Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Từ “alô” có từ khi nào?

Đang làm việc say sưa, chuông điện thoại reo vang, bạn liền nhấc máy và “alô”. Ngày nay, từ “alô” đã trở nên quá phổ biến trong “văn hóa điện thoại”, khiến người ta cảm thấy câu mở đầu của mỗi cuộc trò chuyện này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng có bao giờ bạn đặt câu hỏi: Từ “alô” có từ bao giờ? Trên thực tế, từ “alô” có trong ngôn ngữ của loài người trước khi chiếc điện thoại ra đời. Đây là từ vốn được dùng trong ngôn ngữ của các thủy thủ ở những chuyến vượt đại dương. Nghĩa gốc của từ “alô” chính là mệnh lệnh: “Nghe này”. Các thủy thủ thường nói “alô” qua những chiếc loa phóng thanh (bằng gỗ hoặc kim loại có vành miệng loe to) và hướng về những chiếc tàu mà họ muốn giao tiếp khi gặp trên biển hoặc đại dương. Theo các nhà ngôn ngữ chuyên ngành từ nguyên học, từ "alô” có nguồn gốc ...

CCNA là gì

CCNA chắc nhiều người cũng nghe loáng thoáng là học về quản trị mạng, nhưng quản trị mạng là gì thì chưa chắc mọi người đã biết quản trị mạng là cái gì. Thực ra thì hiện mình đang theo học 1 khóa về CCNA, học về mạng máy tính, chia địa chỉ ip, các loại định tuyến ... nói chung là làm việc với router và switch của hãng cisco, để quản lý, thao tác cài đặt mạng công ty, tổ chức hay thậm chí hộ gia đình (LAN, WAN) học CCNA ra thì chỉ làm với các mạng nho nhỏ thôi, một vài trăm máy trở xuống còn muốn quản lý mạng lớn hơn thì phải học các chứng chỉ cao hơn. Học CCNA ra thì có 2 kiểu, một là ra xong lấy chứng nhận trung tâm ra là đã học rồi (thường để kẹp hồ sơ xin việc thì khi xin việc chắc được ưu tiên hơn), hai là thi chứng chỉ Cisco luôn nhưng mà lệ phí 295 đô (tại thời điểm bài viết) nên như...

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Đa truy nhập và các giải pháp chia sẻ môi trường

Môi trường truyền dẫn là một môi trường quảng bá nên khi một trạm phát thì tất cả các trạm khác đều thu được. Khi hai hay nhiều trạm cùng truyền dữ liệu thì sẽ xảy ra hiện tượng va chạm -> cần chia sẻ môi trường truyền. Kỹ thuật đa truy nhập sinh ra để giải quyết bài toán nhiều người cùng truyền mà không có hoặc va chạm ở mức cho phép. Theo như học ở môn mạng viễn thông thì có 2 loại: Phân kênh tĩnh: FDMA, TDMA, CDMA ... xem thêm Chia sẻ môi trường chung thành các kênh riêng biệt rồi gán cho từng đường truyền một. Phương pháp này thích hợp cho các ứng dụng truyền tín hiệu liên tục (steady stream) Điều khiển truy nhập môi trường động Định trình (hay lập lịch biểu) : Polling, Token ring, WLANs..Quyết định trình tự truyền để tránh va chạm, có 2 phương pháp chính là:- Đặt chỗ- Thăm dò Truy...

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Phân loại mạng máy tính

Có nhiều cách để phân loại mạng máy tính tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn làm chỉ tiêu để phân loại: khoảng cách địa lý, kỹ thuật chuyển mạch, kiến trúc của mạng. Theo khoảng cách địa lý Phân làm 4 loại: mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu Mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN): cài đặt trong phạm vi tương đối hẹp, khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nối mạng là vài chục km. Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks - MAN): cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm kinh tế xã hội, có bán kính nhỏ hơn 100 km Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa Mạng toàn cầu (Global Area Networks - GAN): phạm vi rộng khắp các lục địa Kỹ thuật chuyển mạch Phân làm 3 loại: mạng chuyển...

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Trung kế (trunk)

Trung là trung gian, kế là nối tiếp. Trung kế là một nối tiếp trung gian, hay một kết nối trung gian. Nghe trừu tượng nhỉ. Trung kế theo thuật ngữ viễn thông là một link kết nối giữa hai tổng đài. Cái này cần quan tâm, nói chung thì trung kế là một cái đường để kết nối giữa các tổng đài và truyền dữ liệu trên đó. Ví dụ 2 đài đấu nhau bằng 1 luồng E1 sử dụng báo hiệu số 7 + Luồng E1 có tốc độ 2Mbps, chia thành 32 kênh 64Kbps + Kênh 0 dùng cho đồng bộ + 1 kênh nào đó - thường là kênh 1 - được dùng cho báo hiệu SS7 + 30 kênh còn lại từ 2 đến 31 dùng cho thoại. Vậy là 1 luồng E1 có thể truyền cùng lúc 30 cuộc điện thoại Tổng đài bây giờ thì số cuộc điện thoại truyền qua trung kế thì chắc tính bằng đơn vị triệu cuộc điện thoại trở lên hoặc thậm chí lưu lượng thoại chả đáng là bao, không đáng...

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Lịch trình phụ thuộc kênh (Channel-dependent scheduling)

Lịch trình (Scheduling) là quá trình quyết định người dùng sẽ nhận kênh truyền như thế nào tại mỗi khoảng thời gian truyền dẫn TTI (Transmission Time Interval) - trong HSDPA quy định là 2ms. Các bạn có thể xem trong hình vẽ : Tại mỗi khoảng thời gian thì trình lập biểu (Scheduler) sẽ xác định nên truyền đến kênh nào, như hình trên là các khoảng thời gian (bằng nguyên lần của 2ms vì cứ sau 2ms thì trình lập biểu sẽ kiểm tra 1 lần). Vì nếu truyền kênh kênh truyền tốt thì sẽ có thể truyền tốc độ cao: Xem lý do ở đây Nếu luôn truyền trên những kênh truyền tốc độ cao thì hệ thống sẽ cung cấp được tốc độ tốt nhất, tuy nhiên điều kiện để quyết định người sử dụng nào được ưu tiên truyền dựa trên nhiều tiêu chí : Ưu tiên người dùng có kênh truyền...

Vì sao phải quản lý lưu lượng và điều khiển quá tải

Trong đời sống hiện nay, chúng ta sử dụng rất nhiều các thiết bị viễn thông khác nhau với những cách kết nối khác nhau, nhu cầu của con người càng ngày càng lớn, nếu chúng ta không quản lý lưu lượng và điều khiển quá tải (Traffic Management & Overload) thì chúng ta theo lẽ tự nhiên mỗi người sẽ được cấp một kênh nào đó (không cấp cho thì truyền tin kiểu gì ???) và mỗi người sẽ có một tài nguyên nhất định, tuy nhiên như vậy là rất lãng phí, vì không phải thiết bị nào cũng luôn kết nối mà dù có luôn kết nối thì không phải thiết bị nào cũng phát hết công suất, vì vậy mà chúng ta luôn thấy việc dùng chung tài nguyên và thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy nghẽn mạng, tốc độ truy cập siêu rùa, trang web lag vô cùng, delay cực lớn, đêm giao thừa lưu lượng nhắn tin tăng đỉnh điểm làm các nhà mạng liệt...

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Giao thức báo hiệu số 7 - SS7

Giao thức báo hiệu số 7 hay còn gọi là SS7, là cụm từ viết tắt của Signaling System # 7, là tập hợp các giao thức điện thoại được sử dụng để thiết lập hầu hết các cuộc gọi trong mạng PSTN. Về sau được phát triển thêm các giao thức, thành phần mới hỗ trợ báo hiệu cho các mạng khác như mạng di động mặt đất PLMN, mạng số tích hợp đa dịch vụ ISDN. Chức năng chính của SS7 là thiết lập cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi, chuyển đổi số, tính cước, SMS.  Khái niệm về báo hiệu Báo hiệu là sự trao đổi thông tin giữa các thành phần trong mạng điện thoại với nhau. Các thông tin này được chuyển tải dưới dạng các bản tin.  Phân loại báo hiệu Các phương pháp báo hiệu được phân biệt theo các tiêu chí sau: Loại tín hiệu báo hiệu: - Báo hiệu Analog (như DC, 1VF, 2VF, MF).- Báo hiệu Digital (như...

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Điều chế và mã hóa thích ứng - AMC

AMC là viết tắt của Adaptive Modulation and Coding. Nói về cái này thì phải nhắc lại một chút về điều chế số : http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/ieu-che-so.html Một cải tiến của HSDPA là so với W-CDMA và cũng là quyết định quan trọng để nâng cao tốc độ truyền dữ liệu lên là việc sử dụng điều chế bậc cao hơn, cụ thể ở đây là 16-QAM (truyền 4 bit 1 lúc) so với QAM của W-CDMA (2 bit). Cộng thêm với việc tăng hay giảm tỉ số mã hóa (mã hóa để phát hiện lỗi và sửa lỗi) mà sẽ có một dải tốc độ khác nhau như ở bảng dưới đây Thông lượng ứng với các phương thức điều chế khác nhau Điều chế Tỉ lệ mã Thông lượng với 5 mã Thông lượng với 10 mã Thông lượng với 15 mã QPSK 1/4 600 kbit/s 1,2 Mbit/s 1,8 Mbit/s 2/4 1,2 Mbit/s 2,4 Mbit/s 3,6 Mbit/s 3/4 1,8 Mbit/s 3,6 Mbit/s 5,4 Mbit/s 16...

Báo hiệu (Signalling)

Khi thiết lập, duy trì hay giải phóng kết nối của bất kỳ dịch vụ nào trong viễn thông, luôn cần các tín hiệu điều khiển, thông báo, và đó là lý do người ta khai sinh ra mạng báo hiệu (signaling network). Người ta phân loại hệ thống báo hiệu dựa trên một số đặc điểm như sau: Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng Trong mạng chuyển mạch công cộng (PSTN), báo hiệu trong băng là tín hiệu có tần số trong khoảng 0,3 --> 3,4 Khz, nếu nằm ngoài khoảng trên được gọi là báo hiệu ngoài băng. Báo hiệu kênh riêng (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS) Báo hiệu kênh riêng: dùng một kênh báo hiệu riêng cho từng kênh thoại. Báo hiệu kênh chung như tên gọi, dùng một kênh chung để truyền thông tin điều khiển liên quan đến nhiều cuộc gọi. Những kênh thoại này do đó sẽ có một kênh báo hiệu chung. Báo...

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Công nghệ FTTx (internet cáp quang)

Mạng FTTx (Fiber-to-the-x) hiện đang được xem là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong 2-3 năm tới do tiềm năng cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại, dữ liệu và video trên nền IP. Các công nghệ thường được sử dụng để tạo dựng các mạng FTTx, bao gồm cả các mạng quang thụ động, các đường dây thuê bao số (DSL), và các công nghệ nén video… FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông. FTTx bao gồm các loại sau: FTTN (Fiber To The Node) FTTC (Fiber To The Curb) FTTB (Fiber To The Building) FTTH (Fiber To The Home). Một kết nối đa dịch vụ Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber-To-The-Home là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch...

Điện thoại

Điện thoại là một thiết bị viễn thông dùng để truyền và nhận âm thanh (thông dụng nhất là truyền giọng nói) từ xa. Hầu hết điện thoại truyền bằng tín hiệu điện qua mạng điện thoại phức tạp cho phép hầu hết người sử dụng liên lạc với hầu hết người sử dụng khác.  Giới thiệu Có bốn cách điện thoại kết nối vào mạng điện thoại sử dụng ngày nay: phương pháp truyền thống điện thoại cố định, dùng dây dẫn kết nối truyền tín hiệu vào một vị trí cố định; loại điện thoại không dây, dùng cả sóng vô tuyến truyền tín hiệu tương tự hoặc kỹ thuật số; điện thoại vệ tinh, dùng vệ tinh liên lạc; và VoIP (điện thoại qua giao thức Internet), dùng với kết nối Internet băng thông rộng. Giữa hai người dùng, việc truyền nhận qua mạng có thể dùng cáp quang, kết...

Định luật Moore

Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore - một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel. Định luật ban đầu được phát biểu như sau: "Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm." (1 inch vuông xấp xỉ 6,45 cm²). Năm 2000 định luật được sửa đổi là sau mỗi chu kỳ 18 tháng. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng Gordon Moore đã công bố sửa đổi định luật của ông là 24 tháng nhưng báo chí tại thời điểm đó đã viết là 18 tháng. Định luật Moore lần đầu tiên được công bố rộng rãi trên tạp chí Electronics Magazine số ra ngày 19 tháng 4 năm 1965.  Tác dụng của Định luật Moore Định luật Moore là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghệ điện tử, giải thích tại sao nhà...

ARPANET

Mạng lưới Advanced Research Projects Agency Network - viết tắt là ARPANET (tạm dịch là Mạng lưới cơ quan với các đề án nghiên cứu tân tiến.) do ARPA (Defense Advanced Research Projects Agency - tạm dịch là Cơ quan với các đề án nghiên cứu tân tiến của Bộ Quốc Phòng) Mỹ xây dựng. Bộ Quốc Phòng Mỹ là cơ quan có mạng lưới dùng công nghệ chuyển mạch gói đầu tiên hoạt động, và là cha đẻ của mạng lưới Internet toàn cầu hiện nay.Thời kỳ đó công nghệ chuyển mạch gói (Packet switching), bây giờ là nền tảng cơ bản cho cả truyền thông dữ liệu và âm thanh trên toàn thế giới, là một quan niệm mới, quan trọng trong công nghệ truyền thông dữ liệu. Trước đó, công nghệ truyền thông dữ liệu dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh (circuit switching), tương tự như trong hệ thống điện thoại cũ, một mạch chuyên dụng...

Mạng LAN

LAN (viết tắt từ tên tiếng Anh Local Area Network, "mạng máy tính cục bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác. Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau. Trong thời đại của hệ điều hành MS-DOS, máy chủ mạng LAN thường sử dụng phần mềm Novell NetWare, tuy nhiên điều này đã trở nên lỗi thời hơn sau khi Windows NT và Windows for Workgroups xuất hiện. Ngày nay hầu hết máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows,...

Giao thức là gì ?

Truyền thông giữa các máy tính yêu cầu các quy tắc riêng. Một giao thức là một tập hợp các quy tắc xác định phương thức các đối tượng truyền thông tương tác với nhau. Có rất nhiều giao thức liên quan đến truyền tải thông tin giữa các máy tính, thiết bị : Internet Protocol (IP) Transmission Control Protocol (TCP) : giao thức này thực tế thấy dùng trong việc up file lên host (làm web) hoặc chia sẻ file trong mạng nội bộ (tuy nhiên dùng window để đơn giản thì chúng ta hay tạo shared folder để truyền dữ liệu - giao thức smb) HyperText Transfer Protocol (HTTP): HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ hoạ, âm thanh, video, và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser)...

Mã Hamming

Trong viễn thông (telecommunication), mã Hamming là một mã sửa lỗi tuyến tính (linear error-correcting code), được đặt tên theo tên của người phát minh ra nó, Richard Hamming. Mã Hamming có thể phát hiện một bit hoặc hai bit bị lỗi (single and double-bit errors). Mã Hamming còn có thể sửa các lỗi do một bit bị sai gây ra. Ngược lại với mã của ông, mã chẵn lẻ (parity code) đơn giản vừa không có khả năng phát hiện các lỗi khi 2 bit cùng một lúc bị hoán vị (0 thành 1 và ngược lại), vừa không thể giúp để sửa được các lỗi mà nó phát hiện thấy.  Lịch sử Trong những năm của thập niên kỷ 1940, Hamming làm việc tại Bell Labs trên máy tính Bell Model V, một máy điện cơ (electromechanical) dùng rơ-le (relay-based), với tốc độ rất chậm, mấy giây...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes