Theo một nghiên cứu được công bố ngày 8/2, một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất trên thế giới, giống khỉ lùn Tarsier
của Philippines, có khả năng giao tiếp với nhau bằng tần suất sóng siêu âm mà các
con mồi hay kẻ săn mồi khác không thể nghe thấy được.
Chỉ nhỏ bằng một bàn tay người, loài khỉ họ Tarsius có thể nghe và phát ra âm
thanh ở một tần số riêng, tạo thành kênh liên lạc cá nhân nhằm cảnh báo nguy
hiểm hoặc săn côn trùng cho bữa ăn về đêm.
Số lượng động vật có vú có khả năng phát và nhận những tín hiệu âm thanh trong
tần suất sóng siêu âm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trên 20 ki-lo-héc (kHz),
bao gồm cả cá voi, mèo và một số loại dơi.
Và càng ít loài có thể vừa rít, kêu và thét lên trong cùng một tần số âm thanh
như loài khỉ mắt to Tasier này, từ trước tới nay luôn bị các nhà khoa học nhầm
lẫn rằng chúng “im lặng một cách bình thường” cho tới khi có kết quả cuộc nghiên
cứu trên.
Đôi tai của loài khỉ này có khả năng bắt được tần số trên 90 kHz, và có thể phát
ra âm thanh đạt tầm 70 kHz.
Nếu đem so sánh thì loài người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 kHz, và
một tiếng huýt gọi chó cũng chỉ giao động tầm giữa 22 và 23 kHz.
Một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Philippines được dẫn đầu bởi bà Marissa
Ramsier thuộc đại học Humboldt State tại California đã đem lại kết luận trên
bằng hai phương pháp.
Đầu tiên họ bắt sáu sinh vật ngoan ngoãn sống về đêm thuộc họ Tarstier và đặt
chúng vào một căn phòng âm thanh được xây đặc biệt để kiểm tra độ nhạy cảm của
chúng với các âm thanh có tần số cao.
Sau khi hoàn tất thí nghiệm, loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này đã
được đưa về nơi sinh sống tự nhiên của mình một cách an toàn, trên hòn đảo
Mindanao thuộc Philippines.
Để đo được tần suất sóng siêu âm của loài khỉ này, các nhà nghiên cứu đã theo
dõi 35 con khỉ sống trong tự nhiên.
“Tần suất tối thiểu của tiếng gọi là 67 kHz, cao nhất trong số các sinh vật có
vú, ngoại trừ dơi và một số loài gặm nhấm khác,” là kết quả của cuộc nghiên cứu
được đăng trên tờ Tạp chí sinh vật của cộng đồng Hoàng gia Anh.
Loài khỉ Tarsier có lợi thế gì với tần suất âm thanh cao đến như vậy? Theo các
nhà khoa học thì có khó nhiều tiện ích cho chúng. Một trong số đó là khả năng
nghe được một âm thanh báo động im lặng.
“Những tiếng gọi bằng sóng siêu âm có thể đem lại lợi ích cho cả người phát sóng
lẫn người nhận được nó, khi những âm thanh này khiến cho kẻ săn mồi gặp khó khăn
trong việc định vị chúng,” các nhà nghiên cứu giải thích.
Khả năng đặc biệt của loài khỉ Tarsier còn giúp chúng có thể nghe lén được những
tiếng động phát ra từ con mồi, từ những loài như dế, gián (thực đơn ăn kiêng của
chúng) cho tới các loài bướm, châu chấu voi hay chim non.
Cuối cùng, cuộc nghiên cứu kết luận rằng khả năng liên lạc bằng tần suất sóng
siêu âm khiến chúng sàng lọc được hết những “tiếng ồn” tần số thấp cũng như các
tiếng ồn khác trong môi trường nhiệt đới.
Loài khỉ Tarsier có năm ngón tay, tương tự như loài người. Là loài sống về đêm
song chúng không có khả năng nhìn trong bóng đêm như các loài khác. Bù lại chúng
có cặp mắt - nếu so với tỉ lệ cơ thể - to nhất trong số tất cả các loài linh
trưởng trên Trái Đất./.
Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
Loài khỉ bé nhỏ Tarsier có thể nói bằng sóng âm
15:00
Unknown
No comments
Bài viết liên quan:
Nhãn
2.5G
(1)
2.75G
(1)
2G
(2)
3.5G
(9)
3.75G
(2)
3.9G
(3)
3G
(4)
4G
(4)
Ảnh hưởng trong đời sống
(5)
Báo hiệu
(2)
Các khái niệm cơ bản
(20)
Các kỹ thuật trong viễn thông
(6)
Các lý thuyết cơ bản
(5)
Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản
(22)
Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin
(9)
CCNA
(25)
Dịch vụ viễn thông
(1)
Điều khiển liên kết dữ liệu
(8)
Đồ án tốt nghiệp
(1)
Đồng bộ
(2)
Giám sát
(1)
Giới thiệu về viễn thông
(2)
Khoa học vui
(5)
Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy
(10)
Kỹ thuật truyền dẫn số
(25)
Lịch sử
(12)
Lý thuyết thông tin
(15)
Mạng không dây
(35)
Mạng viễn thông
(63)
MICROSOFT
(1)
Mô phỏng
(5)
Phần mềm tiện ích
(2)
Tài liệu
(6)
Thiết bị
(7)
Thông tin di động
(26)
Thông tin quang
(5)
Thông tin vệ tinh
(3)
Thông tin vi ba
(1)
Tiếng Anh
(8)
Tin tức - sự kiện
(7)
Tổ chức - tiêu chuẩn
(7)
Tổng đài - chuyển mạch
(6)
Truyền hình
(12)
Tuyển dụng
(9)
Ứng dụng - công nghệ
(9)
Viễn thông trong tự nhiên
(1)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét