1/ Khái niệm mạng Ad Hoc.
Ad hoc như những bộ định tuyến không dây. Mạng Ad hoc có thể hoạt động
độc lập hoặc kết nối với mạng Mạng vô tuyến Ad hoc là mạng tập hợp các
nút di động hoặc bán di động và không có cơ sở hạ tầng. Manet ( Mobile
Ad-hoc Network) - Mạng không dây di động. Theo định nghĩa của Tổ chức
Internet Engineering Task Force (IETF)- Mạng Manet là một vùng tự trị (
Autômmous System) của các router (đó chính là các node) được kết nối với
nhau bằng liên kết không dây, các node có thể di chuyển một cách tự do
nên kiến trúc của mạng thay đổi liên tục mà không thể dự đoán trước
Mỗi nút mạng có một giao diện vô tuyến và giao tiếp với nút mạng
khác thông qua sóng vô tuyến hoặc tia hồng ngoại. Topo mạng thay đổi
liên tục khi các nút mạng tham gia hoặc rời khỏi mạng hay khi kết nối vô
tuyến trở nên không còn thích hợp.Mạng Ad hoc được hình thành bởi các
nút di động có khả năng phát hiện ra sự có mặt của các nút khác và tự
định dạng để tạo nên mạng. Ví dụ như một nút yêu cầu truyền tới một mạng
ở xa nó thì trong mạng có thể thiết lập liên lạc qua những nút trung
gian, các gói được chuyển tiếp tới nút nguồn, đích nhờ những nút trung
gian. Do đó các nút mạng Internet.
Trong mạng Ad hoc không tồn tại khái niệm quản lý tập trung , nó đảm bảo
mạng sẽ không bị sập vì trường hợp nút mạng di chuyển ra ngoài khoảng
truyền dẫn của nút mạng khác vì nó trao đổi thông tin bằng phương pháp
truyền gói tin qua nhiều bước (multi-hop), đồng thời mạng sẽ tự cấu hình
lại. Ví dụ: Nếu nút mạng rời khỏi mạng sẽ gây ra sự cố mất liên kết ,
nút mạng bị ảnh hưởng có thể yêu cầu đường định tuyến mới và vấn đề sẽ
được giải quyết. Điều này chỉ gây trễ trên mạng mà không ảnh hưởng đến
người sử dụng vì mạng Ad hoc vẫn hoạt động bình thường.
Hiện nay tồn tại hai kiểu topa mạng Ad hoc:
1. Mạng có các thiết bị di động không đồng nhất (Hình dưới bên phải)
2. Mạng máy chủ di dộng (Hình dưới bên trái)
2/ Đặc điểm của mạng Ad Hoc
Một số đặc điểm chính của mạng Ad hoc:
- Mỗi máy chủ không chỉ đóng vai trò là một hệ thống cuối cùng mà còn hoạt động như một hệ thống trung gian
- Mọi nút mạng đều có khả năng di động
- Tôp mạng thay đổi theo thời gian
- Các nút di động sử dụng nguồn năng lượng pin có hạn
- Băng thông trong thông tin vô tuyến hẹp
- Chất lượng kênh luôn thay đổi
- Không có thực thể tập trung , nói cách khác là mạng phân bố
Có nhiều thiết bị khác nhau sử dụng trong mạng Ad hoc, chúng đều có đặc
điểm chung là sử dụng nguồn năng lượng do pin cung cấp . Năng lượng mà
pin có thể cấp cho các thiết bị này là có hạn, hơn nữa mọi hoạt động như
thu phát vô tuyến , truyền lại và dẫn đường đểu tiêu thụ năng lượng. Vì
vậy mà cần phải có những giao thức về năng lượng có hiệu quả cao và các
kỹ thuật điều khiển công suất tốt hơn. Điều này cũng khó làm được bởi
vì công nghệ pin không có được sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng như
công nghệ sản xuất chip… do đó điểm này được coi là một nhược điểm của
mạng Ad hoc.
3/ Định tuyến trong mạng Ad Hoc
Trong mạng thông tin vô tuyến nói chung và mạng Ad hoc nói riêng do mọi
nút mạng đều có khả năng di chuyển nên topo mạng cũng thay đổi theo
thời gian. Đặc điểm này gây ra khó khăn trong việc truyền tải gói tin.
Mạng Ad hoc riêng gói tin muốn đến được đích thì phải truyền qua nhiều
trạm và nút mạng do đó để gói tin đến được đích thì nút mạng phải sử
dụng phương pháp định tuyến . Giao thức định tuyến có hai chức năng
:tìm, chọn đường tốt nhất và chuyển gói tin đến đúng đích. Dễ thấy rằng
chức năng thứ hai rất đơn giản có thể sử dụng nhiều giao thức và cấu
trúc dữ liệu có sẵn ví dụ như bảng định tuyến. Do đó ta sẽ đề cập sâu
hơn về việc tìm, chọn đường của các nút.
3.1/ Định tuyến Bellman-Ford
Nhiều lược đồ định tuyến trước đây được xây dựng cho mạng không dây Ad
hoc dựa trên thuật toán Bellman-Ford. Các lược đồ này cũng được nghiên
cứu giải quyết các vấn đề của lược đồ Distance Vector (DV). Trong thuật
toán Bellman-Ford, mọi nút i duy trì một bảng định tuyến hay ma trận
chứa thông tin khoảng cách và thông tin về nút kế tiếp với i trên
đường đi ngắn nhất tới đích j bất kỳ, trong đó khoảng cách chính là
chiều dài ngắn nhất từ i tới j. Để cập nhật thông tin về đường đi ngắn
nhất mỗi nút sẽ thường xuyên trao đổi bảng định tuyến với các nút bên
cạnh nó. Dựa trên bảng định tuyến từ các nút lân cận đó , nút i biết
được khoảng cách ngắn nhất từ các lân cận của nó tới nút bất đích bất
kỳ. Do đó , với mỗi nút đích j, i sẽ chọn một nút k cho chặng kế tiếp
sao cho khoảng cách từ i qua k tới j là nhỏ nhất . Các thông tin tính
toán mới này sẽ được lưu trữ vào bảng định tuyến của i và được trao đổi
ở vòng cập nhật định tuyến tiếp theo. Định tuyến này có ưu điểm là đơn
giản và tính toán hiệu quả do đặc điểm phân bố. Tuy nhiên nhược điểm của
nó là hội tụ chậm khi topo mạng thay đổi và có xu hướng tạo các vòng
lặp định tuyến đặc biệt là khi các điều kiện liên kết không ổn định.
3.2/ Định tuyến Link State
Định tuyến Link State còn gọi là định tuyến trạng thái liên kết. Định
tuyến này cũng là một trong những thuật toán được sử dụng rộng rãi trong
nhiều giao thức, chẳng hạn như OSPF. Mặc dù định tuyến Link State hiếm
khi được sử dụng cho mạng không dây, song nó lại chứa nhiều tiềm năng
cung cấp các giải pháp định tuyến theo yêu cầu cho các tiêu chuẩn định
tuyến khác nhau.
Trong định tuyến Link State, khi có một nút phát hiện ra có thay đổi
trong vùng kết nối với nó, nút làm tràn trạng thái kết nối mới bởi gói
chứa thông tin kết nối cục bộ được cập nhập. Các nút khác thông báo về
sự thay đổi này khi gói trạng thái liên kết tới, do đó thông tin về topo
mạng thay đổi theo. Định tuyến Link State đáp lại sự thay đổi mạng
nhanh hơn DBF và tương tự với định tuyến on-demand. Nó tính toán đường
đi theo kiểu tập trung để dễ dàng chống lại các vòng lặp định tuyến. Tuy
nhiên do định tuyến Link State cũng dựa vào cơ chế flooding để quảng bá
thông tin về sự thay đổi kết nối của nút, phụ trội điều khiển làm cho
định tuyến Link State có chất lượng kém hơn DBF và on-demand trong môi
trường không dây bất chấp độ chính xác mà nó cung cấp. Vấn đề khác trong
định tuyến Link State là một nút có thể không tìm ra những biến đổi về
topo mạng chính xác nếu toàn bộ mạng được chia thành hai phần và sau đó
được khôi phục lại.
3.3/ Định tuyến tìm đường
Các giao thức mới như DSDV (Destination Sequenced Distance Vector) và
WRP (Wireless Routing Protocol) dựa trên DBF để cung cấp định tuyến lặp
tự do. Cho dù là vấn đề đã được giải quyết thì vẫn còn tồn tại vấn đề về
độ thiếu chính xác trong định tuyến DBF, vấn đề này có thể gây ra suy
giảm hiệu suất mạng. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chính xác là do nút
mạng không có được cac thông tin trạng thái toàn mạng dẫn đến các quyết
định đưa ra chỉ tối ưu trong phạm vi cục bộ, nó không đảm bảo một giải
pháp tối ưu trong môi trường di động. Thêm vào đó khi DBF chỉ duy trì
một đường đi duy nhất tới đích, nó thiếu khả năng thích nghi với các lỗi
liên kết và yêu cầu nghiên cứu mở rộng cho các hỗ trợ multicasting.
3.4/ Định tuyến On-demand
Định tuyến On-demand được biết đến như DC (Diffusion Computation) cũng
được sử dụng trong mạng không dây. Trong lược đồ định tuyến On-demand,
một nút xây dựng đường đi bằng cách chất vấn tất cả các nút trong mạng.
Gói chất vất tìm được ID của các nút trung gian và lưu giữ ở trường
Path. Khi dò tìm các chất vấn, nút đích hay các nút đã biết đường đi tới
đích trả lời chất vấn bằng cách phúc đáp “source routed” cho nơi gửi.
Do nhiều phúc đáp nên có nhiều đường đi được tính toán và duy trì. Sau
khí tính toán đường đi nút liên kết bất kỳ bắt đầu các chất vấn , phúc
đáp khác nên luôn cập nhật định tuyến. Mặc dù các tiếp cận dựa trên cơ
sở DC có độ chính xác cao hơn và phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi mạng
nhưng phụ trộ điều khiển quá mức do thường xuyên yêu cầu flooding đặc
biệt khi tính di động cao hơn và lưu lượng dày đặc phân bố đều nhau. Kết
quả là các giao thức định tuyến On-demand chỉ phù hợp với mạng không
dây băng thông rộng trễ truyền gói nhỏ và lưu lượng rất mỏng.
3.5/ Định tuyến vùng
Định tuyến vùng là một giao thức định tuyến khác thiết kế trong môi
trường Ad hoc. Đây là giao thức lai giữa định tuyến On-demand với một
giao thức bất kỳ đã tồn tại. Trong định tuyến vùng mỗi nút xác định vùng
riêng khi nút ở khoảng cách nhất định. Hai lược đồ định tuyến khác nhau
được yêu cầu cho định tuyến vùng. Để định tuyến trong vùng có thể sử
dụng bất kỳ lược đồ giao thức nào DBF hoặc LS. Mục đích trong vùng là để
duy trì thông tin đầy đủ về khả năng nút đạt tới đích của nút ở trong
vùng đang xét. Định tuyến vùng trung gian sử dụng định tuyến On-demand
để tìm đường đi.Định tuyến vùng kết hợp hai lược đồ định tuyến nêu trên
và hoạt động như sau: khi có lưu lượng cần được định tuyến, nó kiểm tra
xem đích có ở trong vùng đó hay không. Nếu nút đích ở trong vùng trung
gian duy trì thông tin cần thiết. Khi nút gửi một lưu lượng tới đích ở
phạm vi ngoài vùng của nút, định tuyến vùng sẽ gửi các gói yêu cầu theo
kỹ thuật multicasting tới các nút đường biên để tìm đường đi, giao thức
định tuyến trong vùng cung cấp đường đi ngắn nhất. Nếu một số nút đường
biên có thông tin về đích thì các gói phúc đáp sẽ được gửi trở lại cho
nguồn. Ngược lại, các nút đường biên sẽ vẫn cứ yêu cầu các nút đường
biên khác cho đường đi tới đích.
Ưu điểm của định tuyến vùng là khả năng mở rộng cấp độ khi nhu cần lưu
trữ cho bảng định tuyến giảm xuống. Tuy nhiên do gần giống với định
tuyến On-demand nên định tuyến vùng cũng gặp phải vấn đề về trễ kết nối
và điểm kết thúc của các gói yêu cầu.
4/ Giao thức định tuyến trong mạng Ad Hoc
Phân loại các giao thức định tuyến:
- Dựa trên bảng định tuyến: DSDV, WRP,
- Theo yêu cầu: AODV, DSR, LMR > TORA, ABR > SSR
4.1 DSDV
4.1.1 Mô tả
DSDV là giao thức định tuyến vecto khoảng cách theo kiểu từng bước:
trong mỗi nút mạng duy trì bảng định tuyến lưu trữ đích có thể đến ở
bước tiếp theo của định tuyến và số bước để đến đích. DSDV yêu cầu nút
mạng phải gửi đều đặn thông tin định tuyến quảng bá trên mạng
Ưu điểm của DSDV là đảm bảo không có đường định tuyến kín bằng cách sử
dụng số thứ tự đệ đánh dấu mỗi đường. Số thứ tự cho biết mức độ “mới”
của đường định tuyến, số càng lớn thì mức độ đảm bảo càng cao (đường R
được coi là tốt hơn R’ nếu số thứ tự của R lớn hơn, trong trường hợp có
cùng số thứ tự thì R phải có số bước nhỏ hơn). Số thứ tự sẽ tăng khi nút
A phát hiện ra đường đến đích D đị phá vỡ, sau đó nút A quảng bá đường
định tuyến của nó tới nút D với số bước không giới hạn và số thứ tự sẽ
tăng lên.
Về cơ bản DSDV dùng thuật toán vecto khoảng cách có điều chỉnh cho phù
hợp với mạng Ad hoc: có xét đến thay đổi cấu trúc mạng giữa các lần
quảng bá thông tin. Để giảm lượng thông tin trong các gói tin cập nhật
thông tin DSDV sử dụng hai loại bản tin: bản tin đầy đủ và bản tin có
thông tin mới (so với thông tin cập nhật trước đó).
4.1.2 Đặc điểm
DSDV phụ thuộc vào thông tin quảng bá định kỳ nên nó sẽ tiêu tốn thời
gian để tổng hợp thông tin trước khi đường định tuyến được đưa vào sử
dụng. Thời gian này là không đáng kể đối với mạng có cấu trúc cố định
nói chung (bao gồm cả mạng có dây), nhưng với mạng Ad hoc thời gian này
là đáng kể, có thể gây ra mất gói tin trước khi tìm ra được định tuyến
hợp lý. Ngoài ra, bản tin quảng cáo định kỳ cũng là nguyên nhân gây ra
lãng phí tài nguyên mạng
4.2 AODV
4.2.1 Mô tả
4.2.2 Mô tả chung
Giao thức định tuyến AODV cho phép định tuyến nhiều bước giữa các nút
mạng để thiết lập và duy trì mạng Ad hoc. AODV dựa trên thuật toán vecto
khoảng cách nhưng thuộc loại định tuyến yêu cầu, AODV chỉ yêu cầu định
tuyến khi cần thiết và không yêu cầu nút mạng phải duy trì đường định
tuyến đến các nít mạng không tham gia trao đổi thôngtin
AODV cho phép: định tuyến mở khi liên kết bị phá vỡ thông báo được gói
đi ngay lập tức đến nhóm nút mạng liên quan và chỉ những nút mạng này
thôi. Hơn nữa AODV cũng hỗ trợ định tuyến multicast và giải quyết được
vấn đề đếm vô hạn trong thuật toán Bellman-Ford. Việc sử dụng số thứ tự ở
nút mạng đích giúp cho đường định tuyến luôn được cập nhật và không
hình thành đường định tuyến khép kín.
Thuật toán sử dụng nhiều dạng bản tin khác nhau để phát hiện và duy trì
liên kết trong mạng. Khi nút mạng muốn sử dụng hoặc tìm đường định tuyến
đến nút mạng khác, nó quảng bá bản tin yêu cầu đường định tuyến RREQ
đến tất cả nút mạng gần nó. Bản tin RREQ này truyền trên mạng đến khi nó
đến được nút mạng đích hoặc một nút mạng có đường định tuyến đến đích.
Sau đó bản tin RREP sẽ được gửi lại, thông báo với nút nguồn.
Ngoài ra AODV còn sử dụng bản tin HELLO (là dạng bản tin RREP thu gọn)
để quảng bá tới nút mạng bên cạnh. Bản tin này cho biết sự hiện diện của
nút mạng nguồn trong mạng và nút mạng gần đó sử dụng đường định tuyến
thông qua nút mạng nguồn phát tín hiệu quảng bá, đường định tuyến đó là
hợp lệ. Nếu nút mạng không nhận được bản tin HELLO từ nút mạng A và liên
kết đến nút A coi như bị phá vỡ và nó cũng thông báo cho nút mạng liên
quan thông quan bản tin thông báo liên kết bị hỏng (RREP)
4.2.2.1 Quản lý bảng định tuyến
AODV lưu giữ thông tin cho mỗi đường định tuyến trong bảng định tuyến
- Địa chỉ IP của nút mạng đích
- Số thứ tự của nút mạng đích
- Số các nút mạng để tới đích
- Nút mạng trong bước tiếp theo
- Thời gian tồn tại của đường định tuyến
- Danh sách các nút mạng gần kề còn hoạt động
- Bộ đệm yêu cầu: để bảo đảm môi yêu cầu được xử lý một lần không bị bỏ sót
4.2.2.2 Tìm kiếm đường định tuyến
Trong trường hợp nút mạng quảng bá bản tin RREQ khi nó cần một đường đến
nút mạng đích và không có đường nào có sẵn (thông thường đường đến nút
mạng đích không biết hoặc đường đó bị quá thời gian) Sau khi quảng bá
PREQ, nút mạng chờ bản tin RREP, trong một thời gian nhất định mà nó
không nhận được trả lời thì bản tin RREQ lại được gửi đi hoặc mặc định
là không có đường định tuyến đến nút mạng đó
Khi nhận được RREQ mà không có đường định tuyến đến đích theo yêu cầu
thì nó sẽ chuyển bản tin RREQ đi, quảng bá lại RREQ. Nút mạng cũng tạo
ra một đường định tuyến ngược đến địa chỉ IP nguồn trong bảng định tuyến
của nó với nút mạng trung gian có địa chỉ IP trùng với địa chỉ chứa
trong trường IP của nút mạng bên cạnh đã gửi quảng bá bản tin RREQ, điều
này thực hiện được nhở việc ghi lại đường ngược đến nút mạng đưa ra yêu
cầu và có thể được sử dụng cho bản tin cuối cùng RREP để tìm đường đến
nút mạng đó.
Khi bản tin RREQ đến được nút mạng đích hoặc nút mạng có định tuyến đến
đích, thì bản tin RREP được tạo ra và gửi unicast đến nút mạng đưa ra
yêu cầu. Trong khi RREP được chuyển tiếp thì một đường định tuyến được
tạo ra đến đích và khi RREP đến được, nút mạng đưa ra yêu cầu thì đường
định tuyến từ nút mạng nguồn đến nút mạng đích đã tồn tại.
4.2.2.3 Cập nhật đường định tuyến
Khi một nút mạng phát hiện đường định tuyến đến nút mạng bên cạnh không
hoạt động, nó sẽ xóa trong bảng định tuyến và gửi một bản tin liên kết
hỏng. AODV sử dụng danh sách nút mạng bên cạnh còn hoạt động để ghi nhớ
nút mạng đang sử dụng đường định tuyến trong bảng định tuyến. Nút mạng
nhận được bản tin này cũng sẽ lặp lại quá trình gửi bản tin. Cuối cùng
bản tin cũng gửi đến tất cả nút mạng có liên quan, từ đó chúng có thể
dừng việc gửi thông tin hoặc yêu cầu đường định tuyến mới thông qua bản
tin RREQ.
4.2.2 Đặc điểm
AODV giảm được lượng lớn thông tin định tuyến trên mạng nhờ sử dụng
phương thức định tuyến theo yêu cầu. AODV coi trọng định tuyến hơn so
với giao thức DRS điều này cho phép mạng Ad hoc có thể kết nối đến mạng
có dây dễ dàng hơn (như mạng internet)
AODV sử dụng số thứ tự SeqNum nên có thể làm mơi đường định tuyến và
SeqNum sẽ tăng khi có vấn đề ở khu vực xung quanh, đồng thời chống được
định tuyến kín. Tuy nhiên, SeqNum dùng cho thuật toán định tuyễn cũng
nảy sinh những vấn đề mới: điều gì sẽ xảy ra khi SeqNum không đồng bộ
trên toàn mạng (nếu như mạng bị chia nhỏ theo các khu vực khác nhau hoặc
số thứ tự bị trùng lặp).
AODV hỗ trợ một đường định tuyến cho một nút mạng đích, nhưng cũng dễ
dàng thay đổi để xác định nhiều đường định tuyến cho mỗi đích. Thay vì
yêu cầu một đường định tuyến mới khi định tuyến cũ không hợp lệ thì AODV
có thể chọn đường định tuyến được lưu trữ đến cùng nút mạng đích đó với
xác suất hợp lệ cao hơn.
AODV sử dụng bản tin HELLO ở mức IP, hỗ trợ lớp liên kết, nên chất lượng
hoạt động của giao thức là điều cần quan tâm và cần cải tiến. Bản tin
HELLO sẽ thêm phần tiêu đề vào gói tin định tuyến. AODV không hỗ trợ
liên kết một chiều. Khi nút mạng nhận yêu cầu RREQ, nó sẽ khởi tạo đường
định tuyến ngược đến nút nguồn bằng cách sử dụng những nút mạng đã
chuyển tiếp bản tin RREQ. Đường định tuyến trả lời này thường là unicast
và giống với đường đã sử dụng. Do vậy khi hỗ trợ liên kết một chiều
AODV có thể khởi tạo tất cả liên kết chứ không chỉ là liên kết hai chiều
như hiện nay. Tuy nhiên khi mô tả lớp MAC trong IEEE 802.11 không hoạt
động với liên kết này.
4.3. DSR
4.3.1 Mô tả
4.3.1.2 Mô tả chung
Giao thức định tuyến DSR nằm trong lớp giao thức theo yêu cầu và cho
phép nút mạng có thể tìm kiếm đường định tuyến thông qua nhiều nút mạng
đến bất kỳ nút mạng đích nào. Định tuyến theo yêu cầu (hoạc từ nút
nguồn) nghĩa là trong tiêu đề của mỗi gói tin chứa danh sách theo thứ tự
nút mạng mà gói tin qua để đến nút mạng đích. DSR không sử dụng bản tin
định kỳ (không có bản tin quảng bá đường định tuyến) nên giảm được băng
thông mạng, bảo tôn được năng lượng pin và giảm được thông tin định
tuyến. Để thực hiện những việc trên DSR dựa trên sự hỗ trợ của lớp MAC
(lớp MAC sẽ thông tin cho giao thức định tuyến về trạng thái các liên
kết). DSR cũng sử dụng hai cơ chế cơ bản là tìm kiếm đường và cập nhật
đường định tuyến.
4.3.1.3 Thủ tục tìm kiếm đường
Nút mạng X muốn thông tin với nút mạng Y thì nó cần có một đường định
tuyến nguồn tới Y, nút X sẽ gửi quảng bá gói tin RREQ. Tất cả các nút
mạng nhận đượng yêu cầu này sẽ tìm kiếm trong bộ đệm đường định tuyến
đến Y. DSR lưu toàn bộ các đường định tuyến thông dụng trong bộ đệm của
nó. Nếu như không có đường định tuyến nào được tìm thấy thì nút mạng sẽ
chuyển tiếp RREQ đi và thêm cả địa chỉ của nó. Yêu cầu này sẽ truyền
trên mạng đến khi đến được nút mạng Y hoặc đến được nút mạng có định
tuyến đến nút mạng Y. Khi đó bản tin trả lời RREP được gửi theo kiểu
unicast ngược lại nút mạng nguồn. RREP chứa nút mạng trong mạng để có
thể đến nút mạng Y. Trong thủ tục tìm đường, đầu tiên nút mạng gửi bản
tin RREQ với giới hạn tối đa đường truyền được đặt ra là 0 để cho các
nút mạng bên cạnh nó quảng bá lại bản tin này. Theo giá của gói tin
quảng bá, kỹ thuật này cho phép nút mạng truy vấn đến bộ đệm định tuyến
của nút mạng bên cạnh nó.
Các nút mạng cũng có thể hoạt động ở giao diện mạng theo chế độ lẫn lộn,
không lọc địa chỉ giao diện và làm cho giao thức mạng nhận được tất cả
gói tin mà giao diện nhận được. Các gói tin này được quét bởi đường định
tuyến nguồn hoặc do các bản tin báo lỗi định tuyến và sau đó sẽ được
loại bỏ.
Đường định tuyến ngược lại nút mạng X có thể nhận được theo nhiều cách
khác nhau: cách đơn giản nhất là nghịch đảo lại bản ghi trong gói tin,
tuy nhiên nó đòi hỏi liên kết phải cân xứng. Theo đó, DSR cũng kiểm tra
bộ đệm định tuyến của nút mạng trả lời, nếu đường định tuyến được tìm
thấy nó sẽ được sử dụng thay thế. Cách thứ hai là sử dụng ngay bản tin
trả lời nút X. Tức là DSR có thể tính toán sửa được các đường liên kết
một chiều (không cân xứng), khi đường định tuyên được tìm thấy nó sẽ
được lưu trong bộ đệm với nhãn thời gian và giai đoạn duy trì đường định
tuyến bắt đầu.
4.3.1.4 Cập nhật đường định tuyến
Thủ tục này được thực hiện bằng cách gói tin S được gửi đi để kiểm tra
cấu trúc mạng, nếu thay đổi nó không sử dụng đường định tuyến đến nút
mạng đích D (có thể do nút mạng nằm trong danh sách di chuyển ra ngoài
mạng hoặc ngắt đường định tuyến). Khi thủ tục này phát hiện vấn đề với
thời gian định tuyến đang sử dụng, gói tin báo lỗi định tuyến được gửi
trở lại nút mạng nguồn, nút mạng này sẽ xoá bỏ nút mạng báo lỗi trong bộ
đệm. Do đó đường định tuyến có chứa nút mạng đó sẽ bị ngắt tại điểm nút
mạng đó.
4.3.2 Đặc điểm
DSR tận dụng ưu điểm tối đa của định tuyến từ nút nguồn. Nút mạng trung
gian không cần duy trì, cập nhậ thông tin định tuyến để định tuyến gói
tin mà chúng chuyển tiếp, cũng không cần bản tin quảng bá thông tin định
tuyến định kỳ. Giao thức DSR có thể cập nhật đường định tuyến bằng cách
quét thông tin trong gói tin nhận được. Đường định tuyến từ nút A đến
nút C thông qua nút B: nút A có thể lấy thông tin từ nút C và cũng có
thể lấy thông tin từ nút B. Định tuyến nguồn cũng có nghĩa là B lấy
thông tin từ nút A và C, C cũng lấy thông tin từ A vàB. Tuy nhiên gói
tin mang thông tin của phần định tuyến và phần thông tin này sẽ lớn dần
khi gói tin đi qua nhiều nút mạng trước khi tới nút mạng đích. Khi hoạt
động ở chế độ lẫn lộn, bảo mật là một vấn đề quan trọng, thủ tục lọc địa
chỉ ở giao diện bị tắt và gói tin được quét lấy thông tin. Do đó có thể
những người không hợp pháp lấy được thông tin này. Ứng dụng vì thế cần
có cơ chế bảo mật của mình trước khi gửi gói tin đi. Giao thức định
tuyến là đối tượng dễ tấn công bảo mật do đó nó cần có cơ chế bảo mật,
có thể dùng giao thức IPSec. DSR hỗ trợ liên kết một chiều do sử dụng
chế độ piggyback, và yêu cầu giao thức MAC hỗ trơ liên kết này.
4.4 ZRP
4.4.1 Mô tả
4.4.1.1 Mô tả chung
Giao thức ZRP la giao thứ sử dụng hỗn hợp hai kiểu tương tác và dự đoán
trước. Nó chia thành nhiều vùng định tuyến và chỉ rõ hai giao thức riêng
biệt hoạt động trong và giữa các vùng định tuyến.
Giao thức IARP hoạt động trong các vùng định tuyến và lấy được khoảng
cách ngắn nhất và đường định tuyến đến tất cả nút mạng trong vùng. Nó
không chỉ rõ giao thức định tuyến theo kiểu dự đoán trước nào, như vecto
hay trạng thái liên kết. Các vùng định tuyến khác nhau có thể hoạt động
với giao thức intrazone khác nhau ngay cả khi nó bị giới hạn với những
vùng này. Khi có sự thay đổi cấu trúc mạng thì thông tin cập nhật chỉ
được truyền trong các vùng định tuyến liên quan chứ không phải toàn
mạng.
Giao thức thứ hai, IERP là giao thức tương tác được sử dụng để tìm đường
định tuyến giữa các vùng định tuyến, khi nút mạng đích không nằm trong
vùng định tuyến. Giao thức sẽ quảng bá RREQ đến tất cả nút mạng nằm ở
đường biên trong vùng định tuyến. Thủ tục này được lặp lại cho đến khi
nút mạng yêu cầu được tìm thấy và bản tin được trả lời được gửi đến nút
nguồn. IERP sử dụng giao thứuc BRP và ZRP.
4.4.1.2 Vùng định tuyến
Được định nghĩa là tập hợp nút mạng, nằm trong khoảng cách tối thiểu nào
đó trong số bước bước từ nút yêu cầu. Khoảng cách được hiểu là bán kính
của vùng. Để yêu cầu không quay lại vùng định tuyến trước, ZRP sử dụng
danh sách yêu cầu được xử lý PRL, khi nút mạng nhận được yêu cầu nó so
sánh PRL, nếu yêu cầu đã đựoc xử lý thì lập tức bị loại bỏ.
Mạng sử dụng giao thức ZRP
4.4.2 Đặc điểm
Đây là giao thức đựoc quan tầm nhiều với mạng Ad hoc, nó có thể điều
chỉnh trong điều kiện vận hành của mạng (chẳng hạn sự thay đổi đường
kính vùng định tuyến). Tuy nhiên nó không thực hiện hoàn toàn do đường
kính vùng định tuyến được khuyến nghị do người quản trị mạng khởi tạo
hoặc với giá trị mặc định của nhà sản xuất. Hoạt động của giao thức phụ
thuộc nhiều vào quyết định này. Do áp dụng cả hai loại định tuyến: định
tuyến theo bảng và theo yêu cầu nên giao thức định tuyến tận dụng được
ưu điểm của cả hai. Đường định tuyến được tìm rất nhanh trong vùng định
tuyến, còn đường định tuyến ngoài có thể được truy vấn từ nút mạng được
chọn lựa. Tuy nhiên, giao thức intrazone không xác định nút mạng sẽ phải
hộ trợ nhiều giao thức định tuyến khác nhau, nó không thực sự khả thi
với thiết bị nhỏ như PDA. Do đó sử dụng cùng giao thức định tuyến
intrazone sẽ đem lại hiệu quả hơn.
ZRP giới hạn thông tin về thay đổi cẩu trúc mạng, nó chỉ gửi đến nút
mạng bên cạnh có thay đổi (trái ngược với kiểu dự đoán trước, thông tin
sẽ gửi trên toàn mạng), tất nhiên sự thay đổi cấu trúc sẽ gây nhiều ảnh
hưởng đến vùng định tuyến
4.5 TORA
4.5.1 Mô tả
TORA là giao thức định tuyến phân tán, thuật toán cơ bản là thuật toán
hoán vị liên kết, nó được thiết kế nhằm tối thiểu hoá phản ứng với sự
thay đổi về cấu trúc mạng. Khái niệm quan trọng trong giao thức này là
các bản tin điều khiển được khoanh vùng trong tập hợp nhỏ các nút mạng.
TORA đảm bảo tất cả các đường định là là vòng mở và cung cấp nhiều đường
định tuyến cho mỗi cặp nút mạng nguồn và đích. Nó chỉ thực hiện thuần
tuý chức năng định tuyến, chức năng khác phụ thuộc vào giao thức IMEP.
Ba chức năng cơ bản là : Tạo định tuyến, cập nhật đường định tuyến, xoá
bỏ đường định tuyến. Chức năng tạo đưòng định tuyến đơn giản là gán
hướng cho liên kết mạng vô hường hoặc một phần mạng vô hướng, xây dựng
lên đồ thị xoắn có hướng bắt từ nút mạng đích.
Đồ thị xoắn có gốc ở nút đích D
TORA gắn cho mỗi nút trong mạng một giá trị “chiều cao”, tất cả bản tin
trong mạng được di chuyển theo chiều xuôi xuống: từ nút mạng có chiều
cáo hơn đến nút mạng có chiều cao thấp hơn. Đường định tuyến được tìm
thông qua bản tin truy vấn QRY và bản tin cập nhật UPD. Khi nút mạng
không có liên kết xuống cần có định tuyến đến nút mạng đích, nó sẽ quảng
bá gói tin QRY, gói tin này truyền trên mạng đến khi nó gặp được nút
mạng đích hoặc có đường định tuyến đến nút mạng đích. Sau đó nó quảng bá
UPD với chiều cao của nó. Tất cả nút mạng nhận được gói tin cập nhật
này sẽ gửi chiều cao của nó đến nút có chiều cao lớn hơn giá trị trong
gói UPD. Nút mạng cũng quảng bá gói tin UPD của riêng nó, kết quả thu
được một số liên kết định hướng từ nút gửi bản tin truy vấn đến nút mạng
đích. Duy trì đường định tuyến khi cấu trúc mạng thay đổi theo kiểu
đường định tuyến đến đích được thành lập lại trong khoảng thời gian có
hạn. Thủ tục xoá đường định tuyến được thực hiện thông quan bản tin CLR.
4.5.2 Đặc điểm
Thuật toán hoán vị sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi liên kết thông qua
thuật toán phân tán trong vùng nhỏ đơn lẻ, điều này không cho phép bản
tin CLR được truyền quá xa trong mạng. Theo dự án CMU Monarch cho thấy
phần tiêu đề trong TORA khá lớn do sử dụng giao thức
IMEP. Đồ thị bắt nguồn ở đích (nút mạng có chiều cao thấp nhất) nhưng
nút phải gửi bản tin truy vấn không cần có chiều cao lớn nhất. Tuy
nhiên, nảy sinh tình huồng: có nhiều đường định tuyến giữa cặp nút mạng
nguồn-đích nhưng chỉ có một đường được tìm thấy. Có thể giải thích là
chiều cao ban đầu dựa trên khoảng cách giữa các nút mạng trung gian
trước khi đến nút mạng đích.
4.6 IMEP
4.6.1 Mô tả
IMEP là giao thức thiết kế hỗ trợ hoạt động của nhiều giao thức định
tuyến trong mạng Ad hoc. Ý tưởng giao thức tổng quát cho tất cả giao
thức định tuyến sử dụng, nó kết hợp các kỹ thuật mà các giao thức lớp
trên cần:
- Phán đoán trạng thái liên kết
- Kết hợp các bản tin điều khiển
- Quảng bá một cách tin cậy
- Giải địa chỉ lớp mạng
- Các thủ tục chứng thực bảo mật liên quan router.
IMEP cũng đưa ra cấu trúc nhận dạng router MANET, nhận dạng giao diện và
đánh địa chỉ, với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của giao thức
và giảm thiểu số lượng bản tin điều khiển, ghép các chức năng chung.
Chính vì thế mà TORA và OLSR sử dụng IMEP cho các chứng năng khác định
tuyến
Giao thức định tuyến IMEP
4.6.2 Đặc điểm
Ý tưởng thiết kế giao thức này rất hay nhưng đứng từ quan điểm chất
lượng hoạt động của giao thức thì giao thức lại chưa đạt. Nó thêm thành
phần chia lớp vào bộ giao thức và khi thực hiện trong dự án CMU Monarch
IMEP đã sinh ra quá nhiều thông tin tiêu đề .
4.7 CBRP
4.7.1 Mô tả
4.7.1.1 Mô tả chung
CBRP chia nút mạng trong mạng Ad hoc thành các cluster chồng nhau hoặc
rời rạc. Mỗi một cluster có một nút mạng đại diện có chứa các thông tin
quan hệ nút mạng cho cluster đó. Đường định tuyến trong một cluster được
tìm kiếm tự động thông qua thông tin quan hệ giữa các nút mạng.
CBRP dựa tên thuật toán định tuyến nguồn tương tự như DSR, có nghĩa là
định tuyến giữa các cluster được thực hiện thông qua bản tin RREQ gửi
trên toàn mạng, chỉ khác là sô lượng nút nhỏ hơn. Trong khi giao thức
định tuyến theo mặt phẳng sẽ chịu khối lượng tiêu đề quá tải khi mở
rộng, CBRP cũng giống như các giao thứuc phân tán khác, điều này có lợi
khi mà cấu trúc mạng thay đổi liên tục, hơn nữa sẽ chú ý đến sự tồn tại
của liên kết một chiều.
4.7.1.2 Phán đoán liên kết.
Mỗi nút mạng trong CBRP biết tên liên kết hai chiều đến nút mạng bên
cạnh cũng như liên kết một chiều từ nút mạng bên cạnh đến nó thông qua
bảng danh sách nút mạng nằm trong phạm vi truyền dẫn. Mỗi nút mạng sẽ
gửi quảng bá định kỳ các bản tin HELLO đến nút bên cạnh, có chứa thông
tin: ID của nút mạng, có vai trò của nút mạng và bảng nút mạng nằm trong
phạm vi truyền dẫn. Thông tin trong bản tin HELLO được sử dụng để cập
nhật thông tin trong bảng của mỗi nút mạng. Nếu một nút không nhận được
bản tin HELLO thì thông tin trong bảng sẽ bị loại bỏ.
4.7.1.3 Cluster
Thuật toán thông tin cluster rất đơn giản, nút mạng với ID nhỏ nhất được
chọn là cluster đứng đầu, nó quan tâm đến nút mạng mà nó liên kết hai
chiều đến nút mạng thành viên của nó. Một nút mạng coi như là nít mạng
thành viên của một cluster nếu nó liên kết hai chiều đến cluster đứng
đầu, như vậy một nút mạng có thể thuộc nhiều cluster.Các cluster được
nhận dạng bởi nhiều tiêu đề đại diện của chúng, khi hai cluster đứng đầu
di chuyển gần nhau thì một trong hai sẽ mất vai trò đứng đầu cluster.
Liên kết hai chiều đến các Cluster
4.7.1.4 Định tuyến
Định tuyến trong CBRP dựa trên định tuyến nguồn và tìm kiếm đường thông
qua việc gửi RREQ trên toàn mạng tất nhiên với một số lượng nhỏ các nút
mạng trong cluster. Khi nút mạng X muốn có đường đến nút mạng Y thì nó
gửi bản tin RREQ với bản ghi định tuyến chỉ có nó. Bất kỳ nút mạng nào
khi nhận được gói tin sẽ thêm ID của nó vào trong RREQ. Mỗi nút mạng chỉ
chuyển tiếp gói tin một lần nhờ kiểm tra trong bản ghi định tuyến.
Trong CBRP, bản tin RREQ theo đường định tuyến dạng:
Nút mạng nguồn > Cluster đứng đầu > Gateway > Cluster đứng đầu > Gateway…> Nút mạng đích.
Nút mạng Gateway cho một cluster là nút mạng có đường liên kết hai chiều
hoặc một chiều đến một nút mạng nằm trong cluster khác. RREQ sẽ được
chuyển đi như trên cho đến khi đến được môt nút có khả năng cung cấp
đường định tuyến. Khi RREQ đến được đích, nút mạng đích có thể chon
đường đin ngược lại đến nguồn trong gói tin trả lời RR.
4.7.2 Đặc điểm
Giao thức định tuyến này có nhiều đặc điểm chung với các giao thức định
tuyến đã trình bày ở trên: nó có cơ chế tìm đường và loại bỏ đường tương
tự với DSR và AODV. Giải pháp clustering là một giải pháp hay với mạng
Ad hoc quy mô lớn, nó có khả năng mở rộng hơn với các giao thức khác,
giới hạn được các bản tin điều khiển được gửi đi trong mạng. CBRP có các
lợi thế khi tận dụng các liên kết một chiều. Tuy nhiên, câu hỏi tối ưu
với CBRP là kích thước của cluster là bao nhiêu.
Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
Mạng ad-hoc
05:00
Unknown
No comments
Nguồn từ forum saobacdau nhưng hiện forum đang bị die
Bài viết liên quan:
Nhãn
2.5G
(1)
2.75G
(1)
2G
(2)
3.5G
(9)
3.75G
(2)
3.9G
(3)
3G
(4)
4G
(4)
Ảnh hưởng trong đời sống
(5)
Báo hiệu
(2)
Các khái niệm cơ bản
(20)
Các kỹ thuật trong viễn thông
(6)
Các lý thuyết cơ bản
(5)
Các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản
(22)
Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin
(9)
CCNA
(25)
Dịch vụ viễn thông
(1)
Điều khiển liên kết dữ liệu
(8)
Đồ án tốt nghiệp
(1)
Đồng bộ
(2)
Giám sát
(1)
Giới thiệu về viễn thông
(2)
Khoa học vui
(5)
Kinh nghiệm - nhận thức - tư duy
(10)
Kỹ thuật truyền dẫn số
(25)
Lịch sử
(12)
Lý thuyết thông tin
(15)
Mạng không dây
(35)
Mạng viễn thông
(63)
MICROSOFT
(1)
Mô phỏng
(5)
Phần mềm tiện ích
(2)
Tài liệu
(6)
Thiết bị
(7)
Thông tin di động
(26)
Thông tin quang
(5)
Thông tin vệ tinh
(3)
Thông tin vi ba
(1)
Tiếng Anh
(8)
Tin tức - sự kiện
(7)
Tổ chức - tiêu chuẩn
(7)
Tổng đài - chuyển mạch
(6)
Truyền hình
(12)
Tuyển dụng
(9)
Ứng dụng - công nghệ
(9)
Viễn thông trong tự nhiên
(1)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét