi trường truy xuất) của giao thức, môi trường này ở dạng tuyến
tính hoặc vòng..
Giao thức Aloha là giao thức OSI lớp 2 cho mạng LAN với Broadcast topology
Về cơ bản bước đầu phương thức này là:
* Nếu có dữ liệu,thì gửi dữ liệu
* Nếu tin xung đột với đường truyền khác thì sẽ gửi lại sau (sau 1 khoảng thời gian backoff ngẫu nhiên)
Pure Aloha có thông lượng cực đại khoảng 18.4%.Điều này có nghĩa là
khoảng 81.6% tổng băng thông đã bị bỏ phí mất do xung đột gói.Tính toán
thông lượng cơ bản dựa trên giả thiết rằng toàn bộ quá trình tới sau một
Điểm Phân Phối với số trung bình tới của 2G tới trên mỗi 2X giây.Bởi
vậy tham số Lam-đa tại Điểm Phân Phối là 2G.Đỉnh đạt tới G=0.5 dẫn đến
kết quả là thông lượng cực đại 0.184 (tức là 18.4%)
Một bước phát triển mới của giao thức Aloha là Slotted Aloha, nó rời rạc
hóa khe thời gian và tăng thông lượng cực đại lên tới 36.8%. Một trạm
chỉ có thể gửi ở bắt đầu của khe thời gian,và do đó xung đột được giảm
thiểu. Trong trường hợp số trung bình của toàn bộ lượng đến là G tới
trên 2X giây,nó đẩy tham số Lam-đa tới G. Thông lượng đạt cực đại cho
G=1.
* Có thể làm giảm xác suất xung đột khung
* Tạo các khe thời gian rộng X giây
* Các trạm chỉ được phép gưỉ khung khi bắt đầu một khe thời gian
* Backoff time là số nguyên lần khe thời gian
Cần chú ý rằng các đặc tính của Aloha vẫn không có nhiều sự khác biệt so
với Wi-Fi,còn xung đột hệ thống vẫn còn nhiều bất cập trong các hệ
thống này.Ví dụ như 802.11b với khoảng 2-4Mb/s thông lượng thực,trái với
lý thuyết là 11Mbit/s thông lượng cực đại.
Lịch sử
Norm Abramson là một giáo sư khoa học tại Stanford,và đồng thời cũng là
một người ham mê lướt sóng . Sau khi đến Hawaii vào năm 1969, Abramson
đã có lời đề nghị được làm việc tại Đại Học Hawaii.Năm 1970 Abramson bắt
đầu làm việc tại một trạm hệ thống giao tiếp dữ liệu vô tuyến được tài
trợ bởi Larry Robert nơi có nhiệm vụ liên lạc các đảo ở Hawai lại với
nhau.
Mạng chuyển mạch gói không dây đầu tiên trên thế giới . Abramson sau đó
đã cố gắng để có IMP(Interface Message Processor) từ Roberts và đã kết
nối ALOHAnet với ARPANET đặt tại đảo chính vào năm 1972.Đây là lần đầu
tiên một hệ thống khác được kết nối với ARPAnet.
Một số biển thể của giao thức Aloha(như Slotted Aloha) còn xuất hiện sau
giao thức giao diện vô tuyến các mạng không dây thông dụng như
ARDIS,Mobitex,CDPD,GSM
Aloha Mode
* X: Transmission time X=L/R
* S:Throughput số Frame truyền thành công trong X giây
* G:Load số yêu cầu truyền trung bình trong X giây
* P success: xác suất truyền khung thành công
* S=GP success
* Bắt đầu truyền khung trong X giây sẽ có khả năng bị xung đột,ngược lại sẽ có khả năng thành công nếu truyền sau 2X giây
Bổ xung
Với mục đích ban đầu là tạo ra một mạng thông tin liên lạc vô tuyến giữa
các khu vực khác nhau của đại học Hawai nằm trên các đảo khác nhau, vì
thế mạng ALOHA ra đời. Là một trong các phương thức truyền tin sử dụng
chung kênh truyền dẫn, ở đây là kênh vô tuyến; vì sử dụng kênh vô tuyến
nên một lúc chỉ có một trạm gửi và một trạm nhận. Có thể có nhiều trạm
trên cùng một mạng.
Khi 2 trạm cùng gửi thì sẽ gây ra xung đột và buộc phải gửi lại gói tin,
tuy nhiên ở đây áp dụng thuật toán Back-off tức là sau một khoảng thời
gian được chọn dựa trên thuật toán cùng tên thì mới gửi lại, đối với
Slotted ALOHA thì Back-off là một số nguyên lần của Time-slot, tuy nhiên
không quá 15.
ALOHA trong thổ ngữ của Hawai có nghĩa là "xin chào", hiểu ý nghĩa ở đây
vừa là mạng chuyển mạch gói vô tuyến đầu tiên trên thế giới vừa giống
như khi ta gọi điện, ta nói "alo".
Một phương thức khác có nguyên tắc khá giống ALOHA, tuy nhiên đưa ra
nhiều giải pháp để giảm, tránh và khắc phục lỗi hơn là CSMA (Carrier
Sensor Media Access - Đa truy cập cảm ứng (theo dõi) sóng mang), tức là
nó sẽ theo dõi kênh truyền chung, nếu phát hiện có trạm khác đang gửi
thông tin thì nó sẽ không gửi tin,...
Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
Giao thức Aloha
Nhãn
2.5G
(1)
2.75G
(1)
2G
(2)
3.5G
(9)
3.75G
(2)
3.9G
(3)
3G
(4)
4G
(4)
Ảnh hưởng trong đời sống
(5)
Báo hiệu
(2)
Các khái niệm cơ bản
(20)
Các kỹ thuật trong viễn thông
(6)
Các lý thuyết cơ bản
(5)
Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản
(22)
Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin
(9)
CCNA
(25)
Dịch vụ viễn thông
(1)
Điều khiển liên kết dữ liệu
(8)
Đồ án tốt nghiệp
(1)
Đồng bộ
(2)
Giám sát
(1)
Giới thiệu về viễn thông
(2)
Khoa học vui
(5)
Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy
(10)
Kỹ thuật truyền dẫn số
(25)
Lịch sử
(12)
Lý thuyết thông tin
(15)
Mạng không dây
(35)
Mạng viễn thông
(63)
MICROSOFT
(1)
Mô phỏng
(5)
Phần mềm tiện ích
(2)
Tài liệu
(6)
Thiết bị
(7)
Thông tin di động
(26)
Thông tin quang
(5)
Thông tin vệ tinh
(3)
Thông tin vi ba
(1)
Tiếng Anh
(8)
Tin tức - sự kiện
(7)
Tổ chức - tiêu chuẩn
(7)
Tổng đài - chuyển mạch
(6)
Truyền hình
(12)
Tuyển dụng
(9)
Ứng dụng - công nghệ
(9)
Viễn thông trong tự nhiên
(1)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét