Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

PHÂN BIỆT WLAN VÀ LAN

WLANs cũng là một chuẩn trong hệ thống 802. Tuy nhiên việc truyền dữ liệu trong WLAN sử dụng sóng Radio. Trong mạng LAN, dữ liệu được truyền trong dây dẫn. Tuy nhiên đối với người dùng cuối thì giao diện sử dụng chúng là tương tự nhau. Cả WLAN và Wire LAN đều được định nghĩa dựa trên hai tầng Physical và Data Link (trong mô hình OSI). Các giao thức hay các ứng dụng đều có thể sử dụng trên nền tảng LAN và WLAN. Ví dụ như IP, IP Security (IPSec). Hay các ứng dụng như Web, FTP, Mail… Sự khác nhau giữa WLAN và LAN. - WLAN sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu tại tầng Physcial. + WLAN sử dụng CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance) còn LAN sử dụng công nghệ CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect). Collision Dectect không thể sử dụng trong mạng WLAN bởi thông tin đã truyền đi không thể lấy lại được do đó chúng không thể có tính năng Collision Detect được. Để đảm bảo gói tin truyền không bị xung đột mạng WLAN sử dụng công nghệ CSMA/CA. Trước khi truyền gửi tín hiệu Request To Send (RTS) và Clear To Send (CTS) để hạn chế xung đột xảy ra.


+ WLAN sử dụng định dạng cho Frame dữ liệu khác với mạng LAN. WLAN bắt buộc phải thêm thông tin Layer 2 Header vào gói tin. - Sử dụng Radio vào việc truyền thông tin sẽ chịu một số vấn đề mà khi sử dụng dây dẫn không mắc phải: + Việc kết nối sẽ chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách, do phản xạ sóng nên đôi khi nguồn phát tín hiệu có thể bị thay đổi và có nhiều tín hiệu đến trước đến sau, một card mạng WLAN có thể kết nối tới nhiều mạng WLAN khác nhau. + Do sóng Radio có thể tìm thấy nên việc kết nối và bảo mật trên Wireless LAN cũng là vấn đề không nhỏ. - WLAN sử dụng cho người dùng thường xuyên phải di chuyển trong công ty. - WLAN sử dụng một giải tần sóng Radio nên có thể bị nhiễu nếu một sóng Radio khác có cùng tần số. Tương tự như cơ chế truy cập đường truyền CSMA/CD của mạng có dây (IEEE 802.3), Trong mạng IEEE 802.11 sử dụng cơ chế CSMA/CA. CA có nghĩa là Collition Avoidance khác với CD là Collition Detection trong mạng có dây. Nói như vậy không có nghĩa là CSMA/CD không có cơ chế phát hiện Collition như trong mạng có dây bởi vì đặc thù của thiết bị không dây là haft-duplex (Một khi nó đang nhận thì không thể truyền và nếu đang truyển thì không thể nhận). Trong CSMA/CA có 2 khái niệm là CSMA/CA và CSMA/CA based on MACA CSMA/CA: máy phát sẽ lắng nghe trên môi trường truyền, và khi môi trường truyền rỗi thì nó sẽ tiến hành gửi dữ liệu ra môi trường truyền, còn không nó sẽ sử dụng giải thuật backoff để tiếp tục chờ. Cơ chế này bị giới hạn bởi trường hợp hidden node. Giả sử, có 3 máy A,B,C máy B nằm trong range của A và range của C. Khi A gửi cho B thì C không nhận được tín hiệu trên môi trường truyền, và nếu C cũng gửi cho B thì xảy ra Collition.CSMA/CA based on MACA xuất hiện giải quyết node bằng cách trước khi một máy truyền dữ liệu thì nó sẽ lắng nghe đường truyền, và nếu đường truyền rỗi thì nó sẽ gửi frame RTS (request to send), trong trường hợp này, máy nhận sẽ đáp lại bằng frame CTS (Clear to send), những máy còn lại nếu nhận được 1 trong 2 frame trên thì sẽ tự động tạo ra NAV (Network allocation vector) để ngăn cản việc truyền dữ liệu. Cơ chế CSMA/CA còn được gọi chung là DCF (Distribute Coordination Function) là tiêu chí bắt buộc của chuẩn 802.11, còn có 1 cơ chế khác ít thông dụng hơn là PCF (Point Coordination Function), hiện nay có rất ít thiết bị hỗ trợ cơ chế này (Chỉ áp dụng cho mô hình infrastructure). PCF làm việc tương tự như cơ chế truy cập đường truyền của mạng Tokenring. Theo cơ chế này, PC ( Point Controller) tích hợp trong Access Point làm nhiệm vụ polling cho các station theo 1 schedule và chỉ có station nào được poll thì mới được phép truyền. Cơ chế này thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tính thời gian thực cao bởi vì nó sẽ làm cho các station tham gia vào mạng đều có cơ hội sử dụng môi trường truyền như nhau.

0 nhận xét:

:) , :D , :)) , =)) , :( , :(( , x-( , :-/ , :|

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes