1. Địa chỉ IP (version 4):
Địa chỉ IP là một số nguyên 32 bit, thường được biểu diễn dưới dạng một
dãy 4 số nguyên cách nhau bởi dấu chấm (dotted format). Một số nguyên
trong địa chỉ IP là một byte, thường được gọi là một octet (8 bits).
Ví dụ về một địa chỉ IP điển hình là 123.255.0.15. Các thành phần 123, 255, 0 và 15 là các octet.
Một địa chỉ IP gồm có 3 phần. Phần đầu tiên là địa chỉ mạng (network
address), phần thứ cuối cùng là địa chỉ máy (host address) và phần còn
lại (nếu có) là địa chỉ mạng con (subnet address).
Địa chỉ mạng của một địa chỉ IP được tìm ra khi thực hiện phép toán
logic AND giữa địa chỉ IP đấy và một giá trị gọi là mặt nạ mạng (network
mask, tôi sẽ không dùng từ “mặt nạ mạng” trong tất cả các bài về sau mà
chỉ dùng “network mask” cũng như sẽ không dịch từ “mask” thành “mặt nạ”
nữa). Network mask cho biết bao nhiêu bit trong địa chỉ IP là địa chỉ
mạng.
2. Phân lớp địa chỉ IP:
Địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp mạng (lớp A, B, C, D, và E). Trong đó
bốn lớp đầu được sử dụng, lớp E được dành riêng cho nghiên cứu. Lớp D
được dùng cho việc phát các thông tin broadcast/multicastt
(broadcast/multicast IPs). Lớp A, B và C được dùng trong cuộc sống hàng
ngày.
3. Cách phân biệt IP lớp A, B, C, và D:
Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1
và bit thứ 2 là 0 thuộc lớp B, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0
thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp
D. Lớp E là các địa chỉ còn lại. Bảng sau tóm tắt ý tưởng này:
A 0xxxxxxxx . host . host . host (tức là 24 bit sau có thể dùng để đánh dấu địa chỉ máy), octet đầu tiên sẽ bắt đầu từ 00000001 đến 01111110 (1-126 hệ cơ số 10 vì địa chỉ toàn 0 để dùng cho việc khác, và địa chỉ 01111111... phục vụ cho việc test)
B 10xxxxxxx . network . host . host thì có 8 bit cho địa chỉ mạng (một cơ quan có nhiều mạng chẳng hạn) octet đầu tiên từ 128-191 (10000000 - 10111111)
C 110xxxxx . network . network . host , octet đầu từ 192-223
D 1110x…….xxx (không dùng)
Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được
biểu diễn dưới dạng nhị phân thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa
chỉ đó thuộc về lớp A.
Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy
toàn bit 0), và địa chỉ cao nhất của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit
1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể có trong một lớp sẽ phụ thuộc vào số
bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu gọi số bit 1 trong
network mask là x thì số địa chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp là
2^x
Tuy nhiên, vì mỗi lớp bị phụ thuộc vào vài bit đầu tiên quy định nên số
địa chỉ mạng tối đa thật sự trong mỗi lớp sẽ là 2^x - 2^(số bit cố định
của lớp tương ứng).
Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ.
Phần còn lại ngoài địa chỉ mạng sẽ là địa chỉ máy. Tương tự cũng có 2
địa chỉ máy dành riêng (địa chỉ thấp nhất và địa chỉ cao nhất) trong mỗi
địa chỉ mạng. Như vậy, số địa chỉ máy có thể có trong mỗi mạng sẽ là
2^(32 - x) - 2. Công thức tính đơn giản giống công thức tính số địa chỉ
mạng. Chỉ khác một điều là ta dùng số bit 0 (32-x) thay vì dùng số bit 1
(x).
Như vậy, một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp B, và A.
Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong một mạng thuộc lớp đó.
4. Subnet:
Tuy nhiên, các nhà quản trị mạng thường phân chia mạng của họ ra thành
nhiều mạng nhỏ hơn gọi là mạng con subnet. Tương tự với địa chỉ mạng,
địa chỉ mạng con cũng được quy định bởi một mask, gọi là subnet mask.
Subnet mask của một địa chỉ mạng có số bit 1 nhiều hơn hoặc bằng (trường
hợp bằng có nghĩa là không có chia mạng ra thành subnet) số bit 1 trong
network mask của địa chỉ đó. Ví dụ subnet mask của một mạng thuộc lớp B
sẽ có dạng 255.255.xxx.xxx với xxx là số bất kỳ từ 0 đến 255.
Cách tính số địa chỉ mạng con của một địa chỉ mạng sẽ phụ thuộc vào bao
nhiêu bit của network mask đã được dùng để làm subnet mask (tạm gọi là
y). Hai công thức bên trên đều được sử dụng với việc thay biến x thành
y. Đặc biệt cách tính số địa chỉ IP trong mỗi subnet sẽ dùng cả x và y
theo công thức sau:
2^(32 - x - y) - 2
Ví dụ subnet mask của một mạng lớp A (network mask mặc định 255.0.0.0)
là 255.192.0.0 thì y sẽ là 2 (vì 192 biểu diễn ở dạng nhị phân là
11000000, có nghĩa là đã có 2 bit đã được sử dụng để làm subnet mask).
Subnet mask phải là một dãy liên tục các bit 1 ngay sau network mask.
Điều này nói lên rằng subnet mask dành một số bit 0 trong network mask
(phần dành cho địa chỉ máy). Cũng có 2 địa chỉ máy dành riêng trong mỗi
subnet. Hai địa chỉ đó là subnet address (địa chỉ thấp nhất trong
subnet) và broadcast address (địa chỉ cao nhất trong subnet). Địa chỉ
thấp nhất trong subnet không nhất thiết có tất cả các bit là 0 như đối
với địa chỉ thấp nhất trong một mạng, cũng như địa chỉ cao nhất không
nhất thiết phải là toàn bit 1. Lưu ý là trong một vài tài liệu cũ nói
rằng cũng có 2 subnet dành riêng trong mỗi mạng nhưng bây giờ điều đó
không còn dùng nữa. Hai subnet đó vẫn được dùng, gọi là zero subnet
(subnet thấp nhất) và broadcast subnet (subnet cao nhất).
Ngoài ra, mỗi lớp mạng còn có 1 địa chỉ mạng dành riêng (private network
address). Lớp A có địa chỉ 10.0.0.0. Lớp B có địa chỉ 172.16.0.0. Lớp C
có địa chỉ 192.168.0.0. Địa chỉ broadcast của lớp A còn được gọi là địa
chỉ universal broadcast (toàn bit 1 hay 255.255.255.255).
5. Broadcast và multicast:
Các phần trên đề cập đến broadcast và multicast nhưng chưa giải thích.
Địa chỉ broadcast là một địa chỉ mà khi thông tin gửi tới địa chỉ đó sẽ
được gửi đến toàn bộ các máy trong mạng. Multicast cũng như broadcast
nhưng chỉ có tác dụng trong một subnet.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về việc đánh địa chỉ IP. Vài ví dụ dưới sẽ giúp làm sáng tỏ các kiến thức trên.
Ví dụ 1: Địa chỉ 192.168.0.1 thuộc lớp nào?
Có 2 cách trả lời câu hỏi này: Một là dựa vào việc phân tích octet đầu
ra dạng nhị phân, căn cứ vào các bit đầu mà có thể trả lời. Cách thứ hai
là vì địa chỉ này thuộc mạng riêng của lớp C nên có thể trả lời ngay.
Ví dụ 2: Chỉ rõ địa chỉ mạng của địa chỉ 192.168.0.5 với network mask mặc định.
Câu hỏi này buộc ta phải biết địa chỉ 192.168.0.5 thuộc lớp nào và biết network mask của lớp đó.
192.168.0.5 thuộc lớp C.
Lớp C có network mask là 255.255.255.0.
Thực hiện phép AND sẽ ra 192.168.0.0.
Câu trả lời là 192.168.0.0. Câu hỏi này cũng có thể trả lời nếu ta biết là địa chỉ 192.168.0.5 là một trong 3 địa chỉ riêng.
Ví dụ 3: Chỉ rõ phần địa chỉ mạng (bỏ phần địa chỉ máy) của địa chỉ 192.168.0.10 với network mask mặc định.
Như câu trên ta đã biết network mask của địa chỉ 192.168.0.10 là
255.255.255.0. Câu hỏi yêu cầu chỉ rõ PHẦN địa chỉ mạng, nên ta chỉ lấy
các bit còn nằm trong network mask:
Địa chỉ đầu 11000000.10101000.00000000.00001010
Network mask 11111111.11111111.11111111.00000000
Lấy phần trong network mask 11000000.10101000.00000000
Câu trả lời sẽ là 192.168.0.
Ví dụ 4: Địa chỉ IP 129.56.7.8 có subnet mask là 255.255.128.0. Hỏi có
bao nhiêu subnet, bao nhiêu địa chỉ IP trong mỗi subnet, bao nhiêu địa
chỉ IP trong mạng đó?
Việc trả lời đòi hỏi chút tính toán. Sau khi nhận biết địa chỉ IP này là
thuộc lớp B, network mask mặc định là 255.255.0.0 (x là 16), ta biết
quản trị mạng đã lấy 1 bit để chia subnet. Như vậy, y là 1. Số subnet là
2^1 là 2. Số địa chỉ IP trong mỗi subnet là 2^(32-y-x) - 2 là 32766.
Suy ra số địa chỉ IP trong mạng đó là 2 * 32766 là 65532.
6. Câu hỏi dành cho người đọc tự trả lời:
Một quản trị viên có một network address thuộc lớp C. Anh ta muốn chia
địa chỉ này ra thành nhiều subnet nhỏ hơn. Anh ta muốn mỗi subnet có tối
thiểu 10 máy và tối đa 30 máy, vậy anh ta nên dùng những subnet mask
nào?
Trên đây là một vài thông tin cần thiết để hiểu cách đánh địa chỉ IP.
Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
Cơ bản về địa chỉ IP
13:03
Unknown
No comments
Nguồn google.com.vn có sửa đổi
Bài viết liên quan:
Nhãn
2.5G
(1)
2.75G
(1)
2G
(2)
3.5G
(9)
3.75G
(2)
3.9G
(3)
3G
(4)
4G
(4)
Ảnh hưởng trong đời sống
(5)
Báo hiệu
(2)
Các khái niệm cơ bản
(20)
Các kỹ thuật trong viễn thông
(6)
Các lý thuyết cơ bản
(5)
Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản
(22)
Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin
(9)
CCNA
(25)
Dịch vụ viễn thông
(1)
Điều khiển liên kết dữ liệu
(8)
Đồ án tốt nghiệp
(1)
Đồng bộ
(2)
Giám sát
(1)
Giới thiệu về viễn thông
(2)
Khoa học vui
(5)
Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy
(10)
Kỹ thuật truyền dẫn số
(25)
Lịch sử
(12)
Lý thuyết thông tin
(15)
Mạng không dây
(35)
Mạng viễn thông
(63)
MICROSOFT
(1)
Mô phỏng
(5)
Phần mềm tiện ích
(2)
Tài liệu
(6)
Thiết bị
(7)
Thông tin di động
(26)
Thông tin quang
(5)
Thông tin vệ tinh
(3)
Thông tin vi ba
(1)
Tiếng Anh
(8)
Tin tức - sự kiện
(7)
Tổ chức - tiêu chuẩn
(7)
Tổng đài - chuyển mạch
(6)
Truyền hình
(12)
Tuyển dụng
(9)
Ứng dụng - công nghệ
(9)
Viễn thông trong tự nhiên
(1)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét