Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Vệ tinh GPS đang bay trên quĩ đạo quanh Trái đất Thiết bị thu tín hiệu GPS dân sự trên một phương tiện hải dương. Hệ thống Định vị Toàn cầu (tiếng Anh: Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh. Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí, bất kể quốc tịch nào. Các nước trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có tính năng giống...

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Giao thức DSDV (Destination-Sequenced Distance-Vector)

Đây là một giao thức định tuyến dựa trên thuật toán Bellman-Ford. Các nút trong mạng sẽ trao đổi lẫn nhau để lấy được thông tin toàn mạng và các bảng từ một nút sẽ kiểu thế này. For example the routing table of Node A in this network is Destination Next Hop Number of Hops Sequence Number Install Time A A 0 A 46 001000 B B 1 B 36 001200 C B 2 C 28 001500 Bảng định tuyến này sẽ được cập nhật giữa các nút kề nhau theo chu kỳ hoặc theo sự kiện, trao đổi thế nào thì các bạn xem Bellman-Ford nhé, đại thể là từng nút sẽ chạy giải thuật Bellman để lấy được thông tin toàn bộ nút trong mạng. Ưu điểm: Có sẵn bảng thì thiết lập tuyến sẽ nhanh Đơn giản Nhược: Mỗi nút phải lưu một bảng nên nói chung là tốn bộ nhớ Thông tin cập nhật cần nhiều Một...

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Âm Học

Khái niệm Khi ta gõ trống, gảy đàn, thổi sáo hay mở miệng ra nói chuyện, tai ta sẽ nghe và cảm nhận được âm thanh phát ra. Vật tạo ra âm thanh được gọi là nguồn phát âm, hay nguồn âm. Âm thanh (sound) là dao động cơ lan truyền trong môi trường và tai ta cảm nhận được. Âm thanh nói riêng và các dao động cơ nói chung không lan truyền qua chân không vì không có gì để truyền sóng. Âm thanh là phương tiện trao đổi thông tin, liên lạc với nhau (communication media) phổ biến nhất của con người, bên cạnh phương tiện hình ảnh. Như vậy nghiên cứu âm thanh có hai mặt: Đặc trưng vật lý (lý tính) và đặc trưng sinh học. Vật lý khách quan: nguồn tạo ra âm thanh, tính chất lan truyền, đặc tính âm thanh... Kiểu sóng: Trong không khí, âm thanh là...

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

X quang/ Tia X

Hình ảnh chụp X quang tay người đeo nhẫn, chụp bởi Röntgen Tia X hay X quang hay tia Röntgen là một dạng của sóng điện từ, nó có bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nanômét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma. Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể...

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X quang). Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu. Siêu âm là một khảo sát y học không xâm lấn (không gây chảy máu) giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh.Siêu âm quy ước tạo ra những hình ảnh các lát cắt mỏng và phẳng của cơ thể. Những tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm bao gồm siêu âm 3 chiều (siêu âm 3D) có khả năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm...

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Phát triển thành công cảm biến nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay mỏng và nhỏ nhất thế giới

Nguyên lý hoạt động hệ thống nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay Phòng Thí Nghiệm của công ty Fujitsu, Fujitsu Laboratories, vừa thông báo họ đã đạt được những tiến triển đáng kể trong việc phát triển cảm biến nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay mỏng và nhẹ nhất thế giới. Bằng cách thiết kế lại hoàn toàn hệ thống quang học với các cảm biến hình ảnh mới và thành phần quang học khác, Fujitsu Laboratories đã thành công trong việc thu nhỏ độ dày của cảm biến mới xuống còn 5mm và thể tích cũng giảm đi 80% so với thế hệ trước. Vậy cảm biến nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Có thể định nghĩa sơ lược cảm biến nhận dạng tĩnh mạch lòng bàn tay là loại cảm biến có tác dụng dò quét và chụp ảnh bản đồ các mạch...

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Thuật toán tìm đường Bellman Ford

Giống Dijkstra, đây là thuật toán tìm đường ngắn nhất nhưng đại thể là có ưu điểm hơn là giải quyết được đồ thị chu trình âm nhưng nhược điểm là đôi khi nó quét lại cả các nút đã quét nên hiệu suất không cao bằng. Ở viễn thông thì không biết có trường hợp nào đường đi nào có giá trị âm nên mình cũng khó đánh giá. Cái kia mỗi lần quét thì thêm vào 1 giá trị nhỏ nhất vào tập hợp các đường đã biết, lần sau không phải quét nữa còn cái này cứ quét đại trà với vòng lặp bằng số đỉnh thì dừng. Theo wiki Thuật toán Bellman-Ford là một thuật toán tính các đường đi ngắn nhất nguồn đơn trong một đồ thị có hướng có trọng số (trong đó một số cung có thể có trọng số âm). Thuật toán Dijkstra giải cùng bài toán này với thời gian chạy thấp hơn, nhưng lại đòi hỏi trọng số của các cung phải có giá trị không...

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thuật toán tìm đường Dijkstra

Đây là một thuật toán liên quan đến lý thuyết đồ thị, bản đồ, và trong viễn thông thì liên quan đến việc tìm đường ngắn nhất trong mạng. Code ví dụ trong cntt thì nhan nhản trên mạng, bạn nào học cntt mà cần thì tự search nhé. Về cơ bản thì có thể diễn giải thế này : Từ nguồn tới chính nó thì có khoảng cách =0 Từ các nút kề nguồn thì chọn nút có khoảng cách nhỏ nhất cập nhật vào danh sách đã tìm được đường kèm khoảng cách đến nguồn. Quét các nút còn lại , các nút này xem kề nút nào, nếu có kề các nút trong tập hợp danh sách đã biết được đường thì tính xem đường về đích là nhiêu, còn nếu không thì coi như bằng vô cùng. Sau đó trong các nút mới tìm được đường thì chọn nút có đường ngắn nhất cho vào danh sách. Cứ làm thế đến khi các nút đều vào...

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

MARCH (Media Access with Reduced Handshake)

Sự cải tiến bắt đầu từ MACA -> MACAW (nhiều bản tin quá) -> MACA-BI (yêu cầu ước lượng chính xác lưu lượng phát) -> cải tiến ra MARCH. MARCH là giao thức dạng máy thu khởi đầu như MACA-BI nhưng MARCH này không cần phải ước lượng. Ở lần truyền đầu tiên gói RTS được sử dụng chỉ trong gói đầu tiên. Từ gói thứ 2 trở đi chỉ dùng CTS...

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

MACA-BI (MACA By Invitation)

Một loại MACA cải tiến khác ngoài MACAW Ưu điểm của loại này là giảm số gói điều khiển hơn so với MACAW. Đặc điểm của nó là sẽ gửi tín hiệu RTR (ready to receive) cho máy phát kèm khoảng thời gian cho phép truyền. Ở lớp thì mình học cái này chỉ lướt qua nên không biết nhiều lắm (trong vở chép 2 dòng), có 1 chú ý là hiệu suất phụ thuộc vào khả năng ước lượng của máy thu cho phép truy...

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Hành trình mạng không dây: Từ Wi-Fi đến WiMax

Mạng không dây là một trong những bước tiến lớn nhất của ngành máy tính. Năm ngoái, hàng chục triệu thiết bị Wi-Fi đã được tiêu thụ và dự báo năm nay sẽ có khoảng 100 triệu người sử dụng. Con đường phát triển của công nghệ này từ quy mô hẹp ra phạm vi lớn thực ra mới chỉ bắt đầu cách đây 5 năm. Sự khởi đầu Năm 1985, Ủy ban liên lạc liên bang Mỹ FCC (cơ quan quản lý viễn thông của nước này), quyết định “mở cửa” một số băng tần của dải sóng không dây, cho phép sử dụng chúng mà không cần giấy phép của chính phủ. Đây là một điều khá bất thường vào thời điểm đó. Song, trước sự thuyết phục của các chuyên viên kỹ thuật, FCC đã đồng ý “thả” 3 dải sóng công nghiệp, khoa học và y tế cho giới kinh doanh viễn thông. Ba dải sóng này, gọi là các “băng tần rác” (900 MHz, 2,4 GHz, 5,8 GHz),...

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

PHÂN BIỆT WLAN VÀ LAN

WLANs cũng là một chuẩn trong hệ thống 802. Tuy nhiên việc truyền dữ liệu trong WLAN sử dụng sóng Radio. Trong mạng LAN, dữ liệu được truyền trong dây dẫn. Tuy nhiên đối với người dùng cuối thì giao diện sử dụng chúng là tương tự nhau. Cả WLAN và Wire LAN đều được định nghĩa dựa trên hai tầng Physical và Data Link (trong mô hình OSI). Các giao thức hay các ứng dụng đều có thể sử dụng trên nền tảng LAN và WLAN. Ví dụ như IP, IP Security (IPSec). Hay các ứng dụng như Web, FTP, Mail… Sự khác nhau giữa WLAN và LAN. - WLAN sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu tại tầng Physcial. + WLAN sử dụng CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance) còn LAN sử dụng công nghệ CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect). Collision Dectect không thể sử dụng trong...

Multiple Access with Collision Avoidance for Wireless (MACAW)

MACAW là sự mở rộng của MACA với trình tự thêm vào là RTS-CTS-DS-DATA-ACK. DS (Data Sending): nói với các nút lân cận máy phát nghe thấy RTS nhưng không thấy CTS của máy thu (do nút ẩn nút hiện). DS để thông báo là RTS-CTS đã ok và đang truyền, do DS phát từ chính nút gửi RTS nên nút nào nghe được RTS thì cũng nghe được DS, còn nếu nút lân cận không nghe được CTS và không dùng DS này thì sẽ chẳng biết là truyền có được hay không. Đấy chính là sự cải ti...

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Truyền dẫn kênh chia sẻ

Ở đây nói đến là truyền dẫn trên kênh chia sẻ HS-DSCH trong HSDPA 3.5G Không giống như WCDMA sử dụng mã trải phổ biến thiên để thay đổi tốc độ, HSDPA sử dụng mã trải phổ cố định SF= 16, việc thay đổi và phân bố tài nguyên mã dựa trên số lượng mã được cấp và phân quyền download trên bao nhiêu khe thời gian.Việc huy động tài nguyên hệ thống cho một người sử dụng cao nhất có thể là cấp 15/16 mã và truyền trên mọi khe thời gian, khi đó hầu hết tài nguyên hệ thống có thể được cung cấp cho mội người, do đó mà HSDPA có thể đẩy tốc độ lên đến 14.4 Mbps. Sở dĩ không cung cấp cả 16 mã vì cần một lượng tài nguyên cho báo hiệu, điều khi...

Multiple Access with Collision Avoidance (MACA)

Đây là một giao thức MAC (media access control) cho mạng không dây để tránh được hiện tượng nút ẩn và nút hiện. Ý tưởng là so với các loại giao thức MAC khác dùng cho mạng có dây chỉ truyền luôn, hỏng truyền lại hay là cảm nhận sóng mang rồi mới truyền thì trong môi trường vô tuyến phức tạp hơn, phải xin "cấp phép" trước rồi mới truyền. Khi một nút muốn truyền, nó sẽ gửi tín hiệu yêu cầu gửi (RTS - Request to Send) với độ dài của khung cần gửi. Nếu máy thu cho phép truyền nó sẽ gửi lại tín hiệu Clear To Send với độ dài khung nó cho phép nhận. Các trạm xung quanh nghe được RTS thì sẽ không thu phát tín hiệu trong khoảng thời gian truyền cho đến khi truyền xong thì thôi (căn cứ theo độ dài trong CTS) Các thủ tực khi gửi trong MACA giữa 2 trạm là : A -> B : RTS B -> A : CTS A -> B...

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Thư viện mô phỏng CML (Coded Modulation Library) trong Matlab

Vừa bảo vệ đồ án xong, thấy các thày ok chấp nhận cái này (dù dùng mã nguồn mở và sửa 1 tí thôi chứ không hùng hục từ đầu như nhiều thằng khủng). Nói chung thư viện này dùng để minh họa lý thuyết khá tốt. Đây là những gì thư viện này hỗ trợ: The toolbox contains support for the following: Rate 1/n convolutional codes with log-MAP, max-log-MAP, constant-log-MAP, and linear-log-MAP soft-in/soft-out SISO decoding, and Viterbi soft-in/hard-out decoding. Tail-biting convolutional codes. Two types of convolutional turbo codes (CTCs): (1) binary turbo codes with terminated trellises; (2) duo-binary tail-biting turbo codes. Block turbo codes (BTCs). Low density parity check (LDPC) codes, both decoding and encoding (encoding limited to certain types of LDPC codes). Puncturing...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes